Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 160 đến tiết 164

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 160 đến tiết 164

Tiết 160

 TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI(tt)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS

1. Về kiến thức:

 - Hệ thống hoá kiến thức văn học nước ngoài. Qua đó có cái nhìn khái quát về nội dung, hình thức nghệ thuật.

 2. Về tư tưởng:

 - Bước đầu có thể so sánh với văn học Việt Nam trên một số khía cạnh, một số phương diện

 3. Về kĩ năng:

 Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức

II. CHUẨN BỊ :

1. GV: - Tham khảo:

 + SGV

 +Kiến thức cơ bản Ngữ văn 6,7,8, 9

 +Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9

 - Nội dung bài giảng

 2.HS: Học bi cũ và soạn bài mới theo các câu hỏi trong SGK.

 

doc 20 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 160 đến tiết 164", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 34 Ngày soạn: 13– 4- 2009
Tiết 160
 TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI(tt)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
1. Về kiến thức:
 - Hệ thống hoá kiến thức văn học nước ngoài. Qua đó có cái nhìn khái quát về nội dung, hình thức nghệ thuật.
 2. Về tư tưởng:
 - Bước đầu có thể so sánh với văn học Việt Nam trên một số khía cạnh, một số phương diện
 3. Về kĩ năng:
 Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: - Tham khảo:
 + SGV
 +Kiến thức cơ bản Ngữ văn 6,7,8, 9
 +Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9
 - Nội dung bài giảng
 2.HS: Học bài cũ và soạn bài mới theo các câu hỏi trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Oån định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 3.Bài mới:
 + Giới thiệu bài:
 Để hệ thống hoá kiến thức văn học nước ngoài. Qua đó có cái nhìn khái quát về loại thể, nội dung, hình thức, nghệ thuật. Hôm nay , chúng ta sẽ tổng kết về văn học nước ngoài
 +Tiến trình hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
18’
16’
Hoạt động 2: HD khái quát những nội dung chủ yếu.
GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 4 (SGK). Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. GV nhận xét , bổ sung.
Hoạt động 3 : HD khái quát giá trị nghệ thuật
Yêu cầu HS nhận xét chung về nghệ thuật , có sự so sánh với văn học Việt Nam
(Mỗi loại có thể hướng dẫn HS phân tích và so sánh với văn học Việt Nam)
Hoạt động 2: HS khái quát những nội dung chủ yếu.
HS làm việc theo nhóm
Các nhóm cử đại diện trình bày: 
- Những sắc thái về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều châu lục trên thế giới (Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Bố của Xi – mông, Đi ngao du....).
-Thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên (Đi bộ ngao du, Hai cây phong, Lòng yêu nước, Xa ngắm thác núi Lư...).
- Thương cảm với số phận những người nghèo (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Em bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Cố hương ...)
-Hướng tới cái thiện, ghét cái xấu (Cây bút thần, Ông lão đánh cá, Ông Giuốc đanh mặc lễ phục.....)
-Tình yêu làng xóm quê hương, tình yêu đất nước (Cố hương, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Lòng yêu nước.....) .
Hoạt động 3 : HS khái quát giá trị nghệ thuật
-Về truyện dân gian:
Nghệ thuật truyện, trí tưởng tượng, các yếu tố hoang đường 
-Về thơ:
+Nét đặc sắc của 4 bài thơ Đường (ngôn ngữ, hình ảnh, hàm súc, biện pháp tu từ...)
+Nét đặc sắc của thơ tự do (mây và sóng)
-Về truyện:
+ Cốt truyện và nhân vật
+ Yếu tố hư cấu
+ Miêu tả biểu cảm và nghị luận trong truyện.
-Về nghị luận:
+Nghị luận xã hội và nghị luận văn học
+Hệ thống lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng)
+Yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh hay nghị luận
-Về kịch
Mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ và hành động kịch
II.Khái quát giá trị nội dung:
1. Những sắc thái về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều châu lục trên thế giới (Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Bố của Xi – mông, Đi ngao du....).
2.Thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên (Đi bộ ngao du, Hai cây phong, Lòng yêu nước, Xa ngắm thác núi Lư...).
3. Thương cảm với số phận những người nghèo (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Em bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Cố hương ...)
4.Hướng tới cái thiện, ghét cái xấu (Cây bút thần, Ông lão đánh cá, Ông Giuốc đanh mặc lễ phục.....)
5.Tình yêu làng xóm quê hương, tình yêu đất nước (Cố hương, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Lòng yêu nước.....) .
III.Khái quát giá trị nghệ thuật:
-Về truyện dân gian:
Nghệ thuật truyện, trí tưởng tượng, các yếu tố hoang đường 
-Về thơ:
+Nét đặc sắc của 4 bài thơ Đường (ngôn ngữ, hình ảnh, hàm súc, biện pháp tu từ...)
+Nét đặc sắc của thơ tự do (mây và sóng)
-Về truyện:
+ Cốt truyện và nhân vật
+ Yếu tố hư cấu
+ Miêu tả biểu cảm và nghị luận trong truyện.
-Về nghị luận:
+Nghị luận xã hội và nghị luận văn học
+Hệ thống lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng)
+Yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh hay nghị luận
-Về kịch
Mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ và hành động kịch
 IV-Củng cố – dặn dò:( 5’)
 1.Củng cố:
 Hệ thống hóa kiến thức
 2. Dặn dò:
 -Học thuộc bài
 -Soạn bài mới “Bắc Sơn”
V-Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Tuần: 34 Ngày soạn: 17– 4- 2009
Tiết 161
 Bắc Sơn
 (Trích hồi bốn) Nguyễn Huy Tưởng
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
1. Về kiến thức:
 -Giúp học sinh nắm được về loại hình kịch và các thể kịch.
 - Nắm được nội dung đoạn trích, xung đột và hành động kịch trong đoạn trích.
 -Xung đột cơ bản trong kịch Bắc Sơn là xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù.
 2. Về tư tưởng:
 Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước kiên trung với cách mạng, căm ghét kẻ thù
 3. Về kĩ năng:
 Rèn kĩ năng phân tích xung đột trong Kịch.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: - Tham khảo:
 + SGV
 +Kiến thức cơ bản Ngữ văn 9
 +Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9
 - Nội dung bài giảng
 2.HS: Học bài cũ và soạn bài mới theo các câu hỏi trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Oån định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 H(TB) Phân tích tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn?
 HS:
Bấc có tình cảm đặc biệt với Thoóc-tơn : có lúc nó cũng sôi nổi cắn vờ Thoóc-tơn nhưng chủ yếu tình cảm của Bấc thể hiện bằng sự tôn thờ nằm xa xa hàng giờ, bám sát theo Thoóc-tơn không rời một bước. Đặc biệt nó không đòi hỏi gì ở Thoóc-tơn cả.
 3.Bài mới:
 + Giới thiệu bài:
 Ở lớp 7 các em đã biết đến vở chèo nổi tiếng Quan Âm Thị Kính, lên lớp 8 các em lại được học một vở hài kịch của Mô-li-e. Hôm nay, chúng ta được biết đến một tác phẩm kịch nói hiện đại của Nguyễn Huy Tưởng- Bắc Sơn.
 +Tiến trình hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
16’
18’
Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung:
Gọi HS đọc chú thích SGK
H(TB)Vài nét về tác giả , tác phẩm?
 GV :
+ Nguyễn Huy Tưởng còn sáng tác nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, được bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích.
+Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và văn học nghệ thuật.
- Bắc Sơn là đoạn trích hồi bốn của một vở kịch dài.
H(K)Vài nét về thể loại kịch?
H(TB-K)Vì sao Bắc Sơn được gọi là kịch?
H(K) Theo em, các lớp kịch trong văn bản này gần với phương thức biểu đạt nào đã học? Vì sao?
GV: Hướng dẫn đọc, chỉ định HS đọc phân vai.
H(K)Hãy tóm tắt nội dung sự việc trong hồi kịch này?
H(K) Biến cố làm thành xung đột kịch trong hồi kịch này là gì?
H(TB-K)Ở đây, xung đột kịch diễn ra giữa các lực lượng xã hội nào? Nhân vật tiêu biểu cho mỗi lực lượng và nhân vật nào?
Hoạt động 2: HD tìm hiểu chi tiết 
 - Thơm là vợ Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của TDP. Thơm đã quen với cuộc sống an nhàn, chồng chiều chuộng, lại thích ăn diện, sắm sửa. Vì thế cô đứng ngoài phong trào khi cuộc khởi nghĩa nổ ra mặc dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa.
- Nhưng ở Thơm vẫn chưa mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng là tình thương người ở một cô gái từng lớn lên trong một gia đình nông dân lao động. Chính vì thế Thơm rất quý trọng ông giáo Thái – ngừơi cán bộ cách mạng đến giúp củng cố phong trào sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và em trai hi sinh, Thơm ân hận và càng bị giày vò khi dần biết được Ngọc làm tay sai cho địch, dẫn quân Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.
H(Y) Nhân vật Thơm xuất hiện trong lớp kịch nào?
H(TB) Những lớp kịch nào tập trung thể hiện hành động của Thơm trong việc giải thoát cho cán bộ cách mạng?
H(TB-K) Tóm tắt hành động kịch trong lớp 3?
H(TB-K)Lúc này, Thơm có những lời nói khác thường nào đối với chồng?
H(K) Sự khác thường trong những lời nói của Thơm là gì?
H(K) Vì sao Thơm có những lời khác thường đó?
H(K)Qua hành động này, ta hiểu thêm thêm điều gì về nhân vật Thơm?
H(K)Tóm tắt hành động kịch trong lớp 2?
H(Y-TB)Trong tình huống này, Thơm đã có những cử chỉ nào?
H(K)Trong những lời Thơm nói với Thái và Cửu, những lời nào đã bộc lộ rõ nhất thái độ của Thơm đối với cách mạng?
H(K)Những cử chỉ, thái độ ấy cho thấy Thơm là người như thế nào đối với cách mạng?
H(K)Nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật Thơm trong các lớp kịch này?
H(TB) Từ đó, tính cách nhân vật Thơm được hiện lên như thế nào?
H(TB-K)Em hiểu gì về những người quần chúng cách mạng qua nhân vật Thơm?
Hoạt động 1: HS tìm hiểu chung:
HS đọc chú thích SGK
HS:Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), quê Hà Nội, là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng sau Cách mạng tháng Tám.
- Bắc Sơn (1946) là vở kịch nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, là tác phẩm mở đầu của kịch nói cách mạng. Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu về ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và sức mạnh cảm hoá của cách mạng với quần chúng.
HS:
Kịch: là một trong ba loại hình văn hoá thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
- Phương thức thể hiện:
+ Bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại)
+ Bằng cử chỉ, hành động nhân vật
- Thể loại:
+ Kịch hát (chèo, tuồng ...)
+ Kịch thơ
+ Kịch nói (bi kịch, hài kịch, chính kịch)
- Cấu trúc: hồi, lớp (cảnh)
HS: - Dùng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật để thể hiện mâu thuẫn xung đột trong đời sống (lớp 1: Thơm – Ngọc, lớp II: Thơm – Thái – Cửu; Lớp III: Thơm – Ngọc; Lớp IV: Thơm)
HS: Gần với phương thức tự sự vì câu chuyện kịch được kể bằng một chuỗi các sự việc
HS đọc phân vai.
HS: Ngọc (chồng Thơm) rời nhà để cùng đám Việt gian lùng bắt hai cán bộ cách mạng là Thái , Cửu để lấy tiền thưởng. Thái, Cửu vô tình chạy vào nhà Thơm, may được Thơm che giấu vào chạy thoát.
HS: - Bọn phản động (trong đó có Ngọc) truy bắt cán bộ cách ... Văn bản điều hành (hành chính công cụ): Tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật
IV-Củng cố – dặn dò:( 5’)
 1.Củng cố:
 Hệ thống các kiến thức trên
 2. Dặn dò:
 - Ôn các kiểu văn bản đã học
 - Soạn phần còn lại của bài
 Bảng hệ thống các kiểu văn bản:
TT
Kiểu văn bản
Phương thức biểu đạt
Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể
1
Văn bản tự sự
- Trình bày các sự vật (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết thúc
- Mục đích biểu hiện con người quy luật đời sống, bày tỏ thái độ
- Bản tin báo chí
- Bản tường thuật, tường trình
- Lịch sử
- Tác phẩm văn hoá nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết)
2
Văn bản miêu tả
Tái hiện các tính chất thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
- Văn bản tả cảnh, tả người, tả sự vật
- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự
3
Văn bản biểu cảm
Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc con người, tự nhiên, xã hội, sự vật
- Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn
4
Văn bản thuyết minh
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để giúp người đọc có tri thức khả quan vì có thái độ đúng đắn với chúng.
- Thuyết minh sản phẩm 
- Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật
- Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học
5
Văn bản nghị luận
Trình bày tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, con người qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Cáo, lịch, chiếu, biểu.
- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi
- Sách lý luận
- Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn hoá 
6
Văn bản điều hành (hành chính công cụ)
Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lý các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lý hay ngược lại bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi hoặc thoả thuận giữa công nhân với nhau về lợi ích và chức vụ.
- Đơn từ
- Báo cáo
- Đề nghị
- Biên bản
- Tường trình
- Thông báo
- Hợp đồng
V-Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Tuần: 34 Ngày soạn: 19 - 4- 2009
Tiết 164	
Tập làm văn : TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN(tt)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
 1. Kiến thức:	
 - Ôn và nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9. Phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự phối hợp của chúng trong thực tiễn làm văn.
 2. Về tư tưởng:
 -Yêu thích văn chương
 3. Về kĩ năng:
 - Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học, viết được văn bản cho phù hợp. 
II. CHUẨN BỊ :
1.GV: - Tham khảo
 + SGV
 +Kiến thức cơ bản Ngữ văn 9
 +Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9
 - Nội dung bài giảng
 - Bảng phụ
2. HS: Học bài cũ và soạn bài mới theo các câu hỏi trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Oån định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 H(K)Mục đích và yếu tố cấu thành các kiểu văn bản?
 HS: *Mục đích:
- Văn bản tự sự: giúp người đọc nắm các diễn biến của sự việc
- Văn bản miêu tả: giúp con người cảm nhận và hiểu được các sự vật , hiện tượng
- Văn bản biểu cảm: Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc con người, tự nhiên, xã hội, sự vật
- Văn bản thuyết minh: giúp người đọc có tri thức khả quan vì có thái độ đúng đắn với sự vật , hiện tượng
- Văn bản nghị luận:Giúp người đọc tin vào một vấn đề nào đó
- Văn bản điều hành (hành chính công cụ): Tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật
*Yếu tố cấu thành:
- Văn bản tự sự: nguyên nhân , diễn biến , kết quả của sự việc
- Văn bản miêu tả: Hình tượng sự vật , hiện tượng được người viết tái hiện
- Văn bản biểu cảm:Các cảm xúc cụ thể của người viết
- Văn bản thuyết minh:Tri thức khách quan về đối tượng
- Văn bản nghị luận: Hệ thống luận điểm , luận cứ, lập luận
- Văn bản điều hành (hành chính công cụ):Trình bày theo mẫu
 3.Bài mới:
 + Giới thiệu bài:
 Để nắm vững các kiểu văn bản đã học, vận dụng trong việc làm văn. Hôm nay , chúng ta sẽ tổng kết Tập làm văn(tt)
 +Tiến trình hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
12’
7’
15’
Hoạt động 3. HD phân biệt các thể loại văn học và kiểu văn bản:
Tổ chức HS thảo luận nhóm: Tìm hiểu nét đặc trưng của kiểu văn bản trong Tập làm văn khác và giống với thể loại văn học tương ứng (có ví dụ minh hoạ)
H(TB)Kể tên các thể loại văn học đã học? Mỗi thể loại ấy sử dụng phương thức biểu đạt nào?
H(K)Tác phẩm truyện , thơ , kịch có sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho VD? 
H(K)Văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự khác nhau như thế nào?
H(K)Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình? 
H(K)Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận.
Hoạt động 4: HD tìm hiểu về mối quan hệ giữa Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn
H(G)Mối quan hệ giữa Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn?
H(TB-K)
-Đọc văn bản tự sự, miêu tả giúp em học kể chuyện và làm văn miêu tả như thế nào?
-Đọc văn bản nghị luận , thuyết minh có tác dụng như thế nào đối với cách tư duy , trình bày một tư tưởng , một vấn đề?
Hoạt động 5: HD tìm hiểu ba kiểu văn bản trọng tâm:
H(Y)Ba kiểu văn bản đã học ở lớp 9?
GV treo bảng phụ ( Ghi ba kiểu văn bản) Yêu cầu HS lần lượt trả lời:
+ Mục đích
+ Các yếu tố tạo thành
+ Khả năng kết hợp ,đặc điểm cách làm
GV nhận xét , ghi các nội dung vào bảng
H(TB-K)Dàn bài chung của kiểu bài nghị luận về sự việc , hiện tượng đời sống?
H(TB-K)Dàn bài chung của kiểu bài nghị luận về tác phẩm văn học?
Hoạt động 3. HS phân biệt các thể loại văn học và kiểu văn bản:
HS thảo luận , trình bày:
*Giống: Các kiểu văn bản và thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó . Ví dụ:
-Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự
-Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình
*Khác nhau:
-Kiểu văn bản là cơ sở của thể loại văn học
-Thể loại văn học là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản
VD:Thể loại văn học có thể sử dụng các kiểu văn bản
HS: Tự sự , trữ tình , kịch , kí
Sử dụng tất cả 6 phương thức
HS:Lão Hạc , Bến quê , Cố hương(người kể , nhân vật nêu lên ý kiến , nhận xét cùng lí lẽ , dẫn chứng
HS:Trong thể loại văn bản tự sự có tính nghệ thuật thể hiện : Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu
HS: - Giống: chứa đựng cảm xúc, tình cảm chủ đạo
- Khác nhau:
+ Văn bản biểu cảm; bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi)
+ Tác phẩm trữ tình: đời sống cảm xúc phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống (thơ). Có yếu tố nghệ thuật: hình ảnh , ngôn ngữ , giọng điệu, các biện pháp tu từ.
*Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận.
- Thuyết minh: giải thích cho 1 cơ sở nào đó vấn đề bàn luận
- Tự sự: sự việc dẫn chứng cho vấn đề
- Miêu tả: Tái hiện đối tượng nghị luận sinh động
Hoạt động 4: HS tìm hiểu về mối quan hệ giữa Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn
HS: Một bài văn nếu được coi là một ngôi nhà thì tập làm văn là kĩ thuật xây , văn là vật liệu và làm văn làm nhiệm vụ hoàn thiện nội thất cho ngôi nhà vừa đẹp vừa đủ tiện nghi sinh hoạt
HS trình bày
Hoạt động 5: HS tìm hiểu ba kiểu văn bản trọng tâm:
HS:
-Văn bản thuyết minh
- Văn bản tự sự
- Văn bản nghị luận
HS trả lời , các HS khác nhận xét
HS:
 -MB:Nêu sự việc , hiện tượng có vấn đề
-TB:Liên hệ thực tế , phân tích các mặt của vấn đề
-KB:Kết luận , khẳng định , phủ định , lời khuyên
HS:
-MB:Giới thiệu bài thơ , đoạn thơ , tác phẩm truyện , đoạn trích
 -TB:Lần lượt trình bày những nhận xét , đánh giá về nội dung , nghệ thuật của tác phẩm(Phân tích , chứng minh)
 -KB:Khái quát giá trị , ý nghĩa của tác phẩm
III. Phân biệt các thể loại văn học và kiểu văn bản
*Giống: Các kiểu văn bản và thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó . Ví dụ:
-Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự
-Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình
*Khác nhau:
-Kiểu văn bản là cơ sở của thể loại văn học
-Thể loại văn học là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản
*Văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự:
Trong thể loại văn bản tự sự có tính nghệ thuật thể hiện : Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu
* Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình:
+ Văn bản biểu cảm: bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi)
+Tác phẩm trữ tình: đời sống cảm xúc phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống (thơ)
*Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận.
- Thuyết minh: giải thích cho 1 cơ sở nào đó vấn đề bàn luận
- Tự sự: sự việc dẫn chứng cho vấn đề
- Miêu tả: Tái hiện đối tượng nghị luận sinh động
IV.Mối quan hệ giữa Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn:
- Đọc hiểu văn bản – học cách viết tốt
V. Ba kiểu văn bản trọng tâm:
(Bảng phụ)
Ba kiểu văn bản trọng tâm:
Kiểu văn bản đặc điểm
Văn bản thuyết minh
Văn bản tự sự
Văn bản nghị luận
Đích
 (Mục đích)
Phơi bày nội dung sâu kín bên trong đặc trưng đối tượng
Trình bày sự việc
Bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá về vai trò
Các yếu tố tạo thành
Đặc điểm khả quan của đối tượng
Sự việc
Nhân vật
Luận điểm, luận cứ, dẫn chứng
Khả năng kết hợp đặc điểm cách làm
Phương pháp: thuyết minh, giải thích
Giới thiệu, trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhất định
- Hệ thống lập luận
- Kết hợp miêu tả, tự sự.
IV-Củng cố – dặn dò:( 5’)
 1.Củng cố:
 Hệ thống các kiến thức trên
 2. Dặn dò:
 - Ôn lại các kiểu văn bản đã học
 - Chuẩn bị kiểm tra cuối kì
 - Soạn bài “Tôi và chúng ta”
V-Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 34(3).doc