Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tiết 1 đến 10

Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tiết 1 đến 10

Tiết 1 Dạy: ././2011

 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

I. MứC Độ CầN ĐạT.

 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

II. Träng t©m kiªn thøc, kü n¨ng

 1. Kiến thức :

 - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt .

 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc .

 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2. Kỹ năng :

 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

III-CHUẨN BỊ :

 GV: Tư liệu : Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, tranh ảnh hoặc băng hình về Bác.

 HS: Soạn bài,chuẩn bị bài.

 

doc 23 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chuẩn KTKN - Tiết 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn:..../...../2011
Tiết 1 Dạy: ......../...../2011
 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
 (Lê Anh Trà)
I. MøC §é CÇN §¹T.
 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
II. Träng t©m kiªn thøc, kü n¨ng
 1. Kiến thức : 
 - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt .
 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc .
 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kỹ năng : 
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. 
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
III-CHUẨN BỊ : 
 GV: Tư liệu : Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh, tranh ảnh hoặc băng hình về Bác.
 HS: Soạn bài,chuẩn bị bài.
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Giới thiệu môn học, chương trình và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới: GV giới thiệu bài mới.
 Nếu chỉ hiểu HCM trên phương diện là 1 nhà yêu nước, 1 nhà cách mạng vĩ đại thì chưa đầy đủ, chưa thấy hết được những phẩm chất cao đẹp của Người. Nhắc đến HCM chúng ta còn phải nhắc đến 1 nhà văn hoá lớn của dân tộc, 1 danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét đẹp nổi bật trong phong cách HCM.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
¶ HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
-	GV gọi HS đọc chú thích và hỏi : Em hiểu gì về tác giả ? (khó)
	Giới thiệu qua về tác giả.
-	GV hỏi xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý ? 
	Hỏi : Em còn biết những văn bản, cuốn sách nào viết về Bác ? 
¶ HOẠT ĐỘNG 2: Đọc hiểu văn bản
	GV : hướng dẫn đọc, hiểu chú thích và tìm bố cục.
-	GV nêu cách đọc (giọng khúc triết mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh).
	GV đọc mẫu 1 lượt.
Chú thích :
-	GV : yêu cầu HS đọc thầm chú thích và kiểm tra việc hiểu chú thích qua một số từ trọng tâm : truân chuyên, Bộ Chính trị, thuần đức, hiền triết.
Bố cục văn bản :
-	GV : Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào ? thuộc loại văn bản nào ? vấn đề đặt ra ?
-	GV : Văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần ?
¶ HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn phân tích phần 1.
* Bước 1 : Tìm hiểu phần 1 
-	GV gọi HS đọc lại phần 1 và nêu câu hỏi :
-	Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào ?
	Hỏi : Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hóa nhân loại ?
	Hỏi : Chìa khóa để mở ra kho tri thức nhân loại là gì ?
	Kể một số chuyện mà em biết ?
	(GV dựa vào cuốn những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch).
Hỏi : Để khám phá kho tri thức ấy có phải chỉ vùi đầu vào sách vở hay phải qua hoạt động thực tiễn? 
+	Động lực nào giúp Người có được những tri thức ấy ? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản minh họa cho những ý các em đã trình bày.
	Hỏi : Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh ?
	(GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác ® hiểu văn học nước ngoài để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc ...)
Hỏi : Kết quả Hồ Chí Minh đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức như thế nào ? và theo hướng nào ?
Hỏi : Theo em điều kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó ? Vai trò của câu này trong toàn văn bản ?
¶ HOẠT ĐỘNG 4 : Phân tích phần 2
-	GV : Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần văn bản trên nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh ?
 -	GV : Phần văn bản sau nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác ? (đọc và cho biết điều đó ?).
-	GV : Khi trình bày những nét đẹp tổng quát lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào ?
-	GV : Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào ? Có đúng với những gì em đã quan sát khi đến thăm nhà Bác ở không ?
	(Thăm cõi Bác xưa - Tố Hữu).
Hỏi : Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế nào ? Biểu hiện cụ thể.
Hỏi : Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế nào ? Cảm nhân của em về bữa ăn với những món đó ?
.Hỏi : Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại ? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không ?
Hỏi : Qua trên em cảm nhân được gì về lối sống của Hồ Chí Minh ?
Hỏi : Để nêu bật lối sống giản dị Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
(Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng).
-	HS : Đọc lại "và người sống ở đó ® hết".
Hỏi : Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi - vị anh hùng dân tộc thế kỷ 15. Theo em điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết như thế nào ?
Hỏi : Bình và đưa những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện với nhân dân, qua ảnh ...
¶ HOẠT ĐỘNG 5 : Ứng dụng liên hệ bài học và tổng kết
-	GV : Giảng và nêu câu hỏi :
	Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa trong thời kỳ hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ gì ?
Hỏi : Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự hòa nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về việc đó ?
GV : Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hóa và phi văn hóa ?
GV : Chốt lại :- Vấn đề ăn mặc
	 - Cơ sở vật chất 
	 - Cách nói năng, ứng xử.
	Vấn đề vừa có ý nghĩa hiện tại, vừa có ý nghĩa lâu dài. Hồ Chí Minh nhắc nhở :
-	Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có con người mới XHCN.Việc giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết (di chúc).
	Các em hãy ghi nhớ và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.
	GV cho HS đọc và ghi nhớ trong sgk và nhấn mạnh những nội dung chính của văn bản.
¶ HOẠT ĐỘNG 6 : Hướng dẫn luyện tập toàn bài.
-	HS kể, GV bổ sung.
-	Gọi HS đọc.
-	GV hát minh họa.
(HS dựa vào phần cuối văn bản phát biểu).
(HS nêu các cuốn sách đã đọc)
- HS đọc theo chỉ định của GV - theo dõi bạn đọc, nhận xét và sửa chữa cách đọc của bạn theo yêu cầu của GV.
- HS : Đọc thầm chú thích và trả lời theo yêu cầu của GV.
-	HS : làm việc độc lập phát hiện phương thức biểu đạt chính luận, loại văn bản nhật dụng.
- HS : suy nghĩ dựa vào phần chuẩn bị bài.
(HS : suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản)
HS : Thảo luận nhóm.
HS kể một câu chuyện mà mình biết.
HS : Dựa vào văn bản tìm dẫn chứng .
HS : Thảo luận.
+ Rộng : Từ văn hóa phương Đông đến phương Tây.
+ Sâu : Uyên thâm.
	Nhưng tiếp thu có chọn lọc.
	Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp nhưng phê phán những mặt tiêu cực.
(Bác hoạt động ở nước ngoài).
-	HS : Phát hiện thời kỳ Bác làm Chủ tịch nước .
-HS:Chỉ ra được 3 phương diện : nơi ở, trang phục, ăn uống.
- HS : Quan sát văn bản phát biểu.
-HS : Thảo luận phát biểu dựa trên văn bản của tác giả.
-HS : Thảo luận nhóm
-	HS : Thảo luận.
TL:Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị.
-	HS : Thảo luận tìm ra nét giống và khác.
+	Giống : Giản dị thanh cao
+	Khác : Bác gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
HS : Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể.
HS : Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hóa.
HS : Thảo luận (cả lớp) tự do phát biểu ý kiến 
I- Giới thiệu:
1-Tác giả : Lê Anh Trà
	(Xem SGK)
2. Tác phẩm :Trích trong "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị", nhân dịp 100 năm ngày sinh của Bác Hồ
II/Đọc, tìm hiểu văn bản 
	I) Đọc, tìm hiểu chú thích :
	Chú ý đọc đúng, đọc diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
2) Chủ đề:
	Văn bản đề cập đến vấn đề : sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
3).Thể loại: Văn bản nhật dụng.
4)Bố cục : 2 phần :
-	Phần 1 : Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
-	Phần 2 : những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
III/. PHÂN TÍCH :
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
-	Hoàn cảnh Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả bắt nguồn từ khát vọng tìm ra đường cứu nước hồi đầu thế kỷ.
+	Năm 1911 rời bến Nhà Rồng
+ Qua nhiều cảng trên thế giới
+	Thăm và ở nhiều nước.
-	Cách tiếp thu : nắm vững phương tiện giao tiếp và ngôn ngữ.
-	Qua công việc lao động và học hỏi.
-	Động lực : Ham hiểu biết, học hỏi, tìm hiểu :
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
+ Làm nhiều nghề.
+ Đến đâu cũng học hỏi.
Þ Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động.
-	Hồ Chí Minh có vốn kiến thức:
+	Rộng : Từ văn hóa phương Đông đến phương Tây.
+ Sâu : Uyên thâm.
	Nhưng tiếp thu có chọn lọc.
	Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp nhưng phê phán những mặt tiêu cực.
-> Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.
=> Hình thành 1 nhân cách, một lối sống rất VN, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
=> Vừa hội nhập được với thế giới, lại vừa giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc.
2.Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh
a- Nơi ở và làm việc : nhỏ bé , đơn sơ, mộc mạc : Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị.
b-Trang phục giản dị : Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
c- Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
-> Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị.
 -> Cách sống có văn hoá của Người đã trở thành 1 quan điểm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
 -> Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
=> Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hóa dân tộc họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
3. Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.
-	Trong việc tiếp thu nhân loại ngày nay có nhiều thuận lợi : giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa hiện đại.
-	Nguy cơ : Có nhiều luồng văn hóa tiêu cực phải biết nhận ra .
IV/TỔNG KẾT: 
Ghi chớ (SGK/8)
Nghệ thuật: 
-Kết hợp kể và bình luận
-Chọn lọc chi tiết tiêu biểu
-So sánh có ấn tượng
-Lập luận thuyết phục
Nội dung
Vẽ đẹp Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa:
-Truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
-Thanh cao và giản dị.
*. LUYỆN TẬP
1. Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
2. Đọc thêm : Hồ Chí Minh ...
3. Hát minh họa "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người".
3/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
- 	Yêu cầu HS thuộc ghi nhớ trong SGK.
-	Sưu tầm một số chuyện viết về Bác Hồ.
-	Soạn bài : Các phương châm hội thoại.
*******************************************
Tiết 3 Soạn:......../....../2011
 Dạy: ......../....../2011
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. MøC §é CÇN §¹T.
 -	Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng và phương châm về chất.
 -	Biết vận dụng cá ... ài 2/23:	
-GV phân tích bằng ví dụ cụ thể.
+Bài làm của bạn chưa được tốt.
+Bài làm của bạn rất kém 
Bài 3/23:	
-Chia 2 nhóm mỗi nhóm thảo luận 
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả trước lớp.
Bài 4:/23,24
-Chia 3 nhóm mỗi nhóm thảo luận một phần
-Gọi 3 nhóm trình bày sau khi thảo luận theo nhóm.
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố
-GV khái quát thực tế sử dụng các phương châm hội thoại
-Vì sao có những trường hợp vẫn vi phạm phương châm quan hệ? (trong chính trị đấu tranh ).
HS đọc câu thành ngữ.
(Một người nói một đằng, không hiểu nhau)
HS đọc ví dụ và thảo luận:
HS trả lời.
HS trả lời theo ghi nhớ.
HS đọc.
HS trả lời.
Người nghe khó tiếp nhận nội dung truyền đạt..
HS đọc và thảo luận
HS trả lời theo ghi nhớ.
HS đọc 
HS thảo luận, trả lời.
(Sự cảm thông, nhân ái, quan tâm).
-	HS đọc và thảo luận.
HS đọc ghi nhớ.
( Kim vàng ai nỡ uốn câu: Kim vàng: 1 vật rất quý vá có giá trị, lưỡi câu: một vật rất tầm thường và không có giá trị. => Không ai dùng 1 vật quý để làm 1 vật không tương xứng với giá trị của nó.)
-HS đọc và suy nghĩ trả lời 
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập,HS làm bài.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài.
I. PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
1. Ví dụ :
	(ông nói gà, bà nói vịt)
=> một người nói một đàng, không hiểu nhau
Hậu quả: con người sẽ không giao tiếp được với nhau, xã hội rối loạn.
2. Kết luận : Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (quan hệ).
II.PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC
1. Ví dụ : thành ngữ
* Đây cà ra dây muống ® chỉ cách nói dài dòng, rườm rà.
* Lùng túng như ngậm hột thị ® chỉ cách nói ấp úng không thành lời, không rành mạch.
Hậu quả:
- Làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt.
-> Giao tiếp không đạt kết quả mong muốn.
*Các cách hiểu câu:
 Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.
 + Nếu của ông ấy bổ sung cho nhận định thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
 + Nếu của ông ấy bổ sung cho truyện ngắn thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của một (những) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy.
2. Kết luận :
-	Giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch tránh cách nói mơ hồ (cách thức bằng cách diễn đạt).
III. PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ :
1. Ví dụ 1 :Truyện người ăn xin
- 2 người đều nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình đặc biệt là tình cảm của cậu bé với lão ăn xin.
->Sự cảm thông, nhân ái, quan tâm.
Ví dụ 2 : Đoạn Kiều gặp Từ Hải
-	Từ Hải : Người anh hùng, dùng lời tao nhã.
-	Kiều : gái lầu xanh, kẻ thấp hèn ,nói khiêm nhường
Þ Họ tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng
2. Kết luận 
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người nhau
IV/. LUYỆN TẬP (18')
Bài 1/23 :
Các câu khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống : khuyên dùng lời lẽ lịch sự nhã nhặn.
-	Chim khôn kêu tiếng...
-	Vàng thì thử lửa...
Bài 2/23 : - Phép tu từ "Nói giảm, nói tránh, tránh liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự.
Bài 3/23 : Điền từ
a- Nói mát 	d- Nói leo
b- Nói hớt	e- Nói ra đầu ra đũa
c- Nói móc 
a,b,c,d => p/c lịch sự
e => p/c cách thức
Bài 4/23,24 :
a. Tránh để người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ.
b. Giảm nhẹ sự đụng chạm tới người nghe ® tuân thủ phương châm lịch sự.
c. Báo hiệu cho người nghe là người đó vi phạm phương châm lịch sự.
4/. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 
-Hoàn thành bài tập 5/24 còn lại.
-Học thuộc ghi nhớ về các phương châm hội thoại
-Chuẩn bị bài : Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
****************************************
 Soạn:........./...../2011
Tiết 9 Dạy:........./...../2011
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 
I. MøC §é CÇN §¹T.
 - Củng cố kiến thức đã học về văn thuyết minh.
 - Hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
 - Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong làm văn thuyết minh.
II. Träng t©m kiªn thøc, kü n¨ng
 1. Kiến thức : 
 - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
 - Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyế minh.
 2. Kỹ năng : 
 - Quan sát các sự vật, hiện tượng.
 - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
III-CHUẨN BỊ : 
 GV:- Một số văn bản thuyết minh có miêu tả.
 - Bảng phụ.
 HS: Soạn bài, chuẩn bị bài.
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
 Tại sao trong văn bản thuyết minh người ta cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật? và sử dụng như thế nào? => ý 3, mục II, tiết 4.
Kiểm tra việc lập dàn ý của một số học sinh theo yêu cầu của tiết 5
3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
-HS đọc văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”
? Tác giả giới thiệu điều gì về cây chuối trong: “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”
? Văn bản gồm có mấy phần? 
? Nêu những câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối?
? Chỉ ra những câu văn có tính chất miêu tả cây chuối.
? Tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh .
HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu bài tập
	GV phân nhóm, mỗi nhóm thuyết minh một đặc điểm của cây chuối, yêu cầu vận dụng miêu tả.
	GV gợi ý một số điểm tiêu biểu.
	HS thảo luận trình bày :
Bài 2 : Cho HS đọc văn bản "Trò chơi ngày xuân".
-	Yêu cầu tìm những câu miêu tả ở trong đó ?
-	HS phát hiện, GV ghi lên bảng.
- HS nhận xét
HS đọc văn bản. 
- Tầm quan trọng của cây chuối trong đời sống VN
TL- Bố cục : 2 ý :
a) “Đi khắp Việt Nam... con đàn cháu lũ”: Đặc điểm cây chuối.
b) Đoạn còn lại : công dụng của cây chuối.
TL- Cây chuối là thức ăn, thức dùng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa quả.
- Quả chuối là một món ăn ngon.
- Mỗi cây chuối đều có một buồng chuối nghìn quả.
- Chuối chín là...
- Chuối xanh lại là...
- Chuối thờ... thờ cúng.
* Trình bày đúng, khách quan các đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
TL-“Cây chuối thân mềm, vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng”.
- “Nhanh tươi tốt .” -“Chuối mọc thành rừng, bạt ngàn vô tận.”
-“Ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn .”
-“Những buồng chuối  gốc cây.”
-“Da dẻ mịn màng .”
® Văn bản thuyết minh có kết hợp với các yếu tố miêu tả.
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
 - Mỗi nhóm thuyết minh một đặc điểm của cây chuối, yêu cầu vận dụng miêu tả.
I./ Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
a. Ví dụ :Cây chuối trong đời sống Việt Nam.
-	Vai trò tác dụng của cây chuối với đời sống con người.
-	Đặc điểm của chuối :
+ Chuối nơi nào cũng có (câu 1)
+	Cây chuối là thức ăn, thức đựng từ thân, lá đến gốc...
+ Công dụng của chuối .
- Miêu tả :
Câu 1 : Thân chuối mềm vươn lên như những trụ cột.
Câu 3 : Gốc chuối tròn như đầu người.
b- Ghi nhớ
-Để thuyết minh cho cụ thể sinh động ,hấp dẫn bài thuyết minh có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả .
-Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật , gây ấn tượng.
Lưu ý: Những đối tượng cần miêu tả khi thuyết minh là :Các loài cây, di tích, thành phố, mái trường v..v..
II. Luyện tập 
Bài tập 1/26 : Ví dụ mẫu
-	Thân cây thằng đứng tròn như những chiếc cột nhà sơn màu xanh.
-	Lá chuối tươi như chiếc quạt phẩy nhẹ theo làn gió. Trong những ngày nắng nóng đứng dưới những chiếc quạt ấy thật mát.
-	Sau mấy tháng chắt lọc dinh dưỡng tăng diệp lục cho cây, những chiếc lá già mệt nhọc héo úa dần rồi khô lại. Lá chuối khô gói bánh gai thơm phức.
Bài 2/26 :
-	Câu 1 : Lân được trang trí công phu ...
-	Câu 2 : Những người tham gia chia làm 2 phe ...
-	Câu 3 : Hai tướng của từng bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy....
- Câu 4 : Sau hiệu lệnh những con thuyền lao vun vút ...
4/. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 
- 	GV khái quát bài và nhắc HS nắm lại bài.
-	Hoàn thành bài tập
-	Chuẩn bị bài tập tiết 10 : Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
***************************************
 Soạn:........../......./2011
Tiết 10 Dạy:.........../......./2011
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MøC §é CÇN §¹T.
 Có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
II. Träng t©m kiªn thøc, kü n¨ng
 1. Kiến thức : 
 - Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
 - Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
 2. Kỹ năng : 
 Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
III-CHUẨN BỊ : 
GV: SGV - SGK - Soạn giáo án - Thiết bị dạy học - Tư liệu.
HS: SGK - Soạn văn bản.
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
 GV:- Một số văn bản thuyết minh có miêu tả.
 - Bảng phụ.
 HS: Soạn bài, chuẩn bị bài, một số đoạn văn miêu tả.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu đề ,tìm ý, lập dàn ý
* Tìm hiểu đề :
-	Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì ?
- Những ý nào cần trình bày ?
* Lập dàn ý 
Hỏi : Mở bài cần trình bày những gì ?
® GV khái quát.
Hỏi :Vận dụng yếu tố miêu tả khi thuyết minh ntn ?
Ví dụ:
a)Hình dáng : Dưới cặp sừng nhọn hoắt hình lưỡi liềm đầy thách thức, trên đỉnh đầu là đôi mắt to tròn trông thật hiền lành, hai cái đai màu trắng dưới cổ và chỗ đầu xương ức càng làm bậc màu lông ẩn chứa một sức mạnh to lớn và vẻ duyên dáng rất riêng của trâu.
b) Con trâu trong công việc làm ruộng.
+ Từ sáng tinh mơ cho đến chiều tối, trâu cùng người nông dân cày cấy, làm tơi xốp những mãnh đất khô cằn hoang hóa, để từ đó cây lúa trổ hoa kết trái làm ra hạt gạo nuôi sống con người.
 +Theo từng bước chân chắc nịch vạm vỡ của trâu là từng luống đất bật lên, lồ lộ từng thớ đất óng ánh sắc màu của sự sống.
¶ HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn viết bài.
	GV phân nhóm cho HS, mỗi nhóm viết 1 bài nhỏ (1 ý thuyết minh).
 HS trả lời.
 -HS thảo luận 
 - HS thảo luận trả lời.
 - HS viết bài
HS viết bài theo nhóm.
Đề bài : Con trâu ở làng quê Việt Nam.
I. TÌM HIỂU ĐỀ ,TÌM Ý
- Đề yêu cầu thuyết minh
- Vấn đề : Con trâu ở làng quê Việt Nam.
II. LẬP DÀN Ý 
Mở bài :
- 	Trâu được nuôi ở đâu 
- Những nét nổi bật về tác dụng ?
Thân bài :
-	Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ đâu ?
-	Con trâu ở làng quê Việt Nam ?
-	Trâu làm việc trên ruộng ?
-	Con trâu trong một số lễ hội : vật thờ cúng...
-	Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn :
+ Thổi sáo trên lưng trâu.
+ Làm trâu bằng lá mít, cọng rơm.
Kết bài: Tình cảm của người nông dân với con trâu.
III. VIẾT BÀI :
	Yêu cầu khi viết 
-	Trình bày đặc điểm hoạt động của trâu, vai trò của nó.
4/. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
-	Viết lại bài hoàn chỉnh.
-	Chuẩn bị bài tiết 11, 12 : Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuan_ktkn_tiet_1_den_10.doc