Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tuần 17 - Tiết 34 - Bài 40: Ôn tập học kì I

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tuần 17 - Tiết 34 - Bài 40: Ôn tập học kì I

Kiến thức:

 * Học xong bài này, HS có khả năng:

 - Hệ thống hóa , chính xác hóa và khắc sâu kiến thức đã học.

 - Trình bày được những kiến thức đã học.

2/ Kĩ năng:

 - Vận dụng những kiến thức đã học trong giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế.

 - Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp, khái quát hóa.

3/ Thái độ:

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tuần 17 - Tiết 34 - Bài 40: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/1/2005
Ngày dạy:
Tuần 17__ Tiết 34 
Bài 40 ÔN TẬP HỌC KÌ I.
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
	* Học xong bài này, HS có khả năng:
	- Hệ thống hóa , chính xác hóa và khắc sâu kiến thức đã học.
	- Trình bày được những kiến thức đã học.
2/ Kĩ năng:
	- Vận dụng những kiến thức đã học trong giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế.
	- Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp, khái quát hóa.
3/ Thái độ: 
	- GD thế giới quan duy vật biện chứng cấu tạo phù hợp với chức năng.
B/ Chuẩn bị:
	Các bảng phụ ghi sẵn các đáp án cần điền bảng.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Vào bài: 
2/ Phát triển bài:
Hoạt động 1: TÓM TẮT CÁC ĐỊNH LUẬT DI TRUYỀN.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm tiến hành điền các bảng trong SGK.
- GV tiến hành sửa nội dung từng bảng bằng cách yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả hoạt động, các nhóm khác nhận xét, bổ sung , sau đó GV treo các bảng phụ đã chuẩn bị sẵn cho các nhóm tự hoàn thiện đáp án đúng.
- HS hoạt động nhóm thống nhất đáp án trả lời.
- Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình bằng cách trình bày bảng phụ , nhận xét, kết quả của các nhóm khác.
* Kết quả của bảng 40.1:
Tên định luật 
Nội dung 
Giải thích 
Ý nghĩa 
Phân li 
F2 có tỉ lệ KH xấp xỉ 3 trội: 1 lặn
Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng.
Xác định trội thường là tốt 
Di truyền độc lập 
F2 có tỉ lệ KH bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành.
Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng. 
Tạo biến dị tổ hợp.
Di truyền liên kết. 
Các tính trạng do nhóm gen liên kết qui định được di truyền cùng nhau.
Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào. 
Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi. 
Di truyền giới tính.
Ơû các loài giao phối tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1:1 .
Phân li và tổ hợp của các cặp NST giới tính.
Điều khiển tỉ lệ đực cái.
* Kết quả bảng 40.2 :
Các kì 
Nguyên phân 
Giảm phân I 
Giảm phân II 
Kì đầu 
NST kép đóng soắn , đính vào thoi phân bào ở tâm động.
NST kép đóng soắn. Cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo.
NST co lại, thấy rõ số lượng NST kép ( đơn bội) 
Kì giữa 
Các kép đóng soắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 
Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Các NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau 
Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào.
Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối 
Các NST đơn trong nhân với số lượng 2n như ở tế bào mẹ.
Các NST kép trong nhân với số lượng n kép = ½ ở tế bào mẹ.
Các NST đơn trong nhân với số lượng n (NST đơn) 
* Kết quả bảng 40.3 :
Các quá trình 
Bản chất 
Ý nghĩa 
Nguyên phân 
Giữ nguyên bộ NST 2n, 2 tế bào con được tạo ra đều có bộ NST 2n như tế bào mẹ.
Duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ tế bào.
Giảm phân 
Làm giảm số lượng NST đi 1 nửa. Các tế bào con có số lượng NST = ½ tế bào mẹ.
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế thệ cơ thể và tạo biến dị tổ hợp.
Thụ tinh 
Kết hợp 2 bộ NST đơn bội thành bộ NST lưỡng bội.
Góp phần duy trì bộ NST qua các thế hệ cơ thể và tạo nguồn biến dịtổ hợp .
* Kết quả bảng 40.4 :
Đại phân tử 
Cấu trúc 
Chức năng 
AD N 
- chuỗi xoắn kép 
- 4 loại nucleotit A, X, G, T.
- Lưu giữ thông tin di truyền.
- Truyền đạt thông tin di truyền.
ARN 
- chuỗi xoắn đơn 
- 4 loại nucleotit U, X, G, T.
- Truyền đạt thông tin di truyền.
- Vận chuyển axit amin.
- tham gia cấu trúc riboxom.
Protein 
- Một hay nhiều chuỗi đơn.
- 20 loại axit amin.
- Cấu trúc các bộ phận của tế bào.
- Enzim xúc tác quá trình trao đổi chất.
- Hooc mon điều hòa quá trình trao đổi chất.
- Vận chuyển, cung cấp năng lượng...
* Kết quả bảng 40.5:
Các loại đột biến
Khái niệm
Các dạng đột biến
Đột biến gen
Những biến đổi trong cấu trúc của AD N thường tại một điểm nào đó.
Mất , thêm, chuyển vị trí, thay thế 1 cặp nucleotit.
Đột biến cấu trúc NST 
Những biến đổi trong cấu trúc của NST 
Mất , lặp, đảo , chuyển đoạn.
Đột biến số lượng NST 
Những biến đổi về số lượng trong bộ NST.
Dị bội thể và đa bội thể.
3/ Củng cố:
4/ Dặn dò:
	- VN trả lời các câu hỏi mục II SGK.
	- Chuẩn bị kiến thức để thi HKI.
Ngày soạn: 3-1-2006
Ngày dạy:
Tuần 16 __ Tiết 35
KIỂM TRA HỌC KÌ I.
A/ Mục Tiêu:
1/ Kiến thức:
- Kiểm tra sự tiếp thu kiến thức cơ bản của HS trong học kì I: Có kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị.
- Biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế trong thiên nhiên và đời sống.
2/ Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng tư duy , phân tích, tổng hợp.
- Rèn kĩ năng làm bài độc lập.
3/ Thái độ:
- GD tính trung thực, kiên nhẫn trong làm bài.
B/ Chuẩn bị:
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Phát đề cho HS:
Đề bài: 
A/ Trắc nghiệm khách quan:(4đ)
Câu I: Hãy chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (1đ).
	1/ Ở cà chua quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng. P: cho cà chua quả đỏ thuần chủng lai với quả 	vàng , ở thế hệ F1 cho kết quả là:
	a. Toàn quả đỏ.	b. Toàn quả vàng.	c. 1 đỏ:1 vàng	d. 3 đỏ: 1 vàng.
	2/ Cơ chế đảm bảo cho bộ NST 2n của các loài giao phối được ổn định qua các thế hệ cơ thể là:
	a. Nguyên phân.	b. Giảm phân.	c. Thụ tinh.	d. Tất cả các ý trên.
	3/ AD N con được tạo thành qua cơ chế tự nhận đôi giống hệt AD N mẹ vì:
	a. AD N con được tạo ra theo nguyên tắc khuôn mẫu.
	b. AD N con được tạo ra theo nguyên tắc bổ sung.
	c. AD N con được tạo ra theo nguyên tắc bổ sung và giữ lại một nửa.
	d. AD N con được tạo ra từ một mạch đơn của AD N mẹ.
	4/ Những đột biến NST không làm mất hoặc thêm vật liệu di truyền là:
	a. Mất đoạn.	b. Đảo đoạn.	c. Lặp đoạn.	d. Tất cả các ý trên.
Câu II: Hãy điền chữ Đ vào những câu đúng hoặc S vào những câu sai:(1đ)
	a/ ARN là chuỗi xoắn kép có 2 mạch đơn.
	b/ Kết quả của giảm phân là từ một tế bào mẹ cho ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi 	một nửa.
	c/ Thường biến là những biến đổi về vật chất di truyền.
	d/ Cấu trúc bậc I có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của protein.
Câu III: Tìm các từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống sao cho thích hợp trong các câu sau đây.(1đ)
	a/ Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng thì F1 ................................ về 	tính trạng của bố hay của mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ: .........................
	b/ Hiện tượng đa bội thể là cơ thể mà trong tế bào ............................... có số NST là 	................... của n ( lớn hơn 2n).
Câu IV: Ghép câu ở cột A sao cho tương ứng với cột B: (1đ)
	Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân là:
Cột A
Cột B
A +B
1/ Kì đầu 
a/ Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
1 +........
2/ Kì giữa 
b/ NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
2 + ........
3/ Kì sau. 
c/ NST kép tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
3 + ........
4/ Kì cuối.
d/ Các NST đơn bắt đầu xoắn dài ở dạng sợi mảnh.
4 +.........
B/ Phần tự luận (6đ)
	1/ Em hãy so sánh đột biến và thường biến ? (2đ)
	2/ Sự hiểu biết di truyền y học tư vấn có tác dụng gì? Nêu một số bệnh và tật di truyền ở người?(1đ) 
	3/ Ở lúa, cây thân thấp là trội hoàn toàn so với thân cao . Người ta lấy giống lúa thân thấp thuần 	chủng đem lai với lúa thân cao.
	a/ Xác định kiểu gen, kiểu hình ở thế hệ F1?(1,5đ)
	b/ Cho F1 tự thụ phấn hãy xác định kiểu gen , kiểu hình ở F2? (1,5đ)
ĐÁP ÁN CHẤM:
A/ Phần trắc nghiệm:
Câu I: 1.a 2. d 3. c 4.b Mỗi câu 0,25x 4= 1(đ)
Câu II: a.S b.Đ c.S d.Đ. Mỗi câu 0,25x 4= 1(đ)
Câu III: a/ .......... đồng tính....... 3trội :1 lặn.
 b/ ..........sinh dưỡng....... bội số....... Mỗi câu 0,25x 4= 1(đ)
Câu IV: 1+b 2+c 3+ a 4+d Mỗi câu 0,25x 4= 1(đ)
B/ Phần tự luận:
1/ * Giống: đều là những biến dị của cơ thể.(0,5đ)
 * Khác : Đột biến Thường biến
 - di truyền được cho thế hệ sau. – Không di truyền được. ( 0,5đ)
 - Sảy ra riêng lẻ ở từng cá thể, - Xảy ra đồng loạt, định hướng.(0,5đ)
 không có hướng xác định.
 - Thường có hại. – Thường có lợi. (0,5đ)
2/ * Di truyền y học tư vấn bao gồm việc chuẩn đoán , cung cấp thông tin và cho lời khuyên lliên quan tới các bệnh và tật di truyền.(0,5đ)
 * Một số tật di truyền: Người nhiều ngón tay, khe hở môi hàm, dính ngón chân.....(0,25đ)
 * Một số bệnh di truyền: Bệnh Đao, Bệnh Tơcnơ, bệnh câm điếc bẩm sinh và bệnh bạch tạng.(0,25đ)
3/ Gọi A là gen qui định thân thấp, a thân cao.( 0,25đ)
P: AA X aa (0,25đ) b/ Aa x Aa ( 0,5đ)
 GP: A a GF1: A; a A; a
a/ F1: Aa (0,5đ) F2:
 KG: 100%Aa KG: 1AA :2Aa :1aa (0,5đ) 
 KH: 100% thân thấp.(0,5đ) KH: 3 thân cao:1 thân thấp. (0,5đ)
Lớp 
Ts 
GIỎI 
KHÁ 
T.BÌNH 
YẾU 
KÉM 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A1 
27
6 
12
7
2
0
9A2
24
4
10 
5
3
2
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Tuần 17 __Tiết 36 
Bài 33 GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG.
A/ Mục Tiêu:
1/ Kiến thức:
	* Học xong bài này, HS có khả năng:
	- Giải thích được : tại sao phải chọn các tác nhân cụ thể cho từng đối tượng gây đột biến.
	- Nêu được một số pp sử dụng các tác nhân vật lí và hóa học để gây đột biến.
	- Nêu được đimể giống và khác nhau trong sử dụng các thể đột biến để chọn giống vi sinh vật và 	thực vật. Giải thích được tại sao có sự khác nhau đó.
2/ Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu với SGK và trao đổi nhóm.
3/ Thái độ:
	- GD thế giới quan duy vật biện chứng cấu tạo phù hộp với  ... ăng xuyên sâu như tia phóng xạ.
- Vì nó làm cho cơ chế tự điều tiết cân bằng của cơ thể không khởi động kịp, gây chấn thương bộ máy di truyền, hoặc làm tổn thương thoi vô sắc, gây rối loạn sự phân bào, phát sinh đột biến số lượng số lượng NST.
II/ GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN HÓA HỌC.
Hoạt động 2: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN HÓA HỌC.
 * Mục tiêu: - HS biết được các tác nhân và vai trò của các tác nhân hóa học trong gây đột biến nhân tạo.
 * Thực hiện:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
- Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK và hoạt động nhóm để thực hiện lệnh mục s SGK.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình và các nhóm khác nhận xét bổ sung và hoàn thiện đáp án.
* Lưu ý HS khi đọc SGK, cần chú ý tới sự tác động của hóa chất vào tế bào; thời điểm và cách thức tác động hóa chất vào cơ thể sinh vật; những lưu ý khi sử dụng hóa chất.
- HS hoạt động cá nhân nghiên cứu nội dung thông tin SGK .
- HS hoạt động nhóm thống nhất đáp án trả lời. Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động, các nhóm khác nhậ xét, bổ sung.
* Đáp án:
- Vì hóa chất gây ra hiện tượng thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác dẫn đến mất hoặc thêm cặp nu.
+ Do những hoá chất chỉ phản ứng với 1 loại nu xác địnhà người ta hi vọng gây ra đột biến theo ý muốn
- Vì khi thấm vào mô đang phân bào, coxisin cản trở hình thành thoi vô sắc, làm cho NST không phân li.
- Ngâm hạt khô hay nảy mầm hoặc tiêm dd vào bầu nhụy , hạt phấn, đỉnh sinh trưởng(ở TV), vào buồng trứng hoặc tinh hoàn ở ĐV.
III/ SỬ DỤNG ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU SỬ DỤNG ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
- Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK và hoạt động nhóm để thực hiện lệnh mục s SGK.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình và các nhóm khác nhận xét bổ sung và hoàn thiện đáp án.
- GV treo bảng phụ để phân tích cho HS thấy rõ tác nhân và vai trò của chúng.
Chọn giống vi sinh vật 
Chọn giống cây trồng 
Giống nhau 
Sử dụng các thể đột biến để chọn giống.
Khác nhau 
- Chọn các cá thể đột biến nhân tạo có hoạt tính cao.
- Chọn các cá thể đột biến sinh trưởng phát triển mạnh để tăng sinh khối (VK, nấm, men)
- Chọn các cá thể đột biến giảm sức sống, có vai trò như 1 kháng nguyên.
Chọn các cá thể đột biến từ 1 giống tốt .
- Dùng những cá thể có ưu điểm từng mặt khi lai với nhau, tạo giống mới.
- Sử dụng thể đa bội tạo ra giống cây trồng có năng suất tốt.
- HS hoạt động cá nhân nghiên cứu nội dung thông tin SGK .
- HS hoạt động nhóm thống nhất đáp án trả lời. Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động, các nhóm khác nhậ xét, bổ sung.
* Đáp án:
- Đối với các vi sinh vật: Chọn các cá thể đột biến nhân tạo có hoạt tính cao, sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối , giảm sức sống.
- Đối với cây trồng: Người ta sử dụng được trực tiếp các cá thể đột biến để nhân lên hoặc chọn lọc trong các tổ hợp lai để tạo giống mới.
Người ta sử dụng pp gây đột biến trong chọn giống vật nuối là vì: Cơ quan sinh sản của chúng nằm sâu trong cơ thể, chúng phản ứng rất nhanh và dễ bị chết khi xử lí bằng tác nhân lí, hóa học.
3/ Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
4/ Dặn dò:
- VN học bài, chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Ngày soạn: 10-1-2006
Ngày dạy:
Tuần 18 __ Tiết 37
Bài 34 THOÁI HÓA GIỐNG DO TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN.
A/ Mục tiêu:
	* Học xong bài này, HS có khả năng:
1/ Kiến thức:
	- Biết được pp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
	- Giải thích được sự thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn bắt buộc ở cây giao phấn và 	giao phối gần ở động vật.
	- Nêu được vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống.
2/ Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng tự nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi theo nhómvà quan sát, phân tích để thu nhận 	kiến thức từ hình vẽ.
3/ Thái độ: 
	- GD thế giới quan duy vật biện chứng , chống tư tưởng mê tín dị đoan.
B/ Chuẩn bị:
	- Tranh phóng to hình 34.1__ 34.4 SGK.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Vào bài: 
2/ Phát triển bài:
I/ HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA .
Hoạt động 1: TÌM HIỂU SỰ THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC Ở CÂY GIAO PHẤN.
	* Mục tiêu: - HS biết được nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống của cây tự thụ phấn và giao 	phấn bắt buộc.
	* Thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn:
- Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK, hoạt động nhóm thảo luận trả lờicác câu hỏi:
+ Mục đích của việc cho cây giao phấn tự thụ phấn là gì?
+ Việc tạo dòng thuần ở cây giao phấn được tiến hành như thế nào?
2. Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn:
- GV: Gợi ý HS cần nắm vững các đặc điểm của các cây bị thoái hóa.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm để thống nhất đáp án trả lời.
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động, các nhóm khác nhận xét, bổ xung, hoàn thiện đáp án đúng.
- HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK .
- Hoạt động nhóm thống nhất đáp án trả lời.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động , Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
* Đáp án: - tự thụ phấn là để tạo dòng thuần.
- Tiến hành như sau: + Tự thụ phấn bắt buộc : Dùng túi cách li lấy phấn cây nào rắc lên nhụy cây đó. Hạt của từng cây gieo riêng thành từng hàng , làm qua nhiều thế hệ.
+ Nuôi cấy hạt phấn của cây đơn bội, rồi nhân đối số lượng NST để tạo cây lưỡng bội..
- HS quan sát tranh phóng to hình 34.1 SGK, thảo luận nhóm để thực hiện lệnh trong mục s SGK. Qua thảo luận HS phải nêu được: Hiện tượng thoái hóa ở ngô do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện: Các cá thể có sức sống kém, sinh trưởng phát triển chậm, chiều cao và năng suất cây trồng giảm.Ở nhiều dòng còn có biểu hiện bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng và ít hạt.
Hoạt động 2 : TÌM HIỂU THOÁI HÓA DO GIAO PHỐI GẦN Ở ĐỘNG VẬT.
* Mục tiêu: - HS biết được nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở động vật.
* Thực hiện: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ phóng to hình 34.2 SGK, nghiên cứu nội dung thông tin , hoạt động nhóm trả lời câu hỏi :
+ Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả gì ở động vật?
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện đáp án trả lời.
- HS quan sát tranh vẽ phóng to hình 34.2 SGK, nghiên cứu nội dung thông tin , hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.
* Đáp án: - Là hiện tượng những con vật sinh ra từ 1 cặp bố mẹ giao phối với nhau hoặc giao phối trực tiếp giữa bố mẹ với con cái chúng.
- Gây hậu quả thoái hóa giống: sinh trưởng và phát triển yếu, sức đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh...
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
II/ NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA GIỐNG.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA GIỐNG.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ phóng to hình 34.3 SGK, nghiên cứu nội dung thông tin , hoạt động nhóm trả lời câu hỏi mục s.
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện đáp án trả lời.
- GV: Giải thích cho HS rõ: Một số loài thực vật tự thụ phấn cao độ( cà chua, đậu Hà Lan..) hoặc thường xuyên giao phối gần ( chim bồ câu, chim cu gáy..) không bị thoái hóa khi tự thụ phấn hoặc giao phối gần. Vì chúng đang có những có cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.
- HS quan sát tranh vẽ phóng to hình 34.3 SGK, nghiên cứu nội dung thông tin , hoạt động nhóm trả lời câu hỏi mục s.
* Đáp án: - Tỉ lệ dị hợp tử giảm dần, đồng hợp tử tăng dần.
- Vì: trong các quá trình đó thể đồng hợp tử ngày càng tăng, tạo điều kiện cho các gen lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm, các nhóm khác nhận xét, hoàn thiện đáp án đúng.
III/ VAI TRÒ CỦA PP TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHỐI GẦN TRONG CHỌN GIỐNG.
Hoạt động 4: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA PP TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHỐI GẦN TRONG CHỌN GIỐNG.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
H: Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây hiện tượng thoái hóa nhưng những pp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?
- GV: Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi tìm đáp án đúng.
- HS nghiên cứu nội dung thông tin SGKsuy gnhĩ trả lời câu hỏicủa GV.
* Đáp án: Vì để củng cố và giữ gìn tính ổn định của 1 số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
3/ Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
4/ Dặn dò:
	- VN học bài, trả lời câu hỏi, chuẩn bị nội dung thông tin SGK bài tiếp theo.
Ngày soạn: 10-1-2006
Ngày dạy:
Tuần 18 __ Tiết 38
Bài 35 	ƯU THẾ LAI.
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
* Học xong bài này , HS có khả năng:
- Hiểu được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai.
- Xác định được các phương pháp thường dùng trong tạo ưu thế lai.
- Nêu được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng trong lai kinh tế.
2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.
3/ Thái độ:
- GD thế giới quan duy vật biện chứng cấu tạo phù hợp với chức năng.
B/ Chuẩn bị:
- Tranh phóng to hình 35 SGK.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Vào bài: 
2/ Phát triển bài:
I/ HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI
Hoạt động 1: TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI.
* Mục tiêu: - HS nắm được hiện tượng ưu thế lai.
* Thực hiện:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 34-38.doc