Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 22

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 22

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức,kĩ năng :

 -Nhận biết các thành phần biệt lập.

 - Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.

 - Biết đặt câu có thành phần hô đáp, phụ chú.

2. Thái độ:

 - Nghiêm túc học tập.

B. Chuẩn bị:

1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo

2. HS: Chuẩn bị bài

C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

Nêu vấn đề, KT động não, Vấn đáp tái hiện, giải thích - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm.

D. Tiến trình các hoạt động

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút

* Đề bài:1 lớp 9c

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
Tiết: 106
Ngày soạn: 16/ 01 /2012
Các thành phần biệt lập (Tiếp )
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức,kĩ năng :
 -Nhận biết các thành phần biệt lập.
 - Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
 - Biết đặt câu có thành phần hô đáp, phụ chú.
2. Thái độ:
 - Nghiêm túc học tập.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
* Đề bài:1 lớp 9c
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: (1đ)
 Cho đoạn thơ sau:
ồ, đâu phải qua đêm dài lạnh cóng
Mặt trời lên là hết bóng mù sương
 Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng
 Cuộc đời ta bỗng chốc hoá thiên đường
 (Tố Hữu- Mùa thu mới )
a/ ồ, ôi trong đoạn thơ trên là thành phần?
A/ Tình thái
B/ Cảm thán
b/ Thành phần trên ( ồ, ôi ) biểu thị điều gì?
A/ Niềm vui của nhà thơ trong quá trình xây dựng đất nước
B/ Sự ngỡ ngàng khi nhận thức được việc xây dựng đất nước là một sự nghiệp gian nan.
C/ Khích lệ mọi người ra sức xây dựng đất nước 
Câu 2: (1đ) Điền tình thái từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
a/ .............! Nhà này có mớ cá ngon ......., chiều, tớ phải xin một bát mấy được.
 ( Làng-Kim Lân )
Phần II: Tự luận
Câu 1:( 4 Đ )Đọc hai câu sau:
1/ Thầy thì thầy không bênh vực những em lười học.
2/ Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
a/ Sự khác nhau về chức năng của các từ thầy đứng trước trợ từ thì trong những câu trên?
b/ Nếu bỏ từ thầy đầu tiên ở câu 1 thì ý nghĩa cơ bản của câu có thay đổi không? Tác dụng của từ thầy đó?
Câu 2:( 2 đ ) Xác định thành phần cảm thán trong câu sau: 
 a/ ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì?
 ( Thạch Lam )
b/ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
 ( Thế Lữ- Nhớ rừng )
Câu 3:( 2 đ )
 Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề học tập có dùng tình thái từ . Gạch chân tình thái từ ấy?
* Biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm ( Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ
Câu 1: a-B b-B
Câu 2: Các tình thái từ lần lượt là : ái chà ; gớm
Phần II: Tự luận
Câu 1:
a/ Sự khác nhau của từ thầy trong hai câu:
-Câu 1: Từ thầy là khởi ngữ ( 0,5 đ )
-Câu 2 từ thầy là chủ ngữ ( 0,5 đ )
 b/ Nếu bỏ từ thầy đầu tiện ở câu 1 thì ý nghĩa của câu không thay đổi . Từ thầy làm khởi ngữ trong câu 1 nhấn mạnh chủ thể của hành động trong câu ( 1 đ )
Câu 2: Thành phần cảm thán: ối chao, than ôi
Câu 3:( 2 đ )
-Viết được đoạn văn hoàn chỉnh, chặt chẽ, mạch lạc
-Sử dụng và chỉ ra được phần tình thái 
ĐỀ BÀI 2 lớp 9A
I. Phần trắc nghiệm (2đ)
Cõu 1: Cõu văn nào sau đõy khụng chứa thành phần biệt lập cảm thỏn:
A. Chao ụi, bụng hoa này đẹp quỏ!
B. Ồ, ngày mai đó là chủ nhật rồi.
C. Cú lẽ ngày mai mỡnh sẽ đi dó ngoại.
Cõu 2 : Cõu văn : ô Trời ơi, chỉ cũn cú năm phỳt ! ằ bộc lộ tõm lớ gỡ của người núi ?
A. Ngạc nhiờn B. Tiếc rẻ C. Buồn chỏn D. Giận dữ.
Cõu 3 : Trong những cõu văn sau đõy cõu nào cú thành phần khởi ngữ ? 
A. Nhà tụi thỡ tụi cứ ở.
B. Nú thụng minh nhưng hơi cẩu thả.
C. Nú là một học sinh thụng minh.
Cõu 4 : Trong cõu : ô Thế cậu đi bộ xuống đõy à ? ằ Thành phần tỡnh thỏi ô à ằ biểu thị quan hệ giữa người núi và người nghe như thế nào ?
A. Quan hệ thõn mật, cha - con.
B. Quan hệ thõn mật, bạn bố.
C. Quan hệ thõn mật, bà - chỏu.
II. Phần tự luận ( 8đ)
Cõu 1(4đ) : Xỏc định thành phần cảm thỏn và tỡnh thỏi trong cỏc cõu sau :
a. Cú vẻ như cơn bóo đó đi qua.
b. Tụi khụng rừ, hỡnh như họ là hai mẹ con.
c. Trời ơi, bờn kia đường cú một con rắn chết.
d. Việc đú chắc chắn khụng thể xảy ra.
Cõu 2(2đ) : Chuyển cỏc cõu sau thành cỏc cõu cú chứa thành phần khởi ngữ.
a. ễng giỏo ấy khụng hỳt thuốc.
b. Bạn ấy luụn học giỏi nhất lớp.
Cõu 3(2đ) : Viết một đoạn văn theo đề tài tựy chọn cú dựng thành phần tỡnh thỏi hoặc cảm thỏn. ( Gạch chõn dưới cỏc thành phần đú).
Đỏp ỏn - biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm
Cõu 1 : C ; Cõu 2 : B ; Cõu 3 : A ; Cõu 4 :B
II. Phần tự luận
Cõu 1
a. Cú vẻ 
b.hỡnh như 
c. Trời ơi
dchắc chắn 
Cõu 2 : Chuyển thành cõu cú thành phần khởi ngữ :
a. Thuốc, ụng giỏo ấy khụng hỳt..
b. Học, bạn õý luụn giỏi nhất lớp.
Cõu 3
-Viết được đoạn văn hoàn chỉnh, chặt chẽ, mạch lạc
-Sử dụng và chỉ ra được phần tình thái hoặc cảm thỏn.
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: Thành phần gọi đáp
? Đọc các đoạn trích trong bảng phụ 
? Những từ ngữ gạch chân có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không ? 
? Trong những từ ngữ in đậm đó,từ ngữ nào dùng để tạo lập cuộc thoại,từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra ? 
? Thế nào là thành phần gọi - đáp ? 
-HS đọc ghi nhớ-Tạo VD
I. Thành phần gọi đáp:
1. Ví dụ
2.Nhận xét:
-Từ dùng để gọi:Này.
-Từ dùng để đáp: Thưa ông.
->Không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
+Này: Tạo lập.
+Thưa ông:Duy trì.
3.Kết luận: Ghi nhớ-SGK.
Hoạt động 2: Thành phần phụ chú
GV sử dụng bảng phụ ghi VD
-HS đọc ví dụ
? Nếu lược bỏ các từ in đậm nghĩa sự việc của mọi câu trên có thay đổi không ? 
? Vai trò của các từ ngữ in đậm ? 
? Thế nào là thành phần phụ chú ? 
II. Thành phần phụ chú:
1.Ví dụ
2.Nhận xét :
-Nếu lược bỏ các từ in đậm,nghĩa sự việc của mỗi câu không thay đổi.
-Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
3.Kết luận: Ghi nhớ-SGK.
-HS đọc ghi nhớ
Bài tập 1
? Xác định phần gọi đáp trong các câu sau? Từ nào dùng để gọi, đáp?
a. Từ dùng để gọi: này
b. Từ dùng để đáp: vâng
c. Quan hệ: trên (nhiều tuổi) - dưới (ít tuổi)
d. Thân mật: Làng xóm láng giềng gần gũi, cùng cảnh ngộ
Bài tập 2: ? Bầu ơi có phải là thành phần gọi đáp không? Vì sao?
a. Cụm từ dùng để gọi: bầu ơi
b. Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt
Bài tập 3:
? Xác định thành phần phụ chú trong các câu dưới đây? Nêu tác dụng của nó?
a. TP phụ chú "kể cả anh" giải thích cho cụm từ "mọi người"
b. TP phụ chú "các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" giải thích cho cụm từ "những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này"
c. TP phụ chú "những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới" giải thích cho cụm từ "lớp trẻ"
d. Các TP phụ chú và tác dụng của nó
- Thành phần phụ chú "có ai ngờ" thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình "tôi"
- TP phụ chú "thương quá đi thôi" t/h t/c trìu mến của n/v trữ tình "tôi" với nhân vật "cô bé nhà bên"
Bài tập 4:
- Các tp phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật đối với nhau
Bài tập 5: Đoạn văn gợi ý.
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là nx vĩnh cửu của nhân loại và tuổi trẻ bào giờ cũng hướng tới tương lai! tương lai đó là những gì chưa có trong hôm nay, nhưng chính vì thế mà nó lại có sức hấp dẫn ghê gớm đối với con người, nếu không nói rằng nhờ có niềm hi vọng vào tương lai mà con người có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại để tiếp tục sống 1 cách có ích hơn. Tuy nhiên, người ta, nhất là không thể thụ động chờ đợi tương lai, càng không thể đi tới tương lai bằng hai bàn tay trắng, nghĩa là phải chuẩn bị cho mình một hành trang cần thiết, đặc biệt là hành trang tình thần để có thể vững bước tới tương lai. Hành trang tinh thần đó là tri thức, kĩ năng, thí quen; được coi là điều kiện cần và đủ để TN có thể tự tin trước mạng thông tin toàn cầu, trước hội nhập thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao.
Muốn có hành trang tinh thần như vậy thì hơn bào giờ hết, Tn phải là những người đi tiên phong HT và HT có hiệu quả, nhanh chóng nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp CN hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu để hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới 1 cách bình đẳng, phát triển đất nước 1 cách bền vững và cũng chỉ có như vậy, TN mới xứng đáng là mx vĩnh cửu của nhân loại.
* TP phụ chú (gạch chân) - Giải thích cho "tương lai"
 - Giải thích cho "hành trang tinh thần"
* Củng cố:
-Đọc ghi nhớ
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài.
-Hoàn thiện bài tập
-Ôn tập chuẩn bị kiểm tra Tập làm văn.
Tuần: 22
Tiết: 107
Ngày soạn: 15 / 01 /2012
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn 
của LaPhông Ten 
 ( Hi-Pô-Lít-Ten)
*Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được
1.Kiến thức:
 -Giúp học sinh hiểu được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buyphông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
2.Kĩ năng:
Rèn kĩ năng nghị luận về một tác phẩm văn học
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc học tập.
*Đồ dùng
-Bảng phụ
*Tiến trình dạy – học
A. ổn định.
B. Kiểm tra:  ý nghĩa của bài “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới “? 
C. Bài mới:
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả ?
?Văn bản trích từ tác phẩm nào?thuộc chương bao nhiêu?phần mấy?
?VB viết theo phương thức biểu đạt nào?Nêu yêu cầu đọc?
-GV đọc mẫu,học sinh đọc, nhận xét.
-Gv kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh.
?Văn bản chia làm mấy phần?nêu nội dung từng phần?
?Đối chiếu các phần để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại của tác giả?
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu sự khác nhau giữa nhận xét của nhà khoa học và nhà thơ khi cùng phản ánh một đối tượng con cừu.
?Buy-phông nhìn nhận như thế nào về Cừu?
?Từ đó Buy Phông nêu bật đặc điểm gì của Cừu?
?Đó là những lời nhận xét đánh giá như thế nào?
( Cách viết của Buy-phông về loài cừu có đáng tin cậy không?
? Đọc đoạn văn của Buy Phông,người đọc hiểu thêm gì về con cừu ? -đặc tính chung của loài
? Cách nhìn của La-Phông-ten như thế nào?
?Đọc đoạn thơ của LaPhông Ten,ta hiểu thêm gì về con cừu ?
?Qua phần nhận xét của tác giả,ta thấy La còn nhìn nhận như thế nào về Cừu?(ngoài đặc điểm như của Buy-Phông còn có đặc tính gì khác)
?Ngoài ra đoạn thơ còn cho ta cảm xúc gì ? - xót thương,thông cảm như với con người nhỏ bé,bất hạnh:Thật cảm động vẻ nhẫn nhục,mắt nhìn lơ đãng,động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế.
?So sánh cách nhìn nhận của Buy-Phông và La?
La:kết hợp cái nhìn khách quan và cảm xúc chủ quan=>tạo được hình ảnh vừa chân thực, vửa xúc động về con Cừu.
I. Giới thiệu bài:
1. Tác giả:
+ Hi- pô- lít- ten (1828-1893)-Nhà văn Pháp
+ là triết gia, nhà sử học, nhà nghiên cứu văn học, viện sĩ viện hàn lâm Pháp. 
2. Tác phẩm:
-Trích từ cuốn “Công trình nghiên cứu của LaPhôngten và thơ ngụ ngôn”-1953
-Đoạn trích thuộc phần 2 chương 2
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.Đọc
-Rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm
2.Chú thích
3. Bố cục 
* 2 phần.
-Phần 1: Từ đầu -> ‘’Tốt bụng như thế ‘’. 
Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn La Phô ... :
 - Nghiêm túc học tập.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: - Hình ảnh cừu theo sự phản ánh của Buy Phông và La Phông Ten ?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết văn bản Em hãy cho biết những ghi chép của Buy-phông về chó sói ?
- Nhận xét của Buy-phông có đúng không? Vì sao?
* Nhà khoa học đã dựa trên những biểu hiện bản năng của chó sói để khái quát về loài vật này.
?La-Phông-ten tả chó sói như thế nào 
?Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
?So sánh cách cảm nhận của La Phông-ten và Buy-phông
?Chó sói là tên trộm cướp nhưng bất hạnh, độc ác mà khổ sở , là nhân vật chính để La làm nên hài kịch về sự ngu ngốc?ý kiến của em?
* Chó sói là kẻ mạnh, đáng ghét, tham lam, độc ác, bắt nạt kẻ yếu. tác giả viết về loài chó sói vừa chân thực vừa giàu cảm xúc.
=>Bài học ngụ ngôn, đạo lí ở đời: đạo lí giữa thiện và ác.
? So sánh phương pháp tả 2 con vật của BuyPhông và La Phông Ten ? 
? Theo em,cách miêu tả như vậy nhằm mục đích gì ? 
?Nêu nghệ thuật nghị luận của Ten trong văn bản?
? Mạch lập luận trong văn bản như thế nào?
?Nội dung của văn bản?
*GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- Điểm sáng tạo của La-Phông-ten trong việc tả cừu và sói?
- Quan điểm của Ten có gần gũi với quan điểm của Nguyễn Đình Thi trong ''Tiếng nói của
b.Hình tượng con sói 
Buy-Phông:+ Thù ghét mọi sự kết bè, kết bạn bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng.
+ Là loài vật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng.
=> Ông nói dựa trên sự quan sát, những biểu hiện bản năng xấu của loài vật này
La phông-ten:chó sói đói meo, gầy giơ xương, đang đi kiếm mồi, gặp cừu non đang uống nước bên bờ suối.
+ Là con thú điên, gã vô lại, tìm mọi cách bắt tội ăn thịt cừu non nhưng ngu dốt đưa ra các lí do sơ hở bị cừu non vạch trần cuối cùng vẫn ăn thịt cừu. 
=>Nhà thơ nhân hóa nó như 1 kẻ mạnh, tham lam, độc ác.
+ Đó cũng là một tính cách phức tạp: độc ác mà khổ sở, vụng về, ngu dốt nên luôn đói meo luôn bị ăn đòn 
+ Xây dựng hình tượng chó sói dựa vào đặc tính chân thực, sinh động, quan sát tinh tế nhạy cảm.
-HS nêu cảm nhận.
-Chó sói độc ác,gian xảo muốn ăn thịt cừu non một cách hợp pháp nhưng lí do đưa ra đều vụng về, sơ hở, bị cừu vạch trần và dồn vào thế bí.Cuối sói đành cứ ăn thịt cừu non bất chấp lí do.Sói vừa là bi kịch của sự độc ác vừa là hài kịch của sự ngu ngốc
c.Sự sáng tạo của nhà nghệ sĩ:
-Nhà khoa học tả chính xác, khách quan, dựa trên quan sát,nghiên cứu, phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật.
-Nhà nghệ sĩ tả với quan sát tinh tế, nhạy cảm và trí tưởng tượng phong phú.Đó là đặc trưng của sáng tác nghệ thuật=>giúp người đọc hiểu thêm, nghĩ thêm về đạo lí trên đời.(ví dụ:Chỉ trích thói đời:Kẻ mạnh cái lẽ vẫn già=>với chúng không thể nói lí=>bày tỏ sự cmr thông, lòng thương yêu con người bị áp bức.)
3. Tổng kết 
a.Nghệ thuật
+Nghệ thuật, phân tích, so sánh, chứng minh 
+ Mạch nghị luận được triển khai theo trình tự: từng con vật hiện ra dưới ngòi bút của La-Phông-ten, của Buy-phông, của La-Phông-ten. Bố cục chặt chẽ.
b.Nội dung: (ghi nhớ).
III. Luyện tập 
HS làm bài tập
+ Hai con vật cụ thể được đặt trong tình huống kịch tính.
1. Tính cách được khắc họa, cử chỉ, lời nói.
2. nhân hóa.
3. Có
* Củng cố:
-Đọc thêm
-Nêu nội dung, nghệ thuật cơ bản của văn bản
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài.
-Phân tích, so sánh cách nhìn nhận của văn bản
– Soạn bài: ” Nghị luận về một số vấn đề tư tưởng,đạo lí “
Tuần: 22
Tiết: 109
Ngày soạn: 15 / 01 /2012
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng
 đạo lí 
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức,
 Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
2. Kĩ năng:
Làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ:
 - Yêu thích kiểu bài nghị luận tư tưởng đạo lí
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Đọc văn bản “Tri thức và sức mạnh “trả lời các câu hỏi.
a)Văn bản trên bàn về vấn đề gì ? 
b) Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần ? 
c)Đánh dấu các câu có luận điểm chính trong bài ? 
?Các luận điểm này đã thể hiện rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
? Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì ? 
?Thế nào là bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lí ? Yêu cầu về nội dung và hình thức? 
?Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự viẹc hiện tượng đời sống như thế nào?
I.Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 
1. Ví dụ –VB: “Tri thức và sức mạnh”
2.Nhận xét.
a)Văn bản bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức.
b) Văn bản có thể chia làm 3 phần:
-Phần 1:MB: Nêu vấn đề.
-Phần 2:Thân bài:Nêu 2 ví dụ chứng minh tri thức và sức mạnh.
+Tri thức cứu một nhà máy thoát khỏi số phận đống phế liệu
+Tri thức là sức mạnh của cách mạng
-Phần 3: Kết bài: Phê phán một số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ.
c)Bốn câu phần mở bài
-Câu:tri htức đúng là sức mạnh và thử.không?
-Câu:Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng
-Câu:tri thức có sức mạnh to lớn
 Họ không biết rằng...lĩnh vực
-Thể hiện rõ ràng ý kiến nhận xét của người viết 
d)Phép lập luận chủ yếu: Chứng minh.
-Dùng sự thực thực tế để làm sáng tỏ một vấn để tư tưởng.
3.Kết luận.(Ghi nhớ: SGK)
-Khái niệm.
-Yêu cầu về nội dung, hình thức.
Hoạt động 2: Luyện tập
? Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
? Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào ? 
? Văn bản nghị luận về vấn đề gì ? Chỉ ra luận điểm chính ? 
? Phép lập luận chủ yếu trong bài ? 
II.Luyện tập:
-Văn bản ‘’ Thời gian là vàng ‘’:
a)Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 
b)Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian 
-Các luận điểm chính: Thời gian là vàng:
+Thời gian là sự sống
+thời gian là thuận lợi
+thời gian là tiền
+thời gian là tri thức
c)Phép lập luận chủ yếu:+Phân tích 
 +Chứng minh 
* Củng cố:
-Đọc ghi nhớ
 -Thế nào là nghị luận về vấn đề tư tưởmg, đạo lí?
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm nội dung bài.
-Hoàn thiện bài tập
-Soạn bài tiếp theo: ” Liên kết câu và liên kết đoạn văn “
Tuần: 22
Tiết: 110
Ngày soạn: 16 / 01 /2012
liên kết câu và liên kết đoạn văn
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức,
- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng liên kết trong bài viết.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
-Bảng phụ ghi bài 1
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa,, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: -Nêu khái niệm, tác dụng của thành phần biệt lập gọi đáp và phụ chú?
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khái niệm liên kết
-Gọi học sinh đọc đoạn văn trong SGK
?Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì?
? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
* Các câu phải hướng vào chủ đề của đoạn văn.
? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì?
?Những nội dung ấy có quan hệ với nhau như thế nào với chủ đề của đoạn văn?
-Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
* Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
? Mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào ?
* Liên kết bằng: lặp từ ngữ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trrường liên tưởng, thế, nối.
- Vậy các câu , các đoạn phải liên kết với nhau như thế nào?
?Sự liên kết về nội dung?
?Sự liên kết về hình thức?
I. Khái niệm liên kết 
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
+ Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. 
+Đây là một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ; nghĩa là giữa chủ đề của doạn văn và chủ đề của văn bản có quan hệ: bộ phận - toàn thể.
+ Nội dung chính của mỗi câu:
 Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại.
 Câu 2: Khi phản ánh thực tại, nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ.
Câu 3: Cái mới mẻ ấy là lời gửi của một nghệ sĩ .
=>Các nội dung này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn. 
Trình tự các ý hợp lôgíc + Tác phẩm nghệ thuật là gì? (phản ánh thực tại)
 + Phản ánh thực tại như thế nào? (tái hiện và sáng tạo)
 +Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì?(để nhắn gửi điều gì đó)
 + Mối quan hệ giữa nội dung của các câu trong đoạn văn thể hiện ở sự lặp các từ: ''tác phẩm'' - ''tác phẩm'', dùng từ cùng trường liên tưởng với ''tác phẩm'' là ''nghệ sĩ'', thay thế từ ''nghệ sĩ'' bằng ''anh'', dùng quan hệ từ ''nhưng'' dùng cụm từ ''cái đã có rồi'' đồng nghĩa với những vật liệu mượn ở thực tại.
3.Ghi nhớ (SGK tr43)
-Về nội dung:
+Đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung, các câu phải hướng về chủ đề(liên kết chủ đề)
+Các đoạn văn, các câu sắp xếp theo trình tự hợp lí
-Về hình thức
+Lặp lại ở từ ngữ
+Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa
+Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế
Hoạt động 2: Luyện tập 
- Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn ?
-Phép liên kết nào được sử dụng?
(-Bảng phụ)
II. Luyện tập 
Bài 1:
+ Chủ đề của đoạn văn: khẳng định năng lực trí tuệ của con người VN và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.
+ Nội dung các câu văn đều tập trung vào chủ đề và trình tự sắp xếp hợp lí của các ý trong câu.
 Mặt mạnh của trí tuệ VN
 Những điểm hạn chế
 Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.
+ Phép liên kết:
 ''Bản chất trời phú ấy'' - nối C1 với C2 - phép đồng nghĩa.
 ''Nhưng'' - nối C3 với C2 - phép nối
''ấy là'' nối C4 với C3 - phép nối.
 ''lỗ hổng'' ở C4 và C5 - phép lặp từ ngữ
 ''thông minh'' ở C5 và C1 - phép lặp từ ngữ.
-HS làm bài 2 chỉ rõ phương tiện liên kết.
* Củng cố:
- Nhắc lại phần ghi nhớ của bài.
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc ghi nhớ.
- Xây dựng đoạn văn và chỉ ra cách liên kết trong đoạn văn.
- Xem trước bài ''Luyện tập liên kết câu, liên kết đoạn''.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 22.doc