Giáo án Ngữ văn 9 - Nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Giáo án Ngữ văn 9 - Nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Nguyễn Quang Sáng (còn có bút danh Nguyễn Sáng) sinh ngày 12 tháng l năm 1932.

Quê gốc: xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Hiện sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Từ tháng 4 năm 1946, vùng đất Nam Bộ đang trong cuộc chiến ác liệt chống thực dân Pháp, Nguyễn Quang Sáng xung phong vào bộ đội, làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2. Đến năm 1948 được bộ đội cho đi học thêm văn hoá ở trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

Năm 1950, về công tác tại phòng chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo (chủ yếu là Phật giáo và Hoà Hảo).

Năm 1955 theo (đơn vị tập kết ra Bắc, chuyển ngành với cấp bậc chuẩn úy, về làm cán bộ phòng Văn nghệ Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Từ năm 1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản Văn học, cán bộ sáng tác.

Năm 1966 vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng. Năm 1972, trở ra Hà Nội, tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn.

Sau ngày giải phóng (4-1975) trở lại thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng thư ký Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh khóa l, khóa 2 và khóa 3 hiện nay.

Nguyễn Quang Sáng là ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá 2, khoá 3 và là Phó tổng thư ký Hội Nhà văn khoá 4.

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Nhà văn Nguyễn Quang Sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Quang Sáng (còn có bút danh Nguyễn Sáng) sinh ngày 12 tháng l năm 1932. 
Quê gốc: xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. 
Hiện sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
Từ tháng 4 năm 1946, vùng đất Nam Bộ đang trong cuộc chiến ác liệt chống thực dân Pháp, Nguyễn Quang Sáng xung phong vào bộ đội, làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2. Đến năm 1948 được bộ đội cho đi học thêm văn hoá ở trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. 
Năm 1950, về công tác tại phòng chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo (chủ yếu là Phật giáo và Hoà Hảo). 
Năm 1955 theo (đơn vị tập kết ra Bắc, chuyển ngành với cấp bậc chuẩn úy, về làm cán bộ phòng Văn nghệ Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Từ năm 1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản Văn học, cán bộ sáng tác. 
Năm 1966 vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng. Năm 1972, trở ra Hà Nội, tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn. 
Sau ngày giải phóng (4-1975) trở lại thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng thư ký Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh khóa l, khóa 2 và khóa 3 hiện nay.
Nguyễn Quang Sáng là ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá 2, khoá 3 và là Phó tổng thư ký Hội Nhà văn khoá 4.
...Không phải kiểu Nam Bộ quê rặt, địa phương tính, văn chương của Nguyễn Quang Sáng có cái hơi thở đồng bằng, phù sa dòng sông, cái khoáng đạt, giản đơn của con người miền sông nước. Và quan trọng hơn hết là, ông thâu tóm vào tác phẩm cái hồn cốt Nam Bộ. 
Buổi sáng, tôi chờ Nguyễn Quang Sáng ở cái bàn dưới gốc mận ngoài sân nhà ông. Người nhà nói ông vừa đi đâu đó. Tôi sợ nhà văn quên mất cuộc hẹn, kêu xe ôm rong chơi đâu đó thì khổ nên lập tức gọi di động cho ông. Giọng Nguyễn Quang Sáng qua điện thoại: “Mày ngồi đó đọc báo chơi chừng mươi phút. Tao về liền...”. 
Trên bàn bề bộn sách và báo, tôi còn thấy một chén chè hay cháo gì đó mà nhà văn chưa kịp ăn đã vội đi. Đúng mười phút sau Nguyễn Quang Sáng trở về. Vẫn cái dáng đi phăm phăm, đầu chúi về phía trước, ông bắt tay tôi: “Tao quên mất tiêu. Dạo này trí nhớ tồi tệ quá chừng!”. Rồi ông cười, lấy từ cái túi nilông ra một cái hộp điện thoại di động đời mới, mới toanh: “Thằng bạn cho cái điện thoại, kêu qua lấy liền, không thì nó đi nước ngoài. Tranh thủ đi. Bây giờ ăn sáng đây...”. 
Ông bưng chén chè hay chén cháo gì đó lên ăn ngon lành: “Tao ăn ít lắm. Buổi sáng chỉ một chén nhỏ này thôi...”. Khi tôi đưa máy hình lên định chụp thì Nguyễn Quang Sáng vội bỏ chén chè hay chén cháo xuống, dẹp đống sách báo qua một một bên... sửa dáng. Tôi nói, tôi muốn chụp cảnh ông đang ăn sáng. Thế là Nguyễn Quang Sáng tiếp tục ăn. Bữa ăn sáng của ông diễn ra khoảng hai phút... 
Niềm đam mê đi và viết 
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 ở xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. 14 tuổi ông đã xung phong vào bộ đội. Năm 1954, Nguyễn Quang Sáng tập kết ra Bắc. Từ năm 1958 ông công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1966, ông vào chiến trường miền Nam. Năm 1972, ông trở ra Hà Nội và tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Quang Sáng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong làng văn và nhận được nhiều giải thưởng lớn, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh. Nhưng, như nhiều người vẫn thường nói, một đời văn cuối cùng còn lại là ở tác phẩm, ở sức sống của tác phẩm trong lòng bạn đọc. Với Nguyễn Quang Sáng, xin được nói ngay rằng, ông là một trong số ít văn tài của đất Nam Bộ. Ông đã có những tác phẩm “để đời” và ghi dấu vào văn học sử Việt Nam bằng những tác phẩm xuất sắc, đậm chất Nam Bộ. 
Nhưng, theo lời Nguyễn Quang Sáng thì ông là người thích văn chương Bắc Hà. Ông yêu thích cái nhẹ nhàng, sang trọng của văn chương cũng như ông rất dễ “nhạy sáng” với những vẻ đẹp, những ẩn khuất trong cuộc đời. Điều này, thật ra cũng dễ hiểu vì tuổi trưởng thành của Nguyễn Quang Sáng ở miền Bắc. Ông sống, đọc, nghĩ và viết những dòng đầu tiên trên đất Bắc. Truyện ngắn Con chim vàng là truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Quang Sáng, được viết tại Hà Nội vào năm 1957. Sau này, nhiều nhà bình luận cho rằng, văn chương Nguyễn Quang Sáng xù xì mà trong sáng. Điều ấy đúng, đúng với cái tạng người, đúng cái ý nguyện văn chương của ông.
Trong những album hình của Nguyễn Quang Sáng, tôi thấy có tấm hình ông chụp với nhà văn Nguyễn Kiên, nhà thơ Chế Lan Viên. Phía sau bức ảnh có những dòng ghi chú: “Bên chợ Đồng Văn. Kỷ niệm chuyến đi 8/64”. Năm 1964 là năm Nguyễn Quang Sáng bước vào tuổi “tam thập nhi lập”, nhưng trông gương mặt, nụ cười của ông trẻ quá, yêu đời quá. Cầm tấm ảnh trên tay, Nguyễn Quang Sáng cười khà: “Chế Lan Viên, hồi đó cũng trẻ quá hả!”. 
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn xê dịch nhiều, liên tục. Đến giờ ông vẫn thường xuyên rong chơi, nhậu và viết. Đến đâu, ông cũng có “chiến hữu”, có thể là những người chẳng có dính líu gì với văn chương. Có rất nhiều người chụp hình chung với Nguyễn Quang Sáng mà ông không nhớ hết là ở đâu, tên gì. Nhưng ông thích nhìn những tấm hình đó để nhớ, mường tượng. Nguyễn Quang Sáng có nhiều hình chụp chung với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Paris năm 1989, một đêm ở “Nhà Việt Nam”, Nguyễn Quang Sáng đang chuẩn bị làm MC cho chương trình nhạc Trịnh. Một khoảnh khắc đẹp, khó quên. Và, rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ khác...
Có những khoảnh khắc trong cuộc đời đã được ghi hình, nhưng hầu hết nó được chuyển hóa vào trong tác phẩm. Nguyễn Quang Sáng đã có những tác phẩm hay không chỉ trong khoảnh khắc, đó là Đất lửa (1963), Chiếc lược ngà (1966), Mùa gió chướng (1975), Dòng sông thơ ấu (1985), Tôi thích làm vua (1988)... và đến giờ đọc lại vẫn thấy thích thú, xúc động. 
Với Nguyễn Quang Sáng còn phải ghi nhận ở ông mảng kịch bản phim. Những kịch bản như Mùa gió chướng (1977), Cánh đồng hoang (1978), Pho tượng (1981)... đã góp cho Điện ảnh Việt Nam những tác phẩm giá trị. Nguyễn Quang Sáng mê điện ảnh lắm, mê đến mức ông vẫn thường đánh giá một truyện ngắn, một bút ký hay sẽ hay hơn nếu nó “chuyển thể” được. Cái cách đặt tiêu chí ấy, nếu không hiểu Nguyễn Quang Sáng, có thể có người khó chịu. Nhưng ông thì vẫn luôn tỏ ra là người từng trải, chịu chơi và biết cách tạo dấu ấn... 
Đề: Tình cảm gia đình trong chiến tranh qua phần trích truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng
Chiến tranh ! Hai tiếng vang lên nghe thật thương tâm, cũng chính vì hai tiếng đó mà bao người phải khổ đau. Chiến tranh tàn khốc, gây ra các cuộc sinh ly tử biệt, vợ xa chồng, cha xa con, con xa nhà. Chiến tranh không thể tha thứ khi đã cướp đi sinh mạng, xương máu của biết bao người con Việt Nam, nhưng một phần nào, ta cũng càm ơn chiến tranh, bởi vì không có nó, những tình cảm thiêng liêng nhất của cuộc đời không thể nào bộc lộ ra hết được, tình yêu đôi lứa, tình đồng chí đồng đội, tình yêu quê hương, và đặc biệt nhất là tình cảm gia đình. Nguyễn Quang Sáng một nhà văn của thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã ngưỡng mộ trước thứ tình cảm cao đẹp này, ông đã khai thác và xây dụng nên câu chuyện về cuộc gặp gỡ của hai cha con đầy xúc động, đó là “ Chiếc lược ngà” được ông viết vào năm 1966.
Câu chuyện kể về cha con ông Sau và bé Thu sau hơn tám năm xa cách mới có dịp gặp lại nhau, nhưng Thu đã không nhận ra cha mình chỉ vì một vét thẹo dài trên má , thay vào đó là sự vô cảm, thờ ơ như căm ghét ông. Nhưng rồi thật bất ngờ, khi ông Sáu chuẩn bị lại đi, Thu mới chịu kêu lên tiếng “ba” với ông Sáu, không còn đủ thời gian để yêu thương nhau, ông Sáu đã ra chiến khu và làm chiếc lược cho con mình. Nhưng cũng sau khi ông làm sau, ông đã hy sinh bởi bọn giặc, trong vài giây cuối cuộc đời, ông đã kịp trao lại chiếc lược cho bác Ba- người bạn của ông – và nhờ đưa lại cho Thu, rồi ông mới ra đi.
Đọc qua truyện ngắn này, ta mới thấy được tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con thiêng liêng và cao đẹp biết nhường nào. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất đó là chiến tranh, tình cảm ấy vẫn không biến mất mà vẫn còn ẩn chứa trong mỗi con người. Điều đó đã được thể hiện một cách sâu sắc qua nhân vật ông Sáu.
Ông Sáu cũng như bao người nông dân Việt Nam khác, ông phải đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc, mà đành bỏ lại phía sau những gì thân thương nhất của đời mình, ruộng nương, nhà cửa, vợ và cả người con chưa đầy tuổi của mình. Xa nhà suốt tám năm, từng nỗi nhớ lại càng lớn thêm và ngày càng chồng chất
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”
Nhớ quê, nhớ nhà, nhớ tình làng nghĩa xóm, và ông nhớ da diết đứa con gái của mình. Bởi vì xa con đến tám năm, chưa một lần ông được nghe thấy tiếng nói của con, chưa một lần tận mắt thấy người con bé bỏng, có chăng chỉ là một tấm hình mà vợ ông đã gửi, hòa bình lập lại, được về nhà chỉ có ba ngày ngắn ngửi, ông vô cùng hạnh phúc. Cùng người bạn, bác Ba, ông về thăm nhà, cốt là để gặp con mình, đã xa con quá lâu nên lòng ông cứ nôn nao khi đến gần hơn với nhà, “cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh” . Và lòng háo hức, niềm khát khao được thấy con, đã thúc giục ông không thể chậm trễ được nữa khi nhìn thấy đứa bé giống đứa con mà mình đã nhìn qua tấm ảnh, “không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với.”. Rồi hành động đã chuyển thành tiếng nói và những biểu hiện trên khuôn mặt ông, ông kêu to một tiếng : - Thu ! Con, lại gần con  ông xúc động vô cùng “..vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.” ,  bật lên hai câu với giọng run run: “-Ba đây con !”. Qua tất cả những điều đó, ta thấy được ở ông là một niềm thương con da diết, nhớ con và khao khát gặp con, chính vì thế ông đã không ngăn cản được cảm xúc của mình dâng trào. Nhưng con người ta lại hy vọng quá mức vào một điều để rồi thất vọng cũng vì điều đó, từ một cảm giác vui sướng tột cùng, thay vào đấy là sự hụt hẫng vô bờ của cảm xúc, ông bàng hoàng trước sự sợ hãi, lạnh lùng, xa lánh của bé Thu, niềm háo hức đã trở thành nỗi đau, “nỗi đau như khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” . Đó chắc chắn là một cảm giác rất đau đớn và thất vọng, nỗi đau ấy có lẻ còn đau hơn khi ông phải hy sinh trên mặt trận, khi ông mong quay về sẽ được nghe lại tiếng gọi : “ Ba” mà ông chưa từng được nghe từ đứa con bé bỏng của mình, qua đó ta thấy lòng yêu thương con của ông Sáu là rất chân thực và vô cùng to lớn.
Nhưng tình phụ tử không cho phép ông khóc ngay lúc này, chính vì yêu con, mà trong mấy ngày nghỉ phép ông không ghét con mà tiếp tục vỗ về và chăm sóc con, làm mọi cách để con có thể kêu lên một tiếng :”Ba” duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, ông càng tỏ ra yêu thương bé Thu, cố gắng xóa bỏ một đoạn ngăn cách giữa hai cha con, thì Thu lại nới rộng thêm khoảng cách đó ra. Thứ ông nhận được chỉ là những lời nói trống không, sự vô cảm tàn nhẫn của bé Thu. Nỗi đau tinh thần lại càng  ...  mắt trong sáng như thế, và cô mới ngây thơ làm sao, cô vẫn còn đeo bông tòn ten, cô đi dần về phía tôi, tôi bỗng muốn tỏ lòng mến phục của tôi đối với cô, cả lòng cảm ơn nữa. Nhưng chẳng lẽ lại nói như vậy, tôi mỉm cười chào cô và làm quen: 
- Này cháu. Bác lo cho cháu quá! Cháu thứ mấy? 
- Dạ cháu thứ hai. 
- Sao bác lại nghe có người kêu cháu là chị út? Chắc là cháu đã có... 
- Dạ không! - Cô giao liên chận câu nói của tôi lại - cháu vừa thứ hai vừa thứ út 
vì cháu là con một mà! 
- Cháu là người ở làng nào mà sao bác thấy quen quen. 
- Dạ cháu ở Cù Lao Giêng! 
Nghe đến tên làng, tôi bỗng giật mình. Nhìn cái đôi mắt cô bé, ngực tôi bỗng 
phập phồng, và như có linh tính, tôi liền hỏi lại, hỏi dồn dập: 
- Có phải Cù Lao Giêng, quận Chợ Mới, tỉnh Long Châu Sa không vậy cháu? 
- Dạ phải. 
- Cháu tên gì? 
- Cháu tên Thu. 
- Thu à? Tôi lặp lại và kinh ngạc . 
Tôi lặp bặp hỏi tiếp: 
- Có phải ba cháu là Sáu, má cháu là Bình phải không? 
Cô bé kinh ngạc đến nỗi không nói được nữa, nó mở tròn mắt nhìn khắp người tôi. Trong lúc đó, anh em giao liên trạm L.A. kêu khách chuẩn bị lên đường. Nhưng tôi chẳng để ý cũng chẳng muốn nghe, tôi quay lại và bảo: 
- Chờ tôi một chút. 
Tôi quay lại cô bé. Cả hai người vẫn còn ngạc nhiên. Cô bé vẫn tròn mắt nhìn tôi, đúng, đúng, đúng là đôi mắt của con cháu. Tôi thầm nghĩ, và bảo: 
- Có phải không cháu? 
- Dạ... Sao bác biết? 
Tôi cố nén xúc động nhưng cũng lặp bặp nhắc lại: 
- Bác là bác Ba đây này. Cháu có còn nhớ lúc ba cháu đi, ba cháu có hứa mua cho cháu cây lược không? 
Cô cháu khe khẽ gật đầu: "Dạ nhớ, dạ nhớ". 
Các bạn ạ! Trong kháng chiến có những cuộc gặp gỡ thật tình cờ! Tôi vừa nhìn cháu, vừa móc túi lấy ra cây lược. 
- Ba cháu gởi cho cháu cây lược ngà này đây. Cây lược này do ba cháu làm. 
Đôi mắt của cháu lại to tròn hơn, mặt xúc động đến thẫn thờ. Cháu đưa tay nhận cây lược. Cây lược như đánh thức kỷ niệm ngày chia tay, ngực cháu phập phồng. Thấy cháu nhìn ngắm cây lược, tim tôi bỗng nhói đau. Tôi biết cháu đang bàng hoàng trước hạnh phúc bất ngờ, tôi không muốn làm gì xao động đến hạnh phúc của cháu, tôi thấy cần phải nói dối: 
- Ba cháu vẫn khoẻ, ba cháu không về được, nên gởi cho bác. 
Cháu Thu liền chớp mắt nhìn tôi, môi mấp máy run run: 
- Chắc là bác lầm, cây lược này không phải của ba cháu. 
Tôi đâm ra thất vọng, hoang mang nữa, tôi hỏi lại: 
- Ba cháu tên Sáu, má cháu tên Bình phải không? 
- Dạ phải - Hình như cháu muốn khóc, mắt cháu đỏ hoe nhưng cố nén và nói: 
- Nếu cháu không lầm thì chắc bác sợ cháu buồn nên bác nói giấu cháu. Cháu biết cha cháu chết rồi. - Cháu chớp mắt, hai giọt lệ ứa ra, vỡ tràn qua đôi mắt - Cháu chịu đựng được, bác đừng ngại, cháu nghe tin ba cháu chết đã hai năm rồi, sau đó thì cháu xin má cháu đi giao liên... 
Cháu còn muốn nói gì nữa, nhưng giọng bị tắc nghẹn đầu cúi xuống, mái tóc khẽ run run. Còn tôi , tôi lỡ nói dối, nên chẳng biết thế nào nữa, đành im lặng. 
Trong khi đó, anh em trong đoàn táo tác gọi tôi, giục tôi đi. Không thể nán lại được nữa, tôi đành phải vội vàng hỏi xin cháu địa chỉ, hỏi thăm qua mẹ cháu và bà con. 
Nỗi mừng gặp gỡ bất ngờ khiến tôi chưa hết bàng hoàng thì lại phải chia tay. Nhìn cháu tôi bỗng buột miệng nói: 
- Thôi, ba đi nghe con! 
Tôi không nghe cháu đáp lại, chỉ thấy đôi môi tái nhợt của cháu mấp máy. 
Đi được một quãng xa nhìn lại, tôi thấy cháu cố đi theo tôi một đoạn đường. Cháu dừng lại trên bờ mẫu những đợt sóng lúa xanh nhỏ nối đuôi nhau dập dờn như chạy đến vỗ về cháu. Sau lưng cháu là đám dừa bị chất độc hóa học mà tàu lá chỉ còn những cọng khô như những chiếc xương cá khổng lồ treo lủng lẳng, đọt non vừa mới đâm lên, xa trông như một rừng gươm. 
Lúc chia tay, tôi không nghe cháu gọi tôi là ba. Nhưng những lúc nằm một mình, nhớ lại thì tôi nghe tiếng gọi "ba" của cháu, và tiếng "ba" như vang lên từ trong tâm tôi. 
NGUYỄN QUANG SÁNG 
n. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Hồi nhỏ tui rất dốt văn 
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng từ lâu đã quen thuộc với giới học trò. Học sinh cấp 2 được học tác phẩm Chiếc lược ngà, học sinh cấp 3 học Quán rượu người câm cùng những truyện ngắn trong phần đọc thêm như: Con gà trống, Tiếng chày giã gạo 
Có nhiều tác phẩm trong SGK, biên kịch nhiều bộ phim nổi tiếng như: Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng thế nhưng ít người biết rằng nhà văn Nguyễn Quang Sáng- như ông tự nhận- là hồi nhỏ rất dốt môn văn!
* “Thằng Sáng mà cũng viết được văn, kỳ vậy ta!”
Trong tưởng tượng của nhiều người, nhà văn ắt hẳn phải là người văn hay chữ tốt. Cứ theo hệ qui chiếu ấy mà xét thì nhà văn Nguyễn Quang Sáng phải là người có năng khiếu bẩm sinh và học cực kỳ giỏi môn văn.
 Cũng như nhiều người đã nghĩ như vậy, tôi đem câu hỏi này hỏi tác giả của nhiều tác phẩm trong SGK mà mình đã được học. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng lập tức phủ nhận: “Đâu có, đâu có. Nói cho trung thực hồi nhỏ tui học dốt môn văn lắm. Tui còn nhớ một bài làm văn của mình chỉ được 0,5/20 điểm. Tui dốt văn không phải do thầy dạy dở mà do mình không chú tâm học thôi. Nhưng bù lại tui giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là môn toán nên vẫn lên lớp đều đều”. 
Sau này, nhiều bạn bè học cũ biết ông Nguyễn Quang Sáng thành nhà văn, có người đã ngạc nhiên thốt lên: “Thằng Sáng mà cũng viết được văn, kỳ vậy ta!”. Chính bản thân nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng không nghĩ mình sẽ cầm bút làm công việc sáng tạo nhọc nhằn này.
Vậy ông Nguyễn Quang Sáng thành nhà văn là do đâu? Ông trả lời thật đơn giản: “Chính cuộc sống thôi thúc mình cầm bút viết cái gì đó cho đỡ buồn phiền”. Những gì Nguyễn Quang Sáng nhìn thấy trong cuộc sống được ông chuyển tải thông qua trí tưởng tượng của mình thành tác phẩm. Nhưng ông cũng nói thêm, nhà văn khác với người thường là nhờ bản năng trong người. Ông ví dụ: “Cũng chứng kiến một sự việc như bao người khác nhưng anh nhà văn lại bị thôi thúc bởi bản năng trong người mà cầm bút”. Từ đó ông nói đến chuyện học giỏi văn không liên hệ gì hết đến danh phận nhà văn.
Như trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã kể bối cảnh ra đời: “Ngày 1/1/1966, từ Hà Nội, tôi cùng với một số văn nghệ sĩ và một đoàn khoảng 40 người vượt Trường Sơn về chiến trường miền Nam. Tất cả mang dép cao su, ngày đi đêm nghỉ, đói và sốt rét, gần 4 tháng thì về đến căn cứ của Trung ương cục, được gọi là R. 
Cũng trong năm 1966, bắt đầu mùa nước nổi, tôi xuống chiến trường đồng nước Tháp Mười. Đến đồng bằng, người giao liên đầu tiên mà tôi gặp được là một cô gái khoảng 17, 18 tuổi tên Thu. Cô giao liên đưa tôi xuống chiến trường vào một đêm tối trời bằng xuống máy đuôi tôm xuôi theo dòng sông Vàm Cỏ Đông. Trên chiếc xuống đầy lá ngụy trang, có nhiều giề lục bình. Thấy lạ tôi hỏi cô giao liên, cô trả lời lục bình cũng là lá ngụy trang. Tôi nhớ thời kháng Pháp chỉ cần ngụy trang vào ban ngày, ban đêm đâu cần. Nhưng nhờ cô giao liên, tôi mới hiểu thêm thời này ngay cả ban đêm cũng cần vỏ bọc vì trực thăng địch rình suốt. 
Sau chuyến đi này tôi hình thành câu chuyện Chiếc lược ngà. Khi tôi về chiến trường miền Nam, tôi như người vừa rời khỏi ghế nhà trường bắt đầu bước vào đời, cuộc đời của chiến tranh, nên mọi thứ xung quanh như rải màu lên trang giấy trắng của tâm hồn tôi. Lúc viết Chiếc lược ngà, tôi viết một mạch trong buổi sáng trên căn chòi cạnh sông, kê giấy lên đầu gối mà viết. Tất nhiên, câu chuyện tôi đã kết hợp hình ảnh cô Thu giao liên và cảnh sum họp rồi chia ly của những gia đình mà tôi từng biết. Có thể nói trong Chiếc lược ngà với tôi có hai câu chuyện. Hai chuyện này chẳng liên quan gì đến nhau nhưng thông qua trí tưởng tượng tôi xâu chuổi lại thành một câu chuyện".
 Như vậy, quyết định thành nhà văn hay không quan trọng nhất là trí tưởng tượng và cuối cùng là hành động viết, vì không viết sao thành tác phẩm được dù nhiều người mơ mộng, tưởng tượng còn hơn tôi”. Từ chuyện sáng tác, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đề cập đến vấn đề dạy văn trong nhà trường thông qua việc học của con cháu mình.
* “Vặn” lại giáo viên dạy văn 
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng tiết lộ đạo diễn Nguyễn Quang Dũng – con trai ông làm biên kịch, viết báo  cũng đều do tự học chứ không hề nhờ vả ông kiềm cặp hay học bất cứ trường lớp viết lách nào. Thời Nguyễn Quang Dũng cũng như nhiều con cháu khác của ông học phổ thông, các thầy cô biết phụ huynh Nguyễn Quang Sáng là nhà văn có tác phẩm trong SGK nên thường mời ông lên nhà trường “mắng vốn”. 
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Ông bắt đầu cầm bút năm 20 tuổi với tiểu thuyết Đất lửa. Đến nay ông đã xuất bản hơn 30 đầu sách.
Ông đã nhận nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật, trong đó có giải thưởng Hồ Chí Minh. 
Ông cũng là một nhà biên kịch với nhiều bộ phim đã trở thành kinh điển của điện ảnh VN. Công việc biên kịch cũng do ông tự học nhờ đi xem phim nhiều chứ không hề thông qua trường lớp học hành điện ảnh gì hết.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng kể chuyện vui: “Nhiều lần nhà trường mời tui lên họp, tôi bị cô giáo chủ nhiệm và cô giáo dạy văn than phiền, đại ý: ông là nhà văn mà con ông học văn dở ẹc! 
“Mắng vốn” như vậy một vài lần thì được, đằng này nhiều lần quá nên tui bực mình hỏi vặn lại: Cháu nó viết bài theo ý nó hay theo ý cô? Theo ý cô thì giỏi, còn theo ý nó là dở à!”. 
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng cho rằng dạy văn theo lối đóng khung, chia một bài văn thành nhiều thang điểm là trói buộc trí tưởng tượng của học trò. Vì rằng học các môn khoa học tự nhiên, nhất là môn toán người ta cũng cần trí tưởng tượng vậy thì một bài văn, thơ hay cũng phải để người học hiểu các nghĩa khác nhau của nó chứ.
Theo nhà văn Nguyễn Quang Sáng, công việc của thầy cô giáo dạy văn giỏi chính là truyền đạt niềm yêu thích văn, thơ cho học trò của mình. Ông nói: “Cái hay, cái đẹp ai không thích. Vậy phải làm sao chỉ ra chỗ nào hay, chỗ nào giá trị trong tác phẩm để học trò biết rằng truyện ngắn, bài thơ này giá trị. Và phải khuyến khích học trò phát hiện thêm những chi tiết mới lạ bổ sung vào những gì thầy cô giáo đã biết. Hơn nữa, bản thân các thầy cô phải nghiên cứu thêm để cho giáo án năm sau khác năm trước chứ năm nào cũng một giáo án cũ thì người dạy cũng chán mà người học cũng nhàm. Mấy đứa nhỏ trong nhà tôi học văn thấy mà tội. Nói chung vấn đề này còn là câu chuyện dài kỳ của những người làm giáo dục”.
* Nếu tăng giá SGK, chúng tôi sẽ đòi bản quyền!
Trong câu chuyện của mình, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đề cập đến vấn đề thời sự là việc tăng giá SGK. Ông cho biết những tác phẩm trong SGK của ông không hề có nhuận bút vậy thì tăng giá SGK ông không đồng tình:
 “Nếu SGK phát không cho học trò thì tui chẳng màng đến chuyện thù lao tác phẩm của mình làm gì. Đằng này có bán, có lợi nhuận lại còn đòi tăng giá thì những nhà văn như chúng tôi rất bức xúc. Tui có nói với một số anh em có tác phẩm trong SGK phải cùng nhau làm đơn đề nghị NXB xem xét lại chuyện này nếu không chúng tôi sẽ đòi bản quyền!” – nhà văn nói.

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyen Quang Sang.doc