1. Mục tiêu bài dạy:
a. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức về ADN
b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Rèn các thao tác lắp ráp mô hình ADN
c. Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Ngày soạn: 11.11.09 Ngày giảng: 9G: 14.11.09 TIẾT 20 - Bài 20: THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ LẮP RÁP MÔ HÌNH ADN Mục tiêu bài dạy: Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức về ADN Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Rèn các thao tác lắp ráp mô hình ADN Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. Chuẩn bị của giao viên và học sinh: Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8 Tranh vẽ phóng to các hình Bảng phụ bảng, phiếu học tập Học sinh: Đọc trước bài mới Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: 9G:.. Kiểm tra bài cũ: (5 - kiểm tra miệng) ?HSTB: Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng? Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ: 4 điểm 1 2 3 Gen (một đoạn ADN) ® mARN ® Protein ® Tính trạng Bản chất mối quan hệ: 6 điểm Trình tự các Nu trên mạch khuôn của ADN quy định trình tự các Nu trên mARN. Trình tự các Nu trên mARN quy định trình tự các aa trong cấu trúc bậc 1 của Protein. Protein tham gia trực tiếp vào cấu trúc và các hoạt động sống của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. → Bản chất mối quan hệ: Thông qua Protein, gen và tính trạng có quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là: gen quy định tính trạng. * Đặt vấn đề vào bài mới: Trong nội dung chương III ta đã xét xong về ADN và gen. Vậy để củng cố lại kiến thức về ADN ta tiến hành bài thực hành hôm nay: TIẾT 20 - Bài 20: THỰC HÀNH QUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm Chuyển: Trước hết ta nghiên cứu nội dung thứ nhất của bài: I. Mục tiêu: (3’) Hoạt động I: Tìm hiểu về mục tiêu Mục tiêu: Học sinh nắm được mục tiêu của bài. Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh. TB HS nghiên cứu nội dung mục I sgk trang 60 Nêu mục tiêu của bài? Củng cố kiến thức về cấu trúc phân tử ADN Rèn kỹ năng quan sát và phân tích mô hình ADN Rèn được thao tác lắp ráp mô hình ADN. Chuyển: Để đạt được mục tiêu của bài, cần chuẩn bị như thế nào? II. Chuẩn bị : (3’) Hoạt động II: Tìm hiểu về các dụng cụ cần chuẩn bị cho bài thực hành. Mục tiêu: HS biết cách chuẩn bị các dụng cụ cho bài thực hành Thực hiện: Hoạt động độc lập. TB HS nghiên cứu nội dung mục II sgk trang 60 Cho biết các phương tiện cần chuẩn bị cho bài thực hành? Mô hình cấu trúc phân tử ADN đã lắp ráp hoàn chỉnh. Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN ở dạng tháo rời với số lượng tương đương ứng với số nhóm học sinh. Màn hình và máy chiếu với nguồn sáng(bóng đèn điện) Đĩa CD, băng hình có nội dung về cấu trúc, cơ chế tự sao, cơ chế tổng hợp ARN, cơ chế tổng hợp Protein) và máy vi tính (đối với các trường có điều kiện) GV Chuyển:Với các dụng cụ trên, cần tiến hành bài thực hành như thế nào? III. Tiến hành : (28’) Hoạt động II: Tìm hiểu về cách tiến hành Mục tiêu: HS nắm được cách tiến hành Thực hiện: Hoạt động nhóm TB GV KG GV GV TB Nghiên cứu thông tin mục III sgk trang 60 Cho biết các nội dung cần tiến hành? Có 3 nội dung: Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN: Quan sát mô hình: Các nhóm quan sát mô hình ADN đã được lắp ráp hoàn chỉnh. (Lưu ý vị trí tương đối của hai mạch Nucleotit, đường kính vòng xoắn, số cặp Nu trong mỗi vòng xoắn, sự liên kết các Nu giữa hai mạch) Sau khi quan sát một nhóm lên chỉ trên mô hình mô tả đặc điểm cấu trúc không gian của phân tử ADN? Là chuỗi xoắn kép gồm hai hai mạch đơn song song (Poly nucleotit) xoắn đều xung quanh một trục tưởng tượng. Chiều xoắn từ trái qua phải (xoắn phải). Mỗi vòng xoắn có đường kính là 20A0 Chiều cao của mỗi chu kỳ xoắn là 34 A0 gồm 10 cặp Nu, mỗi cặp Nu cao 3,4 A0. Các loại Nu giữa hai mạch liên kết với nhau từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng hai liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro. Þ Chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của hai mạch đơn. Nhóm khác nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh Chiếu hình mô hình ADN: GV có thể dùng máy chiếu hoặc màn hình hoặc đĩa CD để chiếu mô hình cấu trúc phân tử ADN. HS quan sát và so sánh với hình 15 sgk trang 45 Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN: Để lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN cần chú ý: Nên tiến hành lắp một mạch hoàn chỉnh trước, từ chân đế lên hay từ trên đỉnh trục xuống Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song tương ứng có mang các Nu với trật tự theo nguyên tắc bổ sung với đoạn mạch đã được lắp trước. Mạch thứ hai cũng lắp bắt đầu từ trên xuống hay từ dưới lên tùy theo dạng xoắn của mạch đã được lắp trước. Xem phim (nếu trường có điều kiện, phương tiện và thời gian) Cho HS xem băng hình hoặc đĩa CD với nội dung nói ở trên Nếu không có thuyết minh sẵn thì GV cần giới thiệu cho HS nội dung đang trình chiếu. Cho các nhóm tiến hành nội dung thứ nhất. Phát dụng cụ cho các nhóm tiến hành nội dung thứ hai. Tổ chức cho HS xem phim. GV hướng dẫn nội dung cần tiến hành: Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN: Quan sát mô hình: Chiếu hình mô hình ADN: Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN: Xem phim (nếu trường có điều kiện, phương tiện và thời gian) GV cho các nhóm tiến hành nội dung thực hành: IV. Thu hoạch: Vẽ hình 15 vào vở thực hành. Dựa vào hình vẽ mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN. Củng cố, luyện tập: 5’ ? HSTB: Một em mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN? Là chuỗi xoắn kép gồm hai hai mạch đơn song song (Poly nucleotit) xoắn đều xung quanh một trục tưởng tượng. Chiều xoắn từ trái qua phải (xoắn phải). Mỗi vòng xoắn có đường kính là 20A0 Chiều cao của mỗi chu kỳ xoắn là 34 A0 gồm 10 cặp Nu, mỗi cặp Nu cao 3,4 A0. Các loại Nu giữa hai mạch liên kết với nhau từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng hai liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro. Þ Chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của hai mạch đơn. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’ - Học bài làm nội dung thực hành vào vở theo yêu cầu của phần thu hoạch. - Làm bài tập trong vở bài tập. - Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Ôn tập và chuẩn bị cho nội dung kiểmtra một tiết ở tiết 21.
Tài liệu đính kèm: