Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 1 đến tuần 19 năm 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 1 đến tuần 19 năm 2012

 TUẦN 1 - TIẾT 1 PHẦN VĂN HỌC

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A.Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức : Giúp HS

- Thấy được vẻ đẹp trong sáng trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị .

2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.

3.Thái độ : Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B.Chuẩn bị :

GV: Chuẩn bị tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác

HS: Soạn bài và sưu tầm tranh ảnh.

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1.Ổn định định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Hoạt động dạy học :

HĐ1: Khởi động

Giới thiệu bài :

 Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng của Bác, học theo phong cách sống và làm việc của Bác. Vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì ?

 

doc 170 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 1 đến tuần 19 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 18/8/2012
Giảng :20/8/2012
 TUẦN 1 - TIẾT 1 PHẦN VĂN HỌC
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A.Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức : Giúp HS
- Thấy được vẻ đẹp trong sáng trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị .
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
3.Thái độ : Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B.Chuẩn bị :
GV: Chuẩn bị tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác
HS: Soạn bài và sưu tầm tranh ảnh.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ổn định định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Hoạt động dạy học :
HĐ1: Khởi động 
Giới thiệu bài :
 Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng của Bác, học theo phong cách sống và làm việc của Bác. Vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì ?
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung 
HĐ2 : Tìm hiểu văn bản
GV hướng dẫn cách đọc
HS đọc bài
HS tìm hiểu chú thích SGK
Bài viết trích trong phong cách Hồ Chí Minh
 “ Cái vĩ đại gắn với cái giản dị”
Văn bản thuộc thể loại nào ?
Văn bản được chia ra làm mấy phần ? Nêu nội dung chính của từng phần ?
Đ1: Từ đầu đến rất hiện đại -> Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh
Đ2 : Tiếp đến hạ tắm ao -> phong cách sống 
Đ3 : còn lại -> ý nghĩa của phong cách
HS đọc Đ1 và cho biết vốn tri thức văn hoá của Bác ntn ?
Bác đã tiếp thu vốn tri thức ấy bằng cách nào?
- Bác đi nhiều, biết nhiều thứ tiếng, học hỏi, tìm hiểu tiếp thu
Bác đã tiếp thu những vốn tri thức ấy bằng cách nào? 
Nhận xét cách viết của tác giả ?
Tác dụng của biện pháp so sánh, kể và bình
 luận ?
- So sánh một cách bao quát đan xen giữa kể và bình luận .
Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là gì ?
- Người đã tiếp thu một cách chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài. Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. Bác đã kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế 
Phong cách Hồ Chí Minh có được nhờ sự ảnh hưởng nào ?
- Ảnh hưởng quốc tế sâu đậm 
- Một lối sống bình dị 
- Sự kết hợp và thống nhất trong lịch sử dân tộc và tinh hoa nhân loại 
Nhận xét về nghệ thuật của tác giả trong đoạn này ?
tác dụng ?
- > Nghệ thuật đối lập 
HĐ3 : Bài tập 
Nêu những biểu hiện của sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ Tịch Hồ Chí Minh?
HĐ 4: Củng cố
I. Giới thiệu chung :
1.Đọc, kể tóm tắt :
2.Tác phẩm:
a.Xuất xứ :
b.Thể loại : 
Văn bản nhật dụng
c.Bố cục:
II.Phân tích :
1.Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh :
- Bác có vốn tri thức hết sức sâu rộng .
- Tiếp thu chọn lọc không chịu ảnh hưởng thụ động, tiếp thu cái hay, phê phán cái hạn chế .
- Sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá thế giới và gốc văn hóa dân tộc tạo nên phong cách rất Việt Nam, dân tộc mà quốc tế, vĩ đại mà bình dị.
 4.Củng cố :
 Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh là nhờ đâu ?
 5.Dặn dò :
 HS học bài và soạn tiếp bài phong cách Hồ Chí Minh .
Soạn : 20/8/2012
Giảng :22/8/2012
 TUẦN 1 - TIẾT 2 PHẦN VĂN HỌC
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Tiếp theo )
A.Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức : Giúp HS
- Thấy được vẻ đẹp trong sáng trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị .
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
3.Thái độ : Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B.Chuẩn bị :
GV: Chuẩn bị tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác
HS: Soạn bài và sưu tầm tranh ảnh.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ:
 Phong cách văn hóa Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào ? 
3.Hoạt động dạy học :
HĐ1: Khởi động 
Giới thiệu bài :
 Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng của Bác, học theo phong cách sống và làm việc của Bác. Vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì ?
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
HĐ2: Phân tích 
HS đọc Đ2 nhắc lại nội dung chính của đoạn văn
Phong cách sống của Bác được tác giả kể trên những phương diện nào ?
- Nơi ở : Nhà sàn, vài phòng tiếp khách, họp bộ chính trị, làm việc và phòng ngủ ..đồ đạc thì mộc mạc, đơn sơ.
- Trang phục: Bộ quần áo, đôi dép, chiếc va li
- Bữa ăn : rất đạm bạc những món ăn dân tộc như cá kho, dưa muối, rau luộc
HS liên hệ với những bài viết đã sưu tầm về Bác ?
Trong bài viết tác giả đã so sánh lối sống của Bác với lối sống của những ai ? Đó là lối sống như thế nào ?
HS thảo luận nhóm : Vì sao Bác vừa giản dị vừa 
thanh cao ?
- Đây không phải lối sống khắc khổ, tự vui trong 
nghèo đói, cũng không phải tự thần thánh hóa làm 
khác đời.
Theo quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là gì ?
Nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng, cách viết của tác giả ?
Tác giả bình luận và so sánh như thế nào ?
- Chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào sống giản dị 
như vậy.
HS đọc đoạn 3
Ý nghĩa cao đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là gì ?
- Giống các vị danh nho 
- Khác các vị danh nho : Đây là lối sống của người cộng sản, một vị Chủ Tịch nước.
Để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào ? 
- Kể chuyện, bình luận, phân tích, so sánh...
Phân tích hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật trên ?
- Nghệ thuật : Kết hợp giữa kể và bình luận, so sánh các từ hán việt ...
Theo tác giả lối sống của Bác chúng ta cần nhìn nhận như thế nào cho đúng ?
- Cảm nhận sâu sắc nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Giúp người đọc thấy được sự gần gũi giữa Bác Hồ với các vị hiền triết của dân tộc.
HS thảo luận nhóm : cách sống đó gợi cho em những suy nghĩ gì ? Em học tập được điều gì ?
HĐ3 :Tổng kết 
Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản ? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ?
- Kết hợp giữa kể và bình luận 
- Nghệ thuật đối lập 
HĐ4 : Luyện tập 
Kể những câu chuyện, câu thơ về lối sống giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ?
 Tìm những dẫn chứng để chứng minh Bác không 
những giản dị trong lối sống mà còn giản dị trong nói viết.
II.Phân tích :
2. Phong cách Sống và làm
 việc của Hồ Chí Minh :
- Thể hiện ở lối sống giản dị 
mà thanh cao của người .
- Cách sống giản dị mà vô cùng thanh cao, sang trọng giống như các vị hiền triết xưa.
- Một cách sống có văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm
mỹ về cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao. Một cách sống làm cho tinh thần sảng khoái.
3.Ý nghĩa trong phong 
cách Hồ Chí Minh 
- Nét đẹp của lối sống rất Việt Nam của người cộng sản lão thành. Một vị Chủ Tịch nước.
III.Tổng kết :
Ghi nhớ (8)
IV.Luyện tập :
Bài tập 1:
Bài tập 2:
4.Củng cố :
 Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện qua lối sống và làm việc như thế nào ?
 5.Dặn dò:
 HS học bài và soạn bài đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Soạn : 21/8/2012
Giảng :23/8/2012
 TUẦN 1 - TIẾT 3 PHẦN TIẾNG VIỆT 
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 
A.Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức : Giúp HS nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm 
về chất.
2.Thái độ : Giáo dục HS ý thức học tập
3.Kĩ năng : Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp 
B.Chuẩn bị :
GV : Soạn bài ra câu hỏi 
HS : Đọc bài trả lời câu hỏi 
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động :
1.Ổn định tổ chức : 
2.Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3.Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1: Khởi động 
Giới thiệu bài 
HĐ2 : Hình thành kiến thức mới
HS đọc 2 ví dụ SGK, 
Câu nói nào là không bình thường 
Khi An hỏi “ Học bơi ở đâu ?” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An cần biết không ? Vì sao ?
-> Câu trả lời không thảo mãn vì An muốn biết học bơi ở địa điểm nào.
 Em rút ra bài học gì khi giao tiếp ?
HS đọc truyện cười “Lơn cưới, áo mới”
Vì sao truyện gây cười ?
- Vì cả hai nói nhiều hơn những điều cần nói 
Hãy cho biết khi giao tiếp ta cần tuân thủ yêu cầu
gì ?
Thế nào là phương châm về lượng ?
 HS đọc ghi nhớ 
 HS đọc truyện cười “Quả bí khổng lồ”
 Truyện này phê phán điều gì ?
- Phê phán tính nói khoác 
Trong giao tiếp có điều gì cần tránh ?
Nếu trong trường hợp chưa biết xác thực nhưng 
vẫn buộc phải nói thì ta làm ntn ?
- Thêm từ hình như, có lẽ, có thể vào trước câu trả lời .
HĐ3 : Ghi nhớ
Thế nào là phương châm về chất ?
HS đọc ghi nhớ 
HĐ 4: Luyện tập
GV chia lớp làm ba nhóm 
Chia mỗi nhóm 1 bài tập 
Nhóm 1 làm bài 1
Nhóm 2 làm bài 2
Nhóm 3 làm bài 3
Hãy chỉ ra lỗi trong câu ?
HS lên bảng điền vào chỗ trống ?
Hs lên bảng trình bày 
HS nhận xét 
GV nhận xét bổ sung 
Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
Hãy chỉ ra các phương châm hội thoại ?
Hãy giải thích các câu sau và chỉ ra các thành ngữ vi phạm phương châm hội thoại nào ? 
Hs lên bảng trình bày 
HS nhận xét 
GV nhận xét bổ sung 
I.Phương châm về lượng :
- Khi giao tiếp cần nói đúng với nội dung cần giao tiếp.
- Không nên nói nhiều hơn những điều cần nói.
* Ghi nhớ (9)
II.Phương châm về chất :
- Không nên nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
* Ghi nhớ (10)
III.Luyện tập 
Bài tập 1( 10)
a.Thừa cụm từ nuôi gia súc ở nhà
b.Thừa cụm từ có 2 cánh 
Bài tập 2( 10)
a.Nói có sách, mách có...
b.Nói dối
c.Nói mò
d.Nói nhăng, nói cuội
e.Nói trạng 
->Phương châm về chất 
Bài tập 3(11)
- Không tuân thủ phương châm về lượng. 
Bài tập 4 (11)
a.Phương châm về chất
b.Phương châm về lượng
Bài tập 5 (11)
- Ăn đơm-> vu khống đặt điều
- Ăn ốc-> nói không có căn cứ 
- Cãi chày -> cố chanh cãi, không có căn cứ .
- Nói dơi-> nói nhăng nhăng, linh tinh.
- Hứa hươu -> Hứa nhưng không thực hiện lời hứa 
-> Các thành ngữ vi phạm phương châm về chất .
4.Củng cố :
- Thế nào là phương châm hội thoại ?
5.Dặn dò :
- HS học bài và làm bài tập 5 (11)
 Soạn : 22/8/2012
 Giảng :24/8/2012
 TUẦN 1- TIẾT 4 PHẦN TẬP LÀM VĂN 
 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A.Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức : Củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh .
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, làm cho 
văn bản thuyết minh sịnh động, hấp dẫn.
2.Thái độ: Giáo dục hs ý thức học tập
3.Kĩ năng : Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh .
B.Chuẩn bị :
GV : Soạn bài và bảng phụ
HS : Trả lời câu hỏi SGK
c.Tiến trình tổ chức các hoạt động :
1.Ổn định tổ chức : 
2.Kiểm tra bài cũ :
- ... .
- Tình bạn thân thiết giữa ba đứa trẻ với A-Li- Ô -Sa.
 Qua bài văn em có nhận xét gì về kể chuyện của
tác giả ?
HĐ3: Ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ
GV bổ sung
HĐ4: Luyện tập
 HS viết đoạn văn miêu tả tình bạn thân thiết của 
A-Li- Ô- Sa với ba đứa trẻ .
II.phân tích :
2.Tuổi thơ trong trắng mơ mộng.
- Về người mẹ đã mất về mụ gì ghẻ trong cổ tích .
- Người kể thì say sưa khi nào quên thì đợi đấy để chạy về nhà hỏi bà .
- Người nghe thì chăm chú, nếu không tin thì giải thích .
3.Những quan sát và nhận xét của A-Li -Ô-Sa .
4.Chuyện đời thường và chuyện cổ tích .
- Cách kể chuyện đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
III. Tổng kết : 
* Ghi nhớ 
IV.Luyện tập :
4.Củng cố : 
- Tác giả có sự quan sát như thế nào ?
5.Dặn dò : 
- HS ôn tập toàn bộ phần văn học để kiểm tra học kì.
Soạn :11/12/2010
Giảng :13/12/2010
 Tuần 18 - Tiết 86 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ 
A.Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức : Giúp học sinh nắm được đặc điểm , khả năng miêu tả ,biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ .
2.Tích hợp với các bài thơ trữ tình.
3.Kĩ năng: Qua hoạt động tập làm thơ tám cữ mà phát huy tinh thần sáng tạo ,sự hứng 
thú trong học tập ,rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B.Chuẩn bị : 
GV: Soạn bài 
HS : Chuẩn bị bài dưới sự hướng dẫn của gv.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động :
1.Ổn định : TS 14
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung
HĐ1: Khởi động
HĐ2: Hình thành kiến thức mới
 GV: Chia các nhóm tìm những bài thơ tám chữ ở nhà .
Các nhóm lên trình bày trước lớp .
 - Vần, vần liền, vần cách theo từng cặp .
- Nhịp, cách ngắt nhịp .
Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét bổ sung.
HĐ3: Luyện tập
GV: chia lớp làm ba nhóm, mỗi nhóm điền vào 
một đoạn thơ còn thiếu .
Các nhóm thảo luận.
Các nhóm cử đại diện lên bảng .
Các nhóm quan sát nhận xét bổ sung.
gv: Nhận xét bổ sung cho từng nhóm ,và đưa ra đáp án đúng.
 GV: Chia các nhóm thảo luận và viết khổ thơ 
về chủ đề con sông quê hương.
 Chủ đề về môi trường.
 HS: Các nhóm cử đại diện nhóm lên trình bày trên bảng .
Cả lớp đọc và nhận xét.
GV: nhận xét cho từng nhóm .
Về chủ đề, vần ,nhịp .
GV: Cho các nhóm thi xem nhóm nào làm thơ đúng chủ đề , hay đúng vần nhịp.
GV cho điiểm khuyến khích nhóm làm bài tốt.
HS viết đoạn thơ về chủ đề về môi trường.
( HS chú ý làm đúng chủ đề về môi trường)
HĐ4: Củng cố
I.Nhận diện thể thơ tám chữ : 
II.Luyện tập : 
Bài tập 1:
a. Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông.
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước 
.................................................
HS có thể chọn các cách sau:
Đã bao lần tôi thổn thức trong lòng 
Mà sông bình yên nước chảy theo dòng.
Bởi đời tôi cũng đang chảy theo dòng.
b. Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ 
Như người yêu khác hẳn với tình nhân .
Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
.....................................................
HS có thể chọn các cách sau:
Một cành hoa chưa thể gọi mùa xuân 
Chợt quen nhau chưa thể gọi bạn thân .
c. Có lẽ nào để trượt khỏi tay em
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ 
Những trái chín những buồn vuituổi trẻ
.........................................................
HS có thể chọn :
Những trái chín có từ ngày thơ bé 
 Bài tập 2:
Viết đoạn thơ về chủ đề con sông quê hương.
Bài tập 3:
Viết đoạn thơ về chủ đề về môi trường .
4.Củng cố : 
- HS ôn tập về thơ tám chữ .
5.Dặn dò : 
- HS tập làm thơ tám chữ ở nhà.
Soạn : 16/12/2010
Giảng :18/12/2010
 Tuần 18 - Tiết 87 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A.Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức : Giúp học sinh 
- Nắm được đặc điểm , khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ .
- Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo , sự hứng thú trong học tập .
2.Tích hợp với các tác phẩm trữ tình.
3.Kĩ năng : Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B.Chuẩn bị : 
GV: Soạn bài :
HS :Chuẩn bị những bài thơ tám chữ .
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động :
1.Ổn định: TS 13
2.Kiểm tra bài cũ : 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs.
3.Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung
HĐ1: Khởi động
HĐ2: Tìm hiểu về thơ
a. Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
 Cảnh cỏ hàn hơi nước đọng bùn lầy 
 Thú san lạn mơ hồ trong ảo mộng 
 Chí hăng hái ganh đua đời náo động
 Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.
b. Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần .
Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái .
Và giữa vườn im, hoa rung sợ hãi .
Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời .
 HS hãy thảo luận và nhận xét về cách ngắt nhịp cách gieo vần trong hai đoạn thơ trên?
HĐ3: Luyện tập
GV: Nêu đề tài và chia nhóm thảo luận .
Tập làm thơ tám chữ .
Tập trình bày bài thơ theo nhóm.
Trình bày bài thơ trước lớp .
GV nhận xét bổ sung
HS: Trình bày theo nhóm, các nhóm chọn bài theo đề tài và hoàn thiện một bài thơ tám chữ, ít nhất phải có hai khổ thơ .
Các nhóm cử người đại diện lên trình bày .
HS trong lớp chú ý nhận xét .
GV nhận xét bổ sung
GV: Đọc một số bài thơ mà học sinh tự làm nhận xét và sửa cho hs viết tiếp và đặt đầu đề cho bài thơ.
GV: Cho hs viết bài thơ về chủ đề môi trường .
Các nhóm thi với nhau xem nhóm nào viết nhanh và đúng đề tài và được nhiều khổ thơ nhất .
GV: Đọc và nhận xét chấm những nhóm viêt bài tốt, cho điểm để khuyến khích hs.
GV nhận xét bổ sung
HĐ4: Củng cố
I.Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ:
+ Nhận xét : 
- Ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt theo cảm xúc .
- Cách gieo vần linh hoạt nhiều nhưng chủ yếu phổ biến nhất là vần chân.
II.Luyện tập :
1.Đề tài tự chọn : 
2.Làm thơ theo đề tài .
a. Nhớ bạn .
Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời.
nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui.
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời .
Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi.
b. Nhớ trường.
Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế .
Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông .
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng.
Nay xa bạn bè, sao thấy bâng khuâng.
c. Môi trường.
4.Củng cố :
 - HS ông tập về thể thơ tám chữ.
5.Dặn dò :
- Tập làm thơ tám chữ.
Soạn : 12/12/2010
Giảng : 14/12/2010
 Tuần 18 - Tiết 88 + 89 KIỂM TRA HỌC KÌ I
A.Mục tiêu cần đạt :
- Hệ thống kiến thức cơ bản cả ba phần văn, tập làm văn, tiếng việt .
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng để viết bài tổng hợp, toàn diện , theo nội dung kiểm tra , đánh giá.
- Rèn kĩ năng viết bài hoàn chỉnh.
B.Chuẩn bị: 
GV: Ra đề, biểu điểm 
HS: Ôn tập
C.Tiến trình bài dạy.
1.Ổn định : TS 14
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Bài mới : 
 Đề bài :
Câu 1: (2đ)
Hãy kể tên các tác giả của các tác phẩm sau:
a.Đồng chí.
b.bài thơ về tiểu đội xe không kính.
c.Bếp lửa.
d.Ánh trăng.
Câu 2: (2đ)
Chuyển lời dẫn trực tiếp sau đây thành lời dẫn gián tiếp.
“ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, nhưng cất nó đi thì cháu buồnn chết mất”.
 ( Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)
Câu 3 : (6đ)
Phân tích diễn biến tâm trạng của bé Thu trong truyện ngắn  « Chiếc lược ngà » của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. ( Sách Ngữ văn 9 - tập I)
 Đáp án và biểu điểm chấm:
Câu 1 ( 2đ)
a.Đồng chí – Chính Hữu
b.Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
c.Bếp lửa - Bằng Việt
d.Ánh trăng - Nguyễn Duy
( Mỗi ý đúng được 0,5 đ)
Câu 2 (2đ)
Anh TN nói khi làm việc, mình với công việc là đôi, sao gọi là một mình, huống chi việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của anh gian khổ thế đấy, nhưng cất nó đi thì anh rất buồn.
Câu 3 (6đ)
1.Mở bài (1đ)
 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật bé Thu trong truyện ngắn « Chiếc lược ngà »
2.Thân bài ( 4đ)
* Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha.
- Lúc đầu con bé ngạc nhiên, ngờ vực hoảng hốt tái mặt bỏ chạy và kêu thét lên -> Phản ứng quyết liệt tự nhiên, vì ông Sáu không giống tấm hình chụp chung với má nó. (0,5đ)
- Những ngày sau đó nó lạnh nhạt xa cách, ương ngạnh bướng bỉnh không chịu gọi cha, nói trống không, nhất định không nhờ ông Sáu, hất miếng trứng cá mà ông Sáu gắp cho, bỏ về nhà bà ngoại. ( 0,5đ )
* Thái độ của bé Thu khi nhận cha : Ân hận nuối tiếc không muốn xa cha, tràn ngập yêu thương.
- Nghe ngoại giải thích mối nghi ngờ được giải tỏa -> Nó ân hận, hối tiếc ....(0,5)
- Khi mọi người đến chia tay ông Sáu : Nó đứng tựa cửa với vẻ mặt buồn rầu, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa....(0,5)
- Khi ông Sáu chào con lên đường Thu mới cất tiếng gọi «  Ba » ( Chạy xô tới, nhanh như con sóc, chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt cổ ba....(1đ)
- Nó khóc, không cho ông Sáu đi nhưng được mọi người động viên. Nó nghẹn ngào mếu máo dặn ông Sáu khi về mua cho cây lược. (0,5)
* Chiến tranh tàn khốc, ông Sáu hi sinh không trở về. Thu chỉ nhận lại cây lược từ tay bác Ba, song kỉ vật đó là tình cảm cao quý, thiêng liêng tình cha con. (0,5)
3.Kết bài (1đ)
- Cảm nghĩ khái quát về nhân vật trong tác phẩm.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ và miêu tả tâm lí nhân vật.
- Ngợi ca tình cảm sâu nặng, đầy cảm động tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
4.Củng cố : 
GV : Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
5.Dặn dò : 
HS ôn tập các bài trong sgk.
Soạn : 16/12/2010
Giảng : 18/12/2010
 Tuần 19 - Tiết 90 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A.Mục tiêu cần đạt :
- Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài kiểm tra học kì I.
- Giúp hs ôn lại kiến thức và kĩ năng văn, tập làm văn, tiếng việt .
B.Chuẩn bị :
GV : Chấm bài.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
1.Ổn định : TS 14
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1: Khởi động
HĐ2: Trả bài 
GV: Yêu cầu hs chép lại đề bài theo trí nhớ.
HS đọc lại đề bài .
Đề bài yêu cầu vấn đề gì ?
HS trả lời .
GV chỉ ra đáp án của đề bài.
 GV nhận xét những ưu điểm mà hs đã làm được trong bài viết.
 GV : Nhận xét từng bài của hs.
 Nhận xét những nhược điểm mà hs mắc phải 
 HS lắng nghe và bổ sung cho bài viết sau.
GV trả bài cho hs và tổng hợp điểm.
HĐ 3,4 : Củng cố
I.Những vấn đề chung :
Đề bài :
1.HS chép lại đề bài vào vở.
2.Xác định yêu cầu của đề.
II.Nhận xét ưu điểm và nhược điểm.
1.Ưu điểm.
- 14 hs nắm được yêu cầu của đề bài.
- Trả lời đúng tên tác giả của các tác phẩm, biết chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, biết phân tích tâm trạng của bé Thu.
- Bài viết rõ ràng, nêu được cảm xúc.
2.Nhược điểm 
- Bài văn phân tích tâm trạng nhân vật bé Thu chưa rõ ràng. Nhiều em chưa nêu được phần mở bài, chưa phân tích hết được tâm trạng của bé Thu.
- Bài văn phân tích chủ yếu hs kể lại diễn biến tâm trạng của bé Thu trong truyện chiếc lược ngà.
III. Trả bài, chữa bài :
1.Kết quả:
G: 2 K: 4 TB: 8 
2.HS đối chiếu bài.
4.Củng cố : 
- GV nhận xét giờ trả bài.
5.Dặn dò : 
- HS ôn tập phần văn đã học ở kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docgIao an Ngu van 9HK1.doc