Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 19 - Tiết 32 - Bài 34: Thoái hóa do thụ phấn và do giao phối gần

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 19 - Tiết 32 - Bài 34: Thoái hóa do thụ phấn và do giao phối gần

MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

-HS nắm được khái niệm thoái hoá giống.

- HS hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây

 giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.

- HS trình bỳ được phương pháp tạo dòng thuần ở cay ngô.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức

- Tổnghợp kiến thức.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 19 - Tiết 32 - Bài 34: Thoái hóa do thụ phấn và do giao phối gần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 - Tiết: 32.
Ngày soạn: ./12/2010
Ngày dạy: . /12/2010
Bài 34
Thoái hóa do thụ phấn và do giao phối gần
I Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
-HS nắm được khái niệm thoái hoá giống.
- HS hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây
 giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.
- HS trình bỳ được phương pháp tạo dòng thuần ở cay ngô.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức
- Tổnghợp kiến thức.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
II. các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 - Kĩ năng giải thích vì sao người ta cấm anh em có quan hệ huyết thống gần nhau lấy nhau (có cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi 3 đời): con sinh ra sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai , dị tật, bẩm sinh.
Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
III. phương pháp dạy- học
 - Trực quan.
 - Vấn đỏp tỡm tũi.
 - Dạy học nhóm. 
IV. phương tiện dạy- học
 - Tư liệu, Tranh ảnh.
V. tiến trình dạy – học
	 1. ổn định tổ chức lớp. 
 2. Kiểm tra bài cũ. 
 3. Bài giảng.
Hoạt động 1
Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá.
Mục tiêu: 
- HS nhận biết được hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật
- Từ đó hiểu khái niệm: Thoái hoá, giao phối cận huyết.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
+ Hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật được biểu hiện ntn?
+Theo em vì sao dẫn đến hiện thoái hoá giống?
+Tìm ví dụ về hiện tượng thoái hoá.
- GV yêu cầu HS khái quát kiến thức.
+Thế nào là thoái hoá?
+Giao phối gần là gì?
- HS nghiên cứu SGK tr.99,100.
- Quan sát h.34.1,2.
-Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
+ Chỉ ra hiện tượng thoái hoá.
+ Lí do dẫn đến thoái hoá ở động vật, thực vật.
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. 
- HS nêu VD: hồng xiêm thoái hoá quả, nhỏ, không ngọt, ít quả. Bưởi thoái hoá quả nhỏ, khô.
-HS khái quát kiến thức.
a. Hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật
- ở thực vật: cây ngô tự thụ phấn qua nhiều thế hệ : Chiều cao cây giảm, bắp dị dạng, ít hạt.
-ở động vật: Thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.
*Lí do thoái hoá:
-ở thực vật: do tự thụ phấn ở cây giao phấn 
-ở động vật: do giao phối gần
b- Khái niệm
-Thoái hoá là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm...
- Giao phối gần (Giao phối cận huyết) là :sự Giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bbố mẹ với con cái.
Hoạt động 2
Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
+ Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỉ lệ đồng hợp tử và tỉ lệ dị hợp tử biến đổi ntn?
+Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá?
- GV cho các nhóm báo cáo kết quả 
- GV nhận xét kết quả các nhóm.
- GV mở rộng: ở một số loài ĐV, TV cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá , do vậy vẫn có thể tiến hành giao phối gần ( chim bồ câu).
- HS nghiên cứu SGK và h.34.3 tr.100và 101.- ghi nhớ kiến thức
-Trao đổi nhómđ thống nhất ýkiến trả lời câu hỏi.
Yêu cầu nêu:
+Tỉ lệ đồng hợp tử tăng và tỉ lệ dị hợp tử giảm(Tỉ lệ đồng hợp trội và tỉ lệ đồng hợp lặn bằng nhau.).
+ Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu.
+ Gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện.
+ Các gen lặn khi gặp nhau( thể đồng hợp) thì biẻu hiện ra kiểu hình.
- Đại diện nhóm trình bày trên h. 34.3đ các nhóm khác theo dõi bổ sung. 
*Kết luận:
Nguyên nhân hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
Hoạt động 3
Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết trong chọn giống.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
- Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần ra hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK và tư liệuđ trả lời câu hỏi.
Yêu cầu:
+ Do xuất hiện cặp gen đồng hợp tử.
+ Xuất hiện tính trạng xấu.
+ Con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu.
+ Giữ lại tính trạng mong muốn nên tạo được giống thuần chủng.
-HS trình bày đ nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết trong chọn giống.
- Củng cố đặc tính mong muốn .
- Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp.
Phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.
+Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK
VI. Kiểm tra đánh giá 
 1- Khoanh tròn các chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Hiện tượng không xuất hiện khi cho vật nuôi giao phối cận huyết là:
Sức sinh sản giảm.
Con cháu xuất hiện các đặc điểm ưu thế so với bố mẹ.
Xuất hiên quái thai, dị hình.
Nhiều bệnh di truyền bộc lộ ở thế sau.
Câu 2: Kết qủa dẫn đến mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn là:
Sự đa hình về kiểu gen. 
Tăng tần số đột biến gen.
Giảm tỉ lệ dị hợp và tăng tỉ lệ đồng hợp trong quần thể.
Tăng sự tiếp hợp và trao đổi đoạn trong giảm phân.
 2- Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây hiện tượng gì ? Giải thích nguyên nhân?
VII. Dặn dò 
- Học bài theo nội dung SGK
- Trả lời câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 35
Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 34 Thoai hoa do tu thu phan va do giao phoi gan.doc