Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả hai phương diện hình thức và nội dung.

 - Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung, nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.

 - Rèn kĩ năng tạo lập văn bản nói, viết đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ

 + Tích hợp với văn bản: “Tôi đi học – Cấp độ khái quát của nghĩa của từ ngữ”

 - Học sinh: Bút dạ thảo luận nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4: Tập làm văn	 Ngày giảng: 16/08/08 
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
 I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả hai phương diện hình thức và nội dung.
 - Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung, nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
 - Rèn kĩ năng tạo lập văn bản nói, viết đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
II. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ
 + Tích hợp với văn bản: “Tôi đi học – Cấp độ khái quát của nghĩa của từ ngữ”
 - Học sinh: Bút dạ thảo luận nhóm.
III. Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định: 8a: / 26 (vắng)
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài của 4 em: Long, Anh, Vinh, Hưng.
 3. Bài mới: Giới thiệu vào bài bằng một bài Tập làm văn chưa có tính thống nhất về chủ đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
PHẦN GHI BẢNG
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
*Hoạt động 1: Hình thành khái niệm chủ đề của văn bản.
+ Đọc thầm văn bản Tôi đi học.
- Văn bản miêu tả những việc đang xảy ra ở hiện tại hay đã xảy ra trong hồi ức, kỉ niệm?
-Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
-Vậy chủ đề của văn bản trên là gì?
(Những kỷ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên)
- Từ các nhận thức trên em hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì?
(Chủ đề văn bản là đối tượng và vấn đề chủ chốt, những ý kiến, những cảm xúc được tác giả thể hiện trong văn bản.)
* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm tính thống nhất về chủ đề văn bản.
- Căn cứ vào đâu em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
- Để tái hiện những kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng những từ ngữ, câu như thế nào? 
(nhan đề, từ ngữ, câu văn nói về tâm trạng của tác giả. Tôi đi học có ý nghĩa tường minh giúp chúng ta hiểu nội dung của văn bản)
-Văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại tâm trang hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên?
- Tìm những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật tôi suốt cuộc đời?
(Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật:
+ Trên đường đi: cảm nhận về con đường cũng khác, thay đổi hành động lội qua sông
+ Trên sân trường
- Dựa vào việc phân tích trên cho biết:
? Thế nào là tính thống nhất chủ đề văn bản?
? Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở những phương diện nào trong văn bản?
? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
+ Khái quát kiến thức.
* Hoạt động3: Luyện tập:
+ Làm bài tập 1 nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức về tính thống nhất chủ đề của văn bản.
+ Đọc văn bản.
- Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
+ Văn bản trên viết về đối tượng nào? vấn đề gì? Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự nào?
+ Theo em có thể thay đổi trật tự này được không?
- Nêu chủ đề của văn bản trên?
- Hãy chứng minh rằng chủ đề được thể hiện trong toàn văn bản?
- Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản?
+ Đứng tại chỗ trả lời.
- Cho học sinh làm bài tập 2 ( luyện tập khả năng phát hiện)
+ Trao đổi và xem ý nào sẽ làm cho bài bị lạc đề.
+ Thảo luận cùng bạn để bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý thật sát với yêu cầu của đề bài 3.
Có thể tham khảo ở bảng phụ với một số ý sau:
a. Cứ mùa thu lại về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới bóng mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang.
b. Cảm thấy con đường thường đi lại lắm lần tự nhiên cũng thấy lạ nhiều cảnh vật thay đổi.
c. Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một học trò thực thụ.
d. Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cũng có nhiều thay đổi.
đ. Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới.
- Nhận xét khái quát.
I. Chủ đề của văn bản
 1. Ví dụ: Văn bản “Tôi đi học”
- Chủ đề:Những kỷ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên.
 2. Ghi nhớ: (Sgk)
II. Tính thống nhất chủ đề văn bản.
1.Ví dụ:
- Nhan đề, từ ngữ, câu văn nói về tâm trạng của tác giả trong lần đầu tiên đi học.
-Từ ngữ: Hằng nămnao nứckỷ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên.
- Cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của tác giả:
 + Trên đường đi: 
 + Trên sân trường: 
 + Trong lớp:
2. Ghi nhớ: (Sgk) 
II. Luyện tập:
 Bài 1/13
a. Căn cứ vào:
- Nhan đề 
- Các đoạn: giới thiệu rừng cọ, tả cây cọ, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó với cây cọ.
b. Chủ đề:Vẻ đẹp và ý nghĩa rừng cọ quê tôi.
 c. Giới thiệu -> tả -> tác dụng -> tình cảm.
 d. Hai câu cuối.
 Bài 2/14
 Ý b và d sẽ làm cho bài viết lạc đề
 Bài 3/14
 - Nên bỏ c, g
 - Viết lại câu b: Con đường quen thuộc mọi ngày dường như bỗng trở nên mới lạ.
4.Củng cố: Để viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định được điều gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài và làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị văn bản “ Trong lòng mẹ”, tìm hiểu về thể loại, bố cục và so sánh với văn bản “ Tôi đi học”; Kẻ bảng so sánh nhân vật bà cô và chú bé Hồng và phân tích tâm trạng.

Tài liệu đính kèm:

  • docT4.doc