Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 18: Prôtêin

Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 18: Prôtêin

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học xong bài, học sinh phải:

- Nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó.

 - Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó.

 - Trình bày được chức năng của prôtêin.

 2. Kĩ năng:

 - Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

 GV: - Tài liệu tham khảo.

 HS: - Đọc trước bài.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 18: Prôtêin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Ngày giảng: 
9A:
9B:/
 Tiết 18 - Bài 18: prôtêin
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học xong bài, học sinh phải:
- Nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó.
	- Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó.
	- Trình bày được chức năng của prôtêin.
 2. Kĩ năng: 
	- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập.
II. chuẩn bị: 
 GV: - Tài liệu tham khảo.
 HS: - Đọc trước bài.
III. hoạt động dạy học.
 1. Tổ chức: (1')
	9A: 9B:
2. Kiểm tra: (3’)Vì sao nói trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn ADN qui định trình tự các nuclêôtit ở ARN ? Xác định trình tự đơn phân của ARN tổng hợp từ mạch 2 của gen:
	Mạch 1: - A - T - G - X - T - X - G -
	Mạch 2: - T - A - X - G - A - G - X-
9A: 9B:
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đa dạng và đặc thù của prôtêin
GV: Gọi h/s đọc Ă mục I, yêu cầu trả lời câu hỏi:
? Nêu thành phần hoá học của prôtêin? Prôtêin được cấu trúc theo những nguyên tắc nào?
HS: Trả lời, bổ sung.
GV: Yêu cầu h/s nhớ lại kiến thức cũ trả lời:
? ADN được cấu tạo từ mấy loại đơn phân? Tính đặc trưng và đa dạng của nó được qui định bởi yếu tố nào?
HS: Có 4 loại đơn phân; đa dạng và đặc thù bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
GV: Yêu cầu h/s thực hiện 6sgk (tr54):
? Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện như thế nào?
HS: Thể hiện ở số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin.
? Yếu tố nào xác định sự đa dạng của prôtêin?
HS: Cách sắp xếp khác nhau của 20 loại axit amin.
? Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù?
HS: Trả lời, bổ sung.
GV: Hoàn chỉnh kiến thức.
GV: Yêu cầu h/s quan sát h18, thông báo: Tính đa dạng và đặc thù còn biểu hiện ở cấu trúc không gian.
? Tính đặc trưng của prôtêin còn được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào?
HS: Xác định được: Tính đặc trưng thể hiện ở cấu trúc bậc 3 và bậc 4.
GV: Bổ sung thêm thông tin.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của prôtêin.
GV: Yêu cầu h/s tự nghiên cứu thông tin trả lời:
? Chức năng của prôtêin là gì?
HS: + Chức năng cấu trúc.
 + C/n xúc tác các quá trình trao đổi chất.
 + C/n điều hoà quá trình trao đổi chất.
HS: Dựa vào thông tin trong sgk, thảo luận nhóm để hoàn thành 6 (tr55)
GV: Cho đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
? Vì sao prrôtêin dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt?
HS: Vì các vòng xoắn dạng sợi được bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khoẻ.
? Nêu vai trò của một số enzim đối với sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày?
HS: + ở khoang miệng: Ezim amilaza biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ.
 + ở dạ dày: Enzim pepsin phân cắt axit amin chuỗi dài thành chuỗi ngắn.
? Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường?
HS: Sự thay đổi bất thường tỉ lệ insulin do tuyến tuỵ tiết ra dẫn đến bệnh tiểu đường.
GV: Bổ sung (TTBS)
? Ngoài chức năng trên prôtêin còn đảm nhận chức năng gì?
HS: Kháng thể, vận động của tế bào và cơ thể, thiếu hụt gluxit, lipit, tế bào phân giải prôtêin cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
GV: Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức.
20'
 15'
I. Cấu trúc của prôtêin.
- Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố: C, H, O, N.
- Prôtêin là đại phân tử được cấu 
trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là axit amin.
- Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng, trình tự các axit amin.
*Các bậc cấu trúc: 
 + Bậc 1: Là chuỗi axit amin có trình tự xác định.
 + Bậc 2: Là chuỗi axit amin tạovòng xoắn lò xo.
 + Bậc 3: Do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng.
 + Bậc 4: Gồm 2 hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau.
II. Chức năng của prôtêin.
1. Chức năng cấu trúc. 
 - Là thành phần quan trọng xây dựng các bào quan và màng sinh chất, hình thành các đặc điểm của mô, cơ quan, cơ thể.
 ( VD: Histôn cấu trúc NST)
2. Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất.
 - Bản chất enzim là prôtêin, tham gia các phản ứng sinh hoá.
 ( amilaza, pepsin)
3. Chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất.
 - Các hoocmôn phần lớn là prôtêin, điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể.
( insulin điều hoà đường huyết trong máu)
*Kết luận chung: (sgk)
4. Củng cố: (4')
* GV yêu cầu h/s làm bài tập 3; 4 sgk (tr56)
Đáp án: Câu 3: ý (a), Câu 4: ý (d)
5. Dặn dò: (1')
	- Về nhà học bài theo câu hỏi sgk.
	- Đọc trước bài"Mối quan hệ giữa gen và tính trạng"./.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9 - Tiet 18.doc