Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 31 - Tiết 151, 152: Bố của Xi Mông

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 31 - Tiết 151, 152: Bố của Xi Mông

A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu được Mô - Pa - Xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào.

- Qua đó muốn giáo dục hs lòng yêu thương bạn bè và mở rộng ra là lòng yêu thương con người.

B- Chuẩn bị:

1- Giáo viên: Ảnh, tư liệu về Mô - Pa - Xăng

2- Học sinh: Đọc kĩ, tóm tắt nội dung đoạn trích; soạn bài theo yêu cầu mục đọc hiểu văn bản.

 C- Tiến trình lên lớp:

 I- Ổn định lớp:

 II- Kiểm tra bài cũ:

 1- Thuật lại ngắn gọn bức chân dung tự hoạ của Rô - Bin - Xơn ngoài đảo hoang

 2- Qua bức chân dung tự hoạ em hiểu gì về cuộc sống và tinh thần của nhân vật.

 III- Bài mới:

 III.1) Giới thiệu bài: Ở các lớp 6,7,8 các em đã học những văn bản văn học Pháp: “Buổi học cuối cùng” của Đô Đê, “ Ông Giuốc Đanh mặc lễ trang phục” của Mô- Ri- E, “Đi bộ ngao du” của Ru - Xơ. Trong chương trình ngữ văn 9 chúng ta lại được học thêm một tác phẩm nữa đó là đoạn trích trong truyện ngắn “Bố của Xi - Mông”

 III.2) Tổ chức các hoạt động

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 31 - Tiết 151, 152: Bố của Xi Mông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31: Bài 30; 31
Tiết 151; 152 - VH Bố của Xi Mông
Ngày soạn: (Trích Mô - Pa - Xăng)
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu được Mô - Pa - Xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào.
- Qua đó muốn giáo dục hs lòng yêu thương bạn bè và mở rộng ra là lòng yêu thương con người.
B- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: Ảnh, tư liệu về Mô - Pa - Xăng
2- Học sinh: Đọc kĩ, tóm tắt nội dung đoạn trích; soạn bài theo yêu cầu mục đọc hiểu văn bản.
	C- Tiến trình lên lớp:
	I- Ổn định lớp: 
	II- Kiểm tra bài cũ: 
	1- Thuật lại ngắn gọn bức chân dung tự hoạ của Rô - Bin - Xơn ngoài đảo hoang
	2- Qua bức chân dung tự hoạ em hiểu gì về cuộc sống và tinh thần của nhân vật. 
	III- Bài mới:
	 III.1) Giới thiệu bài: Ở các lớp 6,7,8 các em đã học những văn bản văn học Pháp: “Buổi học cuối cùng” của Đô Đê, “ Ông Giuốc Đanh mặc lễ trang phục” của Mô- Ri- E, “Đi bộ ngao du” của Ru - Xơ. Trong chương trình ngữ văn 9 chúng ta lại được học thêm một tác phẩm nữa đó là đoạn trích trong truyện ngắn “Bố của Xi - Mông”
	 III.2) Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
Bước 1: Nắm tác giả, tác phẩm
- Hs đọc chú thích*
? Em hãy nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu chân dung tác giả và gv nhận xét:
Nhà văn Pháp thuộc dòng dõi quý tộc sa sút. Chiến tranh Pháp bùng nổ ông nhập ngũ, sau chiến tranh do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông lên Pa Ri làm việc với Hải quân và giáo dục, bát đầu sự 
- 1 hs đọc
- Hs độc lập trả lời
- Hs quan sát, lắng nghe
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả, tác phẩm:
SGK /142; 143
nghiệp sáng tác và để lại một sự nghiệp đồ sộ: 300 chuyện ngắn, 6 tiểu thuyết và một số thể loại khác với trình độ cao. Năm 1892 ông bị bệnh hơn 1 năm sau qua đời
Bước 2: Hướng dẫn đọc tóm tắt
Khi đọc chú ý ngôn ngữ nhân vật - Gv đọc mẫu 1 đoạn hs đọc tiếp bài
? Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích
Gv nhận xét tóm tắt bổ sung
? Theo em đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần
Gv chốt:
- Từ đầu .... khóc hoài ® nỗi tuyệt vọng của Xi Mông
- Tiếp... một ông bố ® Xi Mông gặp bác Phi Líp
- Tiếp... bỏ đi rất nhanh ® Phi líp đưa Xi Mông về nhận làm bố
- Còn lại ® ngày hôm sau ở trường
Chuyển ý: Đoạn trích này ta không phân tích theo bố cục mà phân tích theo tuyến nhân vật
* Hoạt động 2: Phân tích
? Đoạn trích trên có nhân vật nào? Ai là nhân vật chính
( Đoạn trích có 3 nhân vật cả 3 đều là nhân vật chính. Ngoài ra còn một số nhân vật phụ không tên)
Bước 1: Phân tích nhân vật Xi Mông
? Qua đoạn trích, em hãy cho biết hoàn cảnh của Xi - Mông có gì đặc biệt
- Gv nhận xét chốt: Em mang tiếng không có bố, các bạn trêu chọc
Trong đoạn trích này không có chi tiết nào nói về tuổi tác dáng dấp của em. Nhưng ở đoạn trích khác của truyện cho biết: “Nó độ bảy, tám tuổi hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại
? Qua giới thiệu em hiểu biết thêm gì về hoàn cảnh của Xi - Mông
(Còn nhỏ, nghèo khổ, đáng thương)
? Trước hoàn cảnh ấy, tâm trạng của Xi - Mông như thế nào? Em có ý định ra sao
- Gv bình: Nổi đau đớn, tủi nhục của em không phải về vật chất mà tinh thần. Em buồn tủi vì mang tiếng không có bố.
? Tìm chi tiết thể hiện nỗi đau tuyệt vọng của Xi- Mông:
- Bỏ nhà ra dòng sông...
- May cảnh vật thiên nhiên quá đẹp nghĩ đến nhà, mẹ
? Nổi đau đớn còn biểu hiện qua cử chỉ, hành động nào
+ Em lại khóc...
+ Người rung lên...
+ Nói không nên lời, ngát quảng
+ Tác dụng của dấu chấm lửng ở câu: “Chúng nó đánh cháu... vì...” 
(Dọng nói ấp úng, ngắt quảng không nên lời)
? Khi diễn tả tâm trạng đau đớn đến cùng của Xi - Mông, nhà văn kết hợp phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của phương thức đó ( Làm nổi bật nỗi đau khổ, sự tuyệt vọng)
? Qua phân tích tâm trạng, theo em Xi Mông đang khao khát điều gì? Khao khát đó được thực hiện không?
Ngày nay, trong cuộc sống ta thấy có những em bé cùng hoàn cảnh giống Xi Mông? Nếu gặp cảnh ngộ ấy thái độ của em như thế nào
- Liên hệ thực tế: Lòng yêu thương bạn bè, tình người...
Bước 2: Hướng dẫn phân tích nhân vật Blăng - sốt
Gv điểm lại nội dung đã học
Hs đọc lại đoạn 3
? Nhân vật Blăng - sốt được giới thiệu qua những nét cụ thể nào
Gv chốt: Chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng, vì lầm lỡ đã sinh ra Xi - Mông. Trong mắt Phi Líp chị là...
? Có ý kiến cho rằng: Chị là người tốt nhưng trót lầm lỡ, có ý cho rằng chị là người hư hỏng? Ý của em như thế nào
( Là người tốt nhưng nhẹ dạ cả tin ® thái độ đối với khách, nỗi lòng của chị khi nghe con nói)
Gv diễn giải các chi tiết:
Ngôi nhà nhỏ...
Nỗi lòng với con...
? Nêu cảm nhận của em về nhân vật
(Blăng - sốt có phẩm chất tốt bị lầm lỡ nhưng không phải là người sống buông thả. Chị không đáng bị coi thường...)
? Những trường hợp như chị trong cuộc sống của ta có không
? Gv chốt lại và liên hệ Thuý Kiều trong Truyện Kiều và thực tế cuộc sống.
Bước 3: Hướng dẫn phân tích nhân vật Phi Líp
? Tâm trạng của bác Phi Líp được miêu tả qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào: ( Gặp Xi Mông; đưa Xi Mông về nhà; gặp mẹ Xi Mông; đối đáp với Xi Mông nhận làm bố)
? Phân tích diễn biến tâm trạng
(Khi gặp Xi Mông ôn tồn hỏi, nhìn em nhân hậu. Trên đường về nhà Xi Mông nghĩ bụng, tự nhủ... nhận làm bố của Xi Mông)
? Em có nhận xét gì về nhân vật qua cử chỉ: Nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má.
( Thông cảm đem lại niềm vui cho Xi Mông)
? Trong đoạn trích này, theo em ai là người đáng thương, đáng trách, vì sao?
( mẹ con của Xi Mông là những người đán thương, họ phải chịu những thành kiến cổ hũ.
Các bạn của Xi Mông đáng trách vì họ vô ý thức trêu đùa trên nỗi đau của người khác.
* Hoạt động 3: Tổng kết:
? Nêu nét chính về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích,
Hs đọc ghi nhớ
* Hoạt động 4: Luyện tập:
? Em thích chi tiết nào trong truyện? Cảm nhận của em về chi tiết đó.
- 3 Hs đọc bài
- 1 hs trình bày - nhận xét bổ sung
- Độc lập trả lời
- Hs quan sát, kết hợp ghi
- Hs trả lời - hs khác bổ sung
- Hs suy nghĩ trả lời và bổ sung
- Hs lắng nghe
- Suy nghĩ rút ra nhận xét
- Suy nghĩ trả lời và bổ sung
- Tìm và nêu chi tiết
- Suy nghĩ trả lời
- Nêu tác dụng
-Suy nghĩ trả lời
- Trả lời
- Hs thảo luận đại diện trả lời
- 1 Hs đọc 
- Suy nghĩ trả lời
- Thảo luận nhóm đại diện trả lời và bổ sung
- Suy nghĩ trả lời
- Hs nhận xét liên hệ
- Suy nghĩ trả lời
- Đứng tại chỗ phân tích
- Rút ra nhận xét
- Thảo luận, đại diện trình bày và bổ sung
- Rút ra ý khái quát
- Tự làm cá nhân
2- Đọc - Tóm tắt đoạn trích
3- Bố cục: 
4 phần
II- Phân tích:
1- Nhân vật Xi Mông
a- Hoàn cảnh
- Mang tiếng không có bố
- Bạn bè trêu chọc
b- Tâm trạng
- Đau đớn, tủi nhục đến tuyệt vọng
- Định nhảy xuống sông chết đuối
- Khóc nhiều, nói không ra lời
- Khao khát có bố
- Phi Líp nhận làm bố, Xi Mông kiêu hãnh và tự tin.
2- Nhân vât Blăng - sốt 
- Người phụ nữ xinh đẹp đức hạnh
- Giàu lòng yêu thương con
3- Nhân vật Phi Líp:
- Yêu mến trẻ, thấu hiểu nổi đau khổ khát khao của Xi Mông
- Là người nhân hậu giàu tình thương
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật sắc nét
2- Nội dung: SGK 
* Ghi nhớ SGK 
IV- Luyện tập
III.3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung chính
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài “Ôn tập về truyện”

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet151-152.doc