/Kiến thức
- HS Nêu được khái niệm thể đa bội.
- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.
- Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
Bài:24-TiếtCT:25 Ngày dạy:17.11.2010-Tuần CM:13. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ(TT) I/ Mục tiêu: 1/Kiến thức HS Nêu được khái niệm thể đa bội. Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên. Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể. 2/Kỹ năng: -Quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ về một số đột biến nhiễm sắc thể. 3/ Thái độ: -Nhận biết một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ,ảnh và có được ý niệm sử dụng của thể đa bội trong chọn giống. II/ Trọng tâm: HS Nêu được khái niệm thể đa bội. Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên. Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể. III/ Chuẩn bị: 1/GV: Tranh vẽ hình 24.5 . 2/HS: Học ôn kiến thức: nguyên phân, giảmphân, đọc bài mới. IV/ Tiến trình: 1/Ổn định tổ chức và kiểm diện: KTSS. VS 2/Kiểm tra miệng: Câu hỏi: Đột biến số lượng NST là gì? Sự biến đổi số lượng NST thường thấy ở dạng nào? (10đ) Đáp án: Đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng, xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST nào đó hoặc tất cả bộ NST. (5đ) Sự biến đổi số lượng NST ở 1 cặp NST thường thấy ở dạng thể (2n +1) và thể (2n -1) . (5đ) 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học HĐ1: Tìm hiểu hiện tượng đa bội thể. MT: Nêu được khái niệm thể đa bội. Thế nào là thể dị bội? GV cho HS đọc thông tin phần I SGK /69. Thể đa bội là gì ? GV: thể đa bội là các cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST 3n, 4n, 5n GV cho HS quan sát hình 24.1 -> 24.4 SGK (khi quan sát chú ý kích thước tế bào lưỡng bội và tế bào đa bội, kích thước cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây lưỡng bội với cây đa bội. Thể đa bội khác cây dị bội ở đặc điểm nào? (tế bào to -> tăng kích thước cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản, tăng chống chịu ). GV: Cơ thể đa bội tăng sức chống chịu các điều kiện môi trường, chống sâu bệnh, chống hạn, chống nóng, chống lạnh hơn thể lưỡng bội. Nguyên nhân nào làm cho cơ thể đa bội có được các ưu điểm trên? Sự tương quan giữa các mức bội thể (số n ) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở các cây nói trên như thế nào? (tương quan với nhau theo tỉ lệ thuận . có nghĩa là khi kích thước tế bào tăng -> kích thước cơ quan sinh sản tăng ). Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào? (kích thước cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản to hơn ). Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng? (tăng kích thước của thân, lá, củ, quả, tăng khả năng chống chịu, để tăng năng suất của cây cần sử dụng bộ phận này ). Các thể đa bội lẻ đều không thể tạo được giao tử do đó không sinh sản hữu tính. VD: chuối nhà (3n), dưa hấu tam bội không hạt... HĐ2: Tìm hiểu sự hình thành thể đa bội. MT: Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân giảm phân và phân biệt được sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên. GV cho HS đọc thông tin phần II SGK. Ở các tế bào con mới được hình thành qua nguyên phân và giảm phân bình thường có bộ NST như thế nào? (kết quả của nguyên phân là tạo ra 2 tế bào con có bộ NST lưỡng bội 2n giống tế bào mẹ, kết quả của giảm phân là tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội giảm đi 1 nửa so với tế bào mẹ ). GV cho HS quan sát hình 24.5 SGK (khi quan sát chú ý số lượng NST trong giao tử và trong hợp tử ), thảo luận nhóm 3 phút trả lời câu hỏi ▼ SGK /70. HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi, GV sửa chữa bổ sung => kết quả đúng. Hình 24.5a minh hoạ cho sự hình thành thể đa bội 4n do nguyên phân. Hình 24.5b minh hoạ cho sự hình thành thể đa bội 4n do giảm phân. Hãy giải thích sự hình thành thể tứ bội ở hình trên? (Hình 24..4 a trong nguyên phân, hợp tử (2n = 6 ) nhân đôi, nhưng vì lý do nào đó không phân thành 2 tế bào con, nên đã tạo ra tế bào đa bội (4n= 12). Tế bào này tiếp tục phân chia tạo thành thể tứ bội (4n); Hình 24.5b trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, vì lý do nào đó đã tạo ra các giao tủ lưỡng bội (2n = 6). Trong thụ tinh, các giao tử lưỡng bội kết hợp với nhau, tạo thành thể tứ bội (4n = 12). Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành thể đa bội? -GV: Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật nhất là động vật giao phối. Vì sao đột biến đa bội ở thức vật được xem là nguồn nguyên liệu quan trọng của quá trình tiến hoá và chọn giống? (vì thực vật đa bội có kích thước lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt, năng suất cao) I. Hiện tượng đa bội thể: Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt. II. Sự hình thành thể đa bội Sự tự nhân đôi của từng NST ở hợp tử nhưng không xảy ra nguyên phân ở lần đầu tiên dẫn đến sự hình thành thể đa bội. Sự hình thành giao tử trong quá trình giảm phân và sự phối hợp giữa chúng trong thụ tinh cũng dẫn đến sự hình thành thể đa bội. -Do tác động của các tác nhân vật lí ( tia phóng xạ thay đổi nhiệt độ đột ngột ) hoặc tác nhân hoá học (côsixin) vào tế bào trong quá trình phân bào. -Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể gây ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào. 4/ Câu hỏi ,bài tập củng cố: Câu 1 SGK /71 ( Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n. Vd: củ cải tứ bội, táo tứ bội) Câu 2 SGK /71 (Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân không bình thường: Trong nguyên phân do các tác nhân gây đột biến dẫn đến các cặp NST không phân li vì khong hình thành thoi vô sắc tạo ra tế bào con 4n từ tế bào mẹ 2n; sự hình thành thể đa bội do giảm phân không bình thường: trong giảm phân do các tác nhân gây đột biến dẫn đến trong tế bào sinh giao tử không hình thành thoi vô sắc và các cặp NST không phân li tạo ra giao tử 2n. Giao tử đột biến 2n kết hợp với giao tử bính thuờng -> hợp tử 3n, nếu giao tử của bố mẹ đều bị đột biến là 2n kết hợp với nhau -> hợptử 4n). Câu 3 SGK /71( thông qua những dâu hiệu kích thước cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản to hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, khả năng chống chịu tốt; Ứng dụng tăng kích thước thân cành cây lấy gỗ để làm tăng sản lượng gỗ cây rừng, tăng kích thước của lá, thân, củ đối với cây ăn rau, ăn củ, dựa vào đặc điểm sinh trưởng mạnh chống chịu tốt chọn được giống có năng suất cao chống chịu được điều kiện bất lợi của môi trường -> các giống cây đa bội không hạt, hàm lượng đường cao, quả to, chống sâu bệnh tốt. Vd: dâu tằm đa bội, dưa hấu tam bội, tứ bội ) 5/ Hướng dẫn HS tự học: *Đối với bài học ở tiết này: Học bài, làm bài tập VBT bài 24. *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Đọc bài: Thường biến SGK /72 . Học ôn kiến thức đột biến. V/ Rút kinh nghiệm: . Bài:25-TiếtCT:26 Ngày dạy:19.11.2010-TuầnCM:13. THƯỜNG BIẾN I/ Mục tiêu: 1/Kiến thức HS nêu được khái niệm thường biến. Phân biệt được thường biến với đột biến. Nêu được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi trồng trọt. Nêu được sự ảnh hưởng của môi trường đến tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng. Nêu được mối quan hệ kiểu gen ,kiểu hình và ngoại cảnh; nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ đó. 2/Kỹ năng: -Quan sát, so sánh. -Thu thập tranh ảnh ,mẫu vật liên quan đến đột biến và thường biến. 3/ Thái độ: -Ứng dụng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng. II/ Trọng tâm: Phân biệt được thường biến với đột biến. Nêu được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi trồng trọt. Nêu được sự ảnh hưởng của môi trường đến tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng. Nêu được mối quan hệ kiểu gen ,kiểu hình và ngoại cảnh; nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ đó. III/ Chuẩn bị: 1/GV: Tranh vẽ hình 25 SGK/72, SGV, SGK Bảng p-hụ ghi nội dung câu 1 SGK /73 2/HS: Học ôn kiến thức vể đột biến, đọc bài mới. IV/ Tiến trình: 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: KTSS. VS 2/ Kiểm tra miệng: Câu hỏi: Thể đa bội là gì? Cho ví dụ. Nguyên nhân hình thành thể đa bội? ( 10 điểm) Đáp án: Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). ( 3 đ) Ví dụ: Củ cải tứ bội, táo tứ bội. Nguyên nhân: ( 1 đ) Do tác động của các tác nhân vật lí và hoá học vào tế bào trong quá trình phân bào. ( 3 đ) Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ, làm cho tất cả các cặp NST không phân li trong quá trình phân bào. ( 3 đ) 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học HĐ1: Tìm hiểu sự biến đổi của kiểu hình do tác động của môi trường. MT: Nêu được khái niệm thường biến, phân biệt được thường biến với đột biến. GV cho HS quan sát hình 25 SGK (khi quan sát chú ý kích thước và hình dạng của lá) GV: Tại sao lá của cây rau má ở trên cạn, trên mặt nước và trong nước có hình dạng khác nhau? (trên cạn lá có hình mũi mác nhưng nhỏ, ngắn do không được nước nâng đỡ và tránh tác động của gió; trên mặt nước lá có hình mũi mác, bề mặt phiến rộng giúp lá nổi trên mặt nước t ... thể cân bằng) GV chốt lại kiến thức đúng. I. Thế nào là một quần thể sinh vật. Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. II. Những đặc trưng cư bản của quần thể. 1. Tỉ lệ giới tính: Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực / cá thể cái. 2. Thành phần nhóm tuổi * Có 3 nhóm tuổi trong quần thể: Nhóm trước sinh sản: Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và tăng kích thước của quần thể. Nhóm sinh sản: Cho thấy khả năng sinh sản của các cá thể, quyết địh mức sinh sản của quần thể. Nhóm sau sinh sản: Biểu hiện các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể. 3. Mật độ quần thể: Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có mặt trong đơn vị diện tích hay thể tích. Vd: SGK III. Aûnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật. Các điều kiện sống của môi trường: Khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở thay đỏi dẫn tới sự thay của cá thể trong quần thể. Củng cố và luyện tập : Câu 1 SGK /142 ( Quan hệ hổ trợ: Đàn trâu rừng khi nhủ con non nằm trong, con trưởng thành nằm ngoài, gặp kẻ thu tấn công, tập thể trâu hổ trợ tự vệ tốt. Quan hệ cạnh tranh: trong mùa sinh sản chó sói đực thường đấu tranh với nhau để tranh giành con cái. Trong cuộc đấu tranh này con khoẻ nhất chiến thắng được quyền cai trị và giao phối với các con sói cái để sinh sản và duy trì nòi giống). Câu 2 SGK/142 (tháp tuổi chuột đồng dạng ổn định, chim trĩ dạng phát triển, nai dạng giảm sút .) Câu 3 SGK/142 (mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa theo năm và chu kì sống của SV. Cơ chế điều hoà mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xuống thấp hay tăng cao sẽ duy trì trạng thái cân bằng của quần thể. Khi mật đọ cá thể cao, điều kiện sống suy giảm nơi ở chật chội, nguồn thức ăn khan hiếm, sản phẩm bài tiết nhiều làmm ô nhiễm môi trường, phát sinh bệnh tật, tử vong, trong quần thể xuất hiện những dấu hiệu làm giảm số lượng cá thể: di cư, giảm sinh sản, giảm mức sống sót. Khi mật độ quần thể giảm tới mức thấp nhất định, quần thể có cơ chế diều chỉnh số lượng theo hướng ngược lại, khả năng sinh sản, sống sót của cá thể trong quần thể tăng cao). Hướng dẫn HS tự học ở nhà Học bài, làm bài tập VHT bài 48. Chuẩn bị: Đọc bài” Quần thể người” SGK /143, dự đoán trả lời các cau hỏi ▼SGK Rút kinh nghiệm: Tiết:50 Ngày dạy: QUẦN THỂ NGƯỜI Mục tiêu: Kiến thức Nêu được 1 số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số. Giải thích được vấn đề dân số trong phát triển xã hội. Kỹ năng: Quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ. Thái độ: Xây dưng ý thức về kế hoạch hoá gia đình và thực hiện pháp lệnh dân số. Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ hình 48 SGK, SGV, SGK. HS: Đọc bài 48 dự đoán trả lời câu hỏi ▼ SGK. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Tiến trình: Ổn định:KTSS. VS KTBC: Thế nào là 1 quần thể sinh vật. Những điều kiện nào của môi trường ảnh hưởng tới quần thể sinh vật? (10 đ) Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. (5 đ) Các điều kiện sống của môi trường: Khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở thay đỏi dẫn tới sự thay của cá thể trong quần thể. (5 đ) Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học HĐ1: Tìm hiểu sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác. MT: Nêu được 1 số đặc điểm cơ bản của quần thể người với các quần thể sinh vật khác. GV cho HS tham khảo bảng 48. SGK, thực hiện lệnh ▼ SGK /143. GV gọi 1 HS điền bảng phụ, GV nhận xét sửa chữa => Kết quả đúng. Quần thể người và quần thể sinh vật có những đặc điểm chung gì? GV: Quần thể người có những đặc điểm như những quần thể sinh vật khác. Hãy nêu đặc điểm có ở quần thể người không có ở quần thể sinh vật? Do đâu có sự khác nhau đó? HĐ2: Tìm hiểu những đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người. MT: Biết được những đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người. Người ta chia dân số thành mấy nhóm tuổi. Những nhóm đó là gì? GV cho HS quan sát hình 48 SGK, đọc kĩ chú thích dưới hình, thảo luận nhóm 3 phút đánh dấu vào ô trống bảng bảng 48.2 SGK. HS thảo luận, phút đánh dấu vào ô trống bảng bảng 48.2 SGK. GV sửa chữa bổ sung => kết quả đúng. Thế nào là 1 nước có dạng tháp dân số trẻ? Thế nào là 1 nước có dạng tháp dân số già? Cách sắp xếp các nhóm tuổi cũng như cách biểu diễn tháp tuổi ở quần thể người và quần thể sinh vật có đặc điểm gì giống và khác? (Giống: có 3 nhóm tuổi, 3 dạng hình tháp. Khác: tháp dân số không chỉ dựa trên khả năng sinh sản mà còn dựa trên khả năng lao động. Ơû người tháp dân số có 2 nữa: nữa phải biểu thị các nhóm tuổi của nữ, nữa trái biểu thị các nhóm tuổi của nam, vẽ theo tỉ lệ phần trăm không theo số lượng). GV: nước đang chiếm vị trí “già nhất” thế giới năm 2002 là Nhật Bản, người già chiếm 36,5 % dân số, Tây Ban Nha 35,5%, Ý 34,4 %, Hà Lan 33,2 %. HĐ3: Tìm hiểu về sự tăng dân số và phát triển xã hội. MT: Giải thích được vấn đề tăng dân số trong phát triển xã hội. GV cho HS đọc thông tin SGK. Thế nào là tăng dân số tự nhiên (số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong). Tuy nhiên trong thực tế, sự tăng giảm dân số còn chịu ảnh hưởng của sự di cư. GV cho HS thực hiện lệnh ▼ SGK /145. GV sửa chữa bổ sung => kết quả đúng. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người và chính sách kinh tế xã hội? Để hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số nhanh, mỗi qốc gia cần phải làm gì? (phát triển dân số hợp lí) => quốc gia phát triển bền vững. Ơû nước ta đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích gì? (đảm bảo chất lượng cuộc sống gia đình và của toàn xã hội) GV: Tại sao những đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần phần nhóm tuổi, sự tăng giảm dân số có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống con người và các chính sách kinh tế XH của quốc gia? (Tỉ lệ giới tính 1/1 đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể, đảm bảo cho hôn nhân trong XH diễn ra bình thường. Nếu trong quốc gia nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ cao làm cho chất lượng giảm sút, vì đây là nhóm chưa lao động được, nhưg cần phải được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục tốt và là 1 gánh nặng lớn cho nhóm tuổi sinh sản và lao động. Nếu dân số giảm quá nhiều, tỉ lệ người già tăng cao, cũng ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người già, do thiếu sự chăm sóc của con cái trong gia đình). I. Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác. Quần thể người và quần thể sinh vật có những đặc điểm chung về giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản tử vong. Quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có đó là những đặc trưng về kinh tế, xã hội như: Pháp luật, hoon nhân, giáo dục, văn hoá. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và có tư duy, nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. II. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người. Người ta chia dân số thành nhiều nhóm tuổi khác nhau: Nhóm tuổi trước sinh sản: Từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi. Nhóm tuổi sinh sản và lao động: Từ 15- 64 tuổi. Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: Từ 65 tuổi trở lên. Nước có dạng tháp dân số trẻ là nước có tỉ lệ trẻ em sinh ra hàng năm nhiều, tỉ lệ tử vong cao ở người trẻ tuổi, tỉ lệ tăng trưởng dân số cao. Nước có dạng tháp dân số già có tỉ lệ trẻ em sinh ra hàng năm it, tỉ lệ người già nhiều. III. Tăng dân số và phát triển xã hội Những đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng giảm dân số có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống conn người và các chính sách kinh tế xã hội cũa mỗi quốc gia. Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số, không để dân số tăng quá nhanh, thiếu nơi ở, nguồn thức ăn nước uống ô nhiẽm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chát lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và củ toàn xã hội. Củng cố và luyện tập : Câu 1 SGK /145 (do con người có lao động và có tư duy, có trí thông minh nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên). Câu 2 SGK /145 (tháp dân số trẻ có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn, biểu hiện người tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp. Tháp dân số già là tháp dân số có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong điều thấp, tuổi thọ trung bình cao ). Câu 3 SGK /145 ( là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tạo sự hài hoà giuữa phát triển kinh tế xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước, nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội). Hướng dẫn HS tự học ở nhà Học bài, làm bài tập VBT bài 48. Chuẩn bị: Đọc bài “ Quần xả sinh vật” SGK /147, dự đoán câu trả lời các câu hỏi ▼ SGK Rút kinh nghiệm: Ᾱ ᾱ♀♂:;¼ ½ ¾ √∆△♂♁♀P L ? >=< 1m= mm ḇAA 1 hoa đỏ ( TC ) aa 1 hoa trắng ( TC ) AA 1 hoa đỏ ( lai ) Aa 1 hoa đỏ ( lai ) ḇ BV ½ F ¾ 9/16/" § Øâãäåỉ® Bb
Tài liệu đính kèm: