Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 13

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 13

. Kiến thức:

- HS hiểu được các kiến thức về biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST.

- Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1) .

- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát hình phát hiện kiến thức.

- Phát truyển tư duy phân tích so sánh, hoạt động nhóm

 

doc 27 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 	Ngày soạn: 10/11/2010
Tiết 24 	Ngày dạy:16/11/2010
Bài 23: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được các kiến thức về biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST.
- Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1) .
- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát hình phát hiện kiến thức. 
- Phát truyển tư duy phân tích so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
	Yêu thích môn học từ đó xác định ý thức học tập đúng đắn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh phóng to H 24.1 24.4(SGK)
2. Học sinh: Xem trước bài học. 
3.PP: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Đột biến cấu truc NST là gì? Có mấy dạng đột biến cấu trúc NST.
- Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST là gì?
3. Bài mới:
*Bài mới.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Hiện tượng dị bội thể (18’)
GV:Thế nào là NST tương đồng? NST đơn bội, lưỡng bội?
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp NST thấy ở những dạng nào?
- Thế nào là hiện tượng di bội thể?
GV hoàn chỉnh kiến thức:
Hiện tượng dị bội thể
- Hiện tượng di bội thể : Là đột biến thêm hoặc mất 1 NST nào đó.
- Các dạng : 2n + 1
 2n – 1
GV: Phân tích thêm: Có thể có 1 số cặp NST thêm hoặc mât 1 NST tạo ra các dạng khác 2n - 2, 2n – 1, 2n + 1
GV yêu cầu HS quan sát H 23.1 làm bài tập mục tr67.
GV: nhận xét, lưu ý HS: Hiện tượng dị bội gây ra các biến đổi hình thái, kích thước, hình dạng. 
HS nhắc lại những khái niệm : NST tương đồng, NST lưỡng bội, đơn bội.
HS thu nhận thông tin và xử lí thông tin nêu được:
- Các dạng: 2n + 1
 2n – 1
- 1 vài HS phát biểu , lớp bổ sung.
Hs nghe, ghi.
Chú ý.
HS quan sát kĩ hình, đối chiếu các quả từ IIXII với nhau và với quả Irút ra nhận xét.
- Lớn :VI
- Nhỏ: V và XI
+ Gai dài hơn : IX
Chú ý.
Hoạt động 2: Sự phát sinh thể di bội (17’)
GV : Yêu cầu HS quan sát H 23.2 nhận xét.
Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong: 
+ Trường hợp bình thường ?
+ Trường hợp bị rối loạn phân bào?
Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh hợp tử có số lượng NST như thế nào?
Nhận xét.
GV: Treo tranh H 23.2 gọi HS lên trình bày bảng cơ chế phát sinh các thể dị bội.
GV thông báo: Ở người tăng thêm 1 NST ở cặp NST số 21 gây bệnh đao.
Hỏi: Hậu quả hiện tượng dị bội thể?
Gv nhận xét, kết luận:
- Cơ chế phát sinh thể di bội:
+ Giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân litạo thành 1 giao tử mang 2 NST và 1 giao tử không mang NST nào.
- Hậu quả : Gây biến đổi hình thái (hình dạng, kích thước,màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh NST.
Các nhóm quan sát kĩ H 23.2 thảo luận thống nhất ý kiến nêu được: 
- Bình thường: Mỗi giao tử có 1 NST.
- Bị rối loạn:
+ 1 giao tử có 2 NST 
+ 1 giao tử không có NST nào.
hợp tử có 3 NST hoặc có 1 NST của cặp tương đồng
Chú ý.
1 HS lên trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
Chú ý.
HS tự nêu hậu quả.
Hs nghe, ghi.
4. Củng cố: 4’
	Gv cho Hs đọc Kl sgk
- Viết sơ đồ minh hoạ cơ chế hình thành thể ( 2n + 1) và (2n-1)?
- Phân biệt hiện tượng di bội thể và thể dị bội?
5. Dặn dò: 1’
	Học bài theo nội dung SGK - Đọc trước bài 24 (SGK)
Tuần 13 	Ngày soạn: 10/11/2010
Tiết 25 	Ngày dạy: 18/11/2010
Bài 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ.
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS phân biệt được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội.
- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn, nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.
- Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát hình phát hiện kiến thức.
- Phát triển tư duy phân tích so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
	Yêu thích môn học từ đó xác định ý thức học tập đúng đắn.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên : Tranh phóng to H 24.1 24.4(SGK), tranh: Sự hình thành thể đa bội .
Phiếu học tập : Tìm hiểu sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan.
Đối tượng quan sát
Đặc điểm
Mức bội thể
Kích thước cơ quan
Tế bào cây rêu
Cây cà độc dược
2. Học sinh : Xem trước bài ở nhà.
3. PP: Trực quan, phát hiện vấn đề, hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Thế nào là hiện tượng dị bội thể? Có mấy dạng?
- Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội ? Nêu hậu quả hiện tượng di bội thể?
3. Bài mới :
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Hiện tượng đa bội thể (20’)
Hỏi: Thế nào là thể lưỡng bội?
GV yêu cầu HS thảo luận:
- Các cơ thể có bộ NST 3n, 4n, 5n.có chỉ số n khác thể lưỡng bội NST
- Thể đa bội là gì?
GV : Chốt lại kiến thức:
 - Hiện tượng đa bội thể là trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bộ số của n( lớn hơn 2n)hình thành các thể đa bội.
GV thông báo : Sự tăng số lượng NST, ADN ảnh hưởng tới cường độ đồng hoá và kích thước tế bào.
GV: Yêu cầu HS quan sát H 24.124.4 và hoàn thành phiếu học tập. 
GV Từ phiếu học tập đã hoàn chỉnh yêu cầu thảo luận.
- Sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan như thế nào?
- Có thể nhận biết cây đa bộ thể qua những dấu hiệu nào?
- Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống?
- Lấy các ví dụ để minh hoạ ?
Nhận xét, chốt lại:
- Dấu hiệu nhận biết :
Tăng kích thước các cơ quan :
- Ứng dụng :
+ Tăng kích thước thân, cànhTăng sản lượng gỗ.
+ Tăng kích thước thân , lá,củ, tăng sản lượng rau màu.
+ Tạo giống có năng suất cao.
HS vận dụng kiến thức ở chương 2nêu được:
- Thể lưỡng bội: Có bộ NST chưa các cặp NST tương đồng .
Các nhóm thảo luậnNêu được:
Các cơ thể đó có bộ NST là bội số của n.
Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác nổ sung.
Hs nghe.
Chú ý.
Các nhóm quan sát kĩ hình , trao đổi nhóm điền vào phiếu học tập.
Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Các nhóm trao đổi, thống nhất ý kiếm Nêu được:
- Tăng số lượng NST tăng rõ rệt kích thước tế bào, cơ quan
- Nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây.
- Làm tăng kích thước cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
- Lấy VD.
Hs nghe.
Hoạt động 2: Sự hình thành thể đa bội (15’)
GV : Yêu cầu HS nhắc lại kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân.
GV: Yêu cầu HS quan sát H 24.5 trả lời câu hỏi:
- So sánh giao tử, hợp tử ở 2 sơ đồ 24.5a và b?
Trong 2 trường hợp trên, trường hợp nào minh hoạ hình thành thể đa bội đo nguyên phân hoặc giảm phân bị rối loạn?
Gv nhận xét, chốt lại:
 Cơ chế hình thành thể đa bội: Do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân không bình thườngkhông phân li tất cả các cặp NST tạo thể đa bội.
HS nhắc lại.
HS quan sát hình và nêu được:
- Hình a: Giảm phân bình thường, hợp tử nguyên phân lần đầu bị rối loạn .
- Hình b: Giảm phân bị rối loạnthụ tinh tạo hợp tủ có bộ NST > 2n.
Hình a do rối loạn nguyên phân, hình b do rối loạn giảm phân.
Hs nghe, ghi.
4. Củng cố: 4’
Gv cho Hs đọc kl sgk.
- Thể đa bội là gì? Trình bày cơ chế hình thành thể đa bội do nguyên phân không bình thường?
5. Dặn dò: 1’
Học bài theo nội dung SGK
Chuẩn bị bài sau.
===============================================
Tuần 14 	Ngày soạn: 18/11/2010
Tiết 26 	Ngày dạy:23/11/2010
Bài 25: THƯỜNG BIẾN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS hiểu được khái niệm thường biến.
- Phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến về hai phương diện , khả năng di truyền và sự biểu hiện kiểu hình.
- Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt.
- Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
	Yêu thích môn học từ đó xác định ý thức học tập đúng đắn.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên : Tranh thường biến,
 Phiếu học tập : Tìm hiểu sự biến đổi kiểu hình:
Đối tượng quan sát
Điều kiện môi trường
Mô tả kiểu hình tương ứng
H 25: Là cây rau mác
- Mọc trong nước
- Trên mặt nước
- trong không khí
VD 2: Cây rau dừa nước
- Mọc trên bờ
- Mọc ven bờ
- Mọc trên mặt nước
VD3: Luống su hào
- Trồng đúng quy định 
- Không đúng quy định
2. Học sinh : Xem trước bài ở nhà.
3. PP: Trực quan, nêu và phát hiện vấn đề, hoạt động nhóm.
3. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
	- Đa bội thể là gì ? Trình bày sự hình thành thể đa bội do nguyên phân không bình thường?
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường (12’)
GV: Yêu cầu HS quan sát tranh thường biến, tìm hiểu ví dụ sgk hoàn thành PHT.
Gv cho các nhóm trình bày đáp án
GV: Chốt lại đáp án đúng và phân tích kĩ ví dụ ở H 25.
- Nhận xét kiểu gen của cây rau mác mọc trong 3 môi trường?
- Tại sao lá cây rau mác có sự biến đổi kiểu hình?
GV: Cho HS thảo luận nhóm: 
- Sự biến đổi kiểu hình trong các ví dụ trên do nguyên nhân nào?
- Thường biến là gì?
- Gv nhận xét, kết luận: 
- Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường.
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
Các nhóm đọc kĩ thông tin trong các VD, thảo luận thống nhất ý kiếnđiền vào PHT.
Đại diện nhóm lên làm trên bảng, các nhóm khác bổ sung.
HS lắng nghe, khắc sâu kiến thức. 
HS sử dụng kết quả phiếu học tập để trả lời :
Kiểu gen giống nhau.
- Sự biến đổi kiểu hình dễ thích nghi với điều kiện sống:
+ Lá hình dải: Tránh sóng ngầm.
+ Phiếu rộng : Nổi trên mặt nước. 
+ Lá hình mác: Tránh gió mạnh.
HS thảo luận nhóm:
- Do tác động của môi trường.
Hs nghe, ghi.
Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình (12’)
GV : Yêu cầu HS thảo luận :
- Sự biểu hiện ra kiểu hình của một gen phụ thuộc những yếu tố nào ?
- Nhận xét mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?
- Những tính trạng loại nào chịu ảnh hưởng của môi trường?
- Tính dễ biến dị của tính trạng số lượng liên quan đến năng xuất có lợi ích và tác hại gì trong năng xuất?
Gv nhận xét, kết luận: 
 Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình:
- Kiểu hình là do kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường
- Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
- Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường.
HS : Từ các ví dụ 1, 2, thông tin ở mục 2, các nhóm thảo luận và nêu được :
- Biểu hiện kiểu hình là do tương tác giữa kiểu gen và môi trường
- Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường.
- Đúng quy trình năng suất tăng. 
- Sai quy trình Năng suất giảm
Hs nghe ,ghi.
Hoạt động 3: Mức phản ứng (10’)
GV: Thông báo: Mức phản ứng đề cập đến giới hạn thường biến của tính trạng số lượng. 
GV: yêu  ... ở độ tuổi 18 – 35, ở độ tuổi trưởng thành này nam và nữ xó tỉ lệ 1: 1 số nam và nữ bằng nhau. Nếu để 1 nam kết hôn với nhiều nữ hoặc ngược lại thì dẫn đến mất cân bằng xã hội.
- Hạn chế việc mất cân đối tỉ lệ nam, nữ.
Hs nghe, ghi.
HS trả lời:
- Vì dễ sinh ra con bị tật bệnh di truyền , nhất là bệnh đao.
- Nên sinh con ơ lứa tuổi 25 – 35 là hợp lí tuổi này tỉ lệ bệnh đao thấp.
Chú ý.
Hoạt động 3: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường (9’)
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và thông tin mục (Em có biết) T 85
- Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền?. Ví dụ?
GV: Nhận xét, tổng kết lại kiến thức: 
 Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường: Các tác nhân vật lí, hoá học gây ô nhiễm môi trường tăng ® tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền tăng.
HS tự thu nhận và sử lí thông tin , nêu được :
- Các tác nhân vật lí hoá học gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là chất phóng xạ, chất độc hoá học rải trong chiến tranh , thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, sử dụng quá mức, chúng thường xuyên phân rã xâm nhập vào động, thực vật rồi vào người. ( người sử dụng chúng làm thức ăn), chúng tích luỹ trong mô xương, mô máu, tuyến sinh dục, gây ung thư máu các khối u, gây đột biến gen, đột biến NST.
- HS nghe, ghi.
4. Củng cố: 5’
GV cho Kết luận chung: HS đọc kết luận chung sgk
Di truyền y học tư vấn có chức năng gì ?
Một cặp vợ chồng bình thường, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh. Em hãy đưa lời khuyên (tư vấn di truyền ) cho cặp vợ chồng này.
Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường.
5. Dặn dò: 1’
- Học bài – Trả lời câu hỏi SGK
- Tìm hiểu các thông tin về công nghệ tế bào.
================================================
Tuần 18	Ngày soạn: 12/12/2010 
Tiết 34	Ngày dạy : 23/12/1010 
CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Bài 32: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
HS hiểu được khái niệm công nghệ tế bào.
HS nắm được những công đoạn chính của công nghệ tế bào, vai trò của từng công đoạn.
HS thấy được những ưu điểm của việc nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
Kỹ năng khái quát hoá vận dụng thực tế.
 3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thích môn học.
Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên trân trọng thành tựu khoa học đặc biệt của Việt Nam.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Tranh phóng to H31 sgk (T90), tư liệu về nhân bản vô tính trong và ngoài nước.
2. Học sinh : Xem trước bài ở nhà.
3. PP: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp: 
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Di truyền y học tư vấn là gì? gồm những nội dung nào?
- Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền?
3. Bài mới:
*Bài mới.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động trò
Hoạt động 1: Khái niệm công nghệ tế bào (14’)
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Công nghệ tế bào là gì?
- Để nhận được mô non cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cỏ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì?
- Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc?
GV: Cho HS nhắc lại 2 công đoạn chính của công nghệ tế bào
GV nhận xét, kết luận :
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn:
+ Tách tế bào từ cở thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng để tạo mô sẹo
+ Dùng hooc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
HS nghiên cứu sgk T89, ghi nhớ kiến thức.
HS trao đổi để trả lời câu hỏi yêu cầu:
- Khái niệm.
- Công nghệ tế bào gồm 2 giai đoạn.
- Vì ở cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ 1 tế bào của dạng gốc có bộ gen nằm trong nhân tế và được sao chép.
Một vài HS trình bày công đoạn của công nghệ tế bào.
Hs nghe, ghi.
Hoạt động 2: Ứng dụng công nghệ tế bào (22’)
GV:Hỏi:
- Hãy cho biết thành tựu công nghệ tế bào trong sản xuất?
- Cho biết các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
- Nêu ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm? Lấy ví dụ để minh hoạ?
GV: Phân tích thêm triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm nhằm nhân nhanh nguồn gen quí hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng. Đối với động vật việc nhân bản vô tính để tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người ta mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.
Chốt lại:
* Nhân giống vô tính: Trong ống nghiệm (vi nhân giống ở cây trồng)
- Công nghệ tế bào gồm hai công đoạn thiết yếu:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô non (mô sẹo).
+ Dùng hooc môn sinh trưởng kích thích mô non để chúng phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Ưu điểm:
+ Tăng nhanh số lượng cây giống.
+ Rút ngắn thời gian tạo cây non.
+ Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quí hiếm.
- Thành tựu: Nhân giống ở cây khoai tây, mía, hoa phong lan, cây gỗ quí.
GV: Thông báo các khâu chính trong tạo giống cây trồng:
- Tạo vật liệu mới để chọn lọc.
- Chọn lọc, đánh giá,..tạo giống mới.
Hỏi:
- Người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới cho chọn giống cây trồng bằng cách nào? cho ví dụ?
- Nhân bản vô tính thành công ở động vật có ý nghĩa như thế nào?
- Cho biết những thành tựu nhân bản ở Việt Nam và thế giới?
GV: Thông báo thêm:
- Đại học Texanh ỏ Mỹ nhân bản thành công ở Hươu sao, lợn.
- Italy ở ngựa, Trung Quốc 8/2001 dê nhân bản đã đẻ sinh đôi...
Chốt lại kết luận:
*Ứng dụng nuôi cấy tế bào mô trong chọn giống cây trồng:
- Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn tế bào xôma biến dị.
VD:
+ Chọn dòng tế bào chịu nóng và khô từ tế bào phôi của giống CR 203
+ Nuôi cấy để tạo ra giống lúa mới cấp quốc gia DR 2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu hạn, chịu nóng tốt.
* Nhân bản vô tính ở động vật:
Ý nghĩa:
+ Nhân nhanh nguồn gen động vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
+ Tạo cơ quan nội tạng ở đv đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quant hay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan.
VD: Nhân bản cửu, bò.
HS nghiên cứu sgk trả lời:
+ Nhân giống vô tính ở cây trồng. 
+ Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng.
+ Nhân bản vô tính ở động vật.
Cá nhân nghiên cứu sgk T89. Ghi nhớ kiến thức.
HS trả lời.
Hs nghe.
Chú ý.
Chú ý.
Trả lời:
HS: Nghiên cứu sgk T90 trả lời câu hỏi.
HS nghiên cứu sgk và các tài liệu sưu tầm được trả lời câu hỏi.
HS nghe.
Chú ý.
3. Củng cố: 4’
- Gv cho HS đọc Kết luận chung: HS đọc kết luận chung sgk
HS nhắc lại nội dung chính của bài.
Công nghệ tế bào là gì? Thành tựu của công nghệ tế bào có ý nghĩa như thế nào?
5. Dặn dò: 1’
Học bài – theo nội dung sgk.
Đọc mục “ em có biết ”.
- Chuẩn bị bài sau. 
================================================
Tuần 19	Ngày soạn: 
Tiết 35	 Ngày dạy : 
Bài 32: CÔNG NGHỆ GEN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
HS hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen.
Nắm đuợc công nghệ gen, công nghệ sinh học.
Từ kiến thức về khái niệm kĩ thuật gen, công nghệ sin học HS biết được ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực trong sản xuất và đời sống.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng tư duy lô gíc tổng hợp , khả năng khái quát
Kĩ năng nắm bắt quy trình công nghệ, kĩ năng vận dụng thực tế.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức , lòng yêu thích môm học, quý trọng thành tựu học.
II. Chuẩn bị :
1. GV:Tranh phóng to H 32 sgk (T92). Tư liệu về ứng dụng công nghệ sinh học.
2. HS : Xem trước bài ở nhà.
3. PP: Trực quan, nêu và phát hiện vấn đề, hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
Công nghệ tế bào là gì? Thành tựu của công nghệ tế bào ý nghĩa như thế nào?
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động trò
Hoạt động 1: Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen
- ?: Kĩ thuật gen là gì? Mục đích của kĩ thuật gen?
- ?: Kĩ thuật gen gồm những khâu nào?
- ?: Công nghệ gen là gì?
- Gv kết luận
I/ Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen
- Kĩ thuật gen : Là các thao tác , tác động lên AND để chuyển 1 đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ cơ thể chuyển.
- Các khâu của kĩ thuật gen .
+ Tách ADN gồm tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho ADN làm thể chuyển từ vi khuẩn vi rút.
+ Tạo ADN tái tổ hợp (ADN) lai nhờ Enzim
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhân.
- Công nghệ gen: Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.
- Cá nhân nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức.
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
- Hs nghe, ghi
Hoạt động 2: Ứng dụng công nghệ gen
- GV: Giới thiệu khái quát 3 lĩnh vực chính được ứng dụng công nghệ gen có hiệu quả.
- ?: Mục đích tạo ra chủng vi sinh vật mới là gì? Nêu các ví dụ cụ thể?
-? : Công việc tạo giống cây trồng biến đổi gen là gì? Cho ví dụ cụ thể?
- GV: ở Việt Nam : Chuyển gen kháng sâu kháng bệnh, tổng hợp Vitamin A, gen chín sớm vào cây lúa, ngô, khoai, đu đủ.
- ?: ứng dụng công nghệ gen để tạo động vật biến đổi gen thu được kết quả như thế nào?
- Gv kết luận 
II/Ứng dụng công nghệ gen.
1)Tạo ra chủng vi sinh vật mới
- Các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều lạo sản phẩm sinh học cần thiết (như a xít amin, protein, kháng sinh) số lượng và giá thành rẻ.
- VD: Dùng Ecoli và nấm men cấy gen mã hoá sản ra kháng sinh và hooc môn Insulin.
2) Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
- Tạo gống cây trồng biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng.
VD: Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp â.
Caroten (tiền vi tamin A) vào tế bào của cây lúa tạo ra giống lúa giàu vitamin 4.
3) Tạo động vật biến đổi gen
- Trên thế giới : Đã chuyển gen sinh trưởng ở Bò vào lợn giúp hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hoen.
- ở Việt Nam : Chuyển gen tổng hợp hooc môn sinh trưởng của người vào cá trạch.
- HS nghe
- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi SGK
- HS nghiên cứu SGK trang 93 trả lời câu hỏi.
- Hs nghe
- HS nghiên cứu SGK tr 94 .
- Yêu cầu nêu được : 
+ Hạn chế của biến đổi gen ở động vật
+ Nêu được thành tựu đạt được
- HS nghe, ghi
Hoạt động 3: Khái niệm công nghệ sinh học
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục ▼ SGK tr 94
- Gv cho Hs lấy VD
III/Khái niệm công nghệ sinh học
- Khái niệm công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
- Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học
+ Công nghệ lên men 
+ Công nghệ tế bào
+ Công nghệ chuyển nhân phôi
- HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi , lớp nhận xét , bổ sung.
- Mỗi HS lấy 1 ví dụ minh hoạ cho mỗi lĩnh vực.
4. Củng cố: 4’
HS nhắc lại nội dung chính của bài
Nhắc lại 1 số khái niệm : Kĩ thuật gen, công nghệ gen, Công nghệ sinh học
5. Dặn dò: 1’
Học bài và trả lời câu hỏi
Đọc mục “ em có biết ”

Tài liệu đính kèm:

  • docdi truyen.doc