Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 40 đến 89 - Trường THCS Mường Bon

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 40 đến 89 - Trường THCS Mường Bon

TIẾT 40: MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A.PHẦN CHUẨN BỊ

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh học

-Vai trò của miêu tả nội tâm và mối qh giữ nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện

-Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nv khi viết bài tự sự

II.Phần chuẩn bi

1.Thầy: Soạn giáo án, tham khảo tài liệu

2.Trò: Chuẩn bị theo yêu cầu

B.PHẦN TRÊN LỚP

I.Kiểm tra bài cũ (3)

 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

II.Dạy bài mới

*Giới thiệu bài mới (1): Trong văn bản tự sự việc miêu tả nội tâm nhân vật có ý nghĩa tái hiện những cảm xúc, ý nghĩ, và diễn biến tâm trạng của nv. Vậy miêu tả nội tâm là gì và ý nghĩa của nó ntn? Giờ học hôm nay cô sẽ giúp các em trả lời điều đó

 

doc 232 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 40 đến 89 - Trường THCS Mường Bon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 40: miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh học 
-Vai trò của miêu tả nội tâm và mối qh giữ nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện
-Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nv khi viết bài tự sự
II.Phần chuẩn bi
1.Thầy: soạn giáo án, tham khảo tài liệu
2.Trò: Chuẩn bị theo yêu cầu
B.Phần trên lớp
I.Kiểm tra bài cũ (3’)
	Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
II.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài mới (1’): Trong văn bản tự sự việc miêu tả nội tâm nhân vật có ý nghĩa tái hiện những cảm xúc, ý nghĩ, và diễn biến tâm trạng của nv. Vậy miêu tả nội tâm là gì và ý nghĩa của nó ntn? Giờ học hôm nay cô sẽ giúp các em trả lời điều đó
I.tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự (20’)
gv
Treo bảng phụ
.
?
Hãy đọc ví dụ trên
hs
Đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trên bảng phụ
*Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
?
Tìm những câu thơ miêu tả ngọai cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của TK
-Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh:
TrướcNgưngBích khoáxuân
Cát vàng. ...bụi hồng dặm kia
Buồn trôngchiều hôm
.
ầm ầm.quanh ghế ngồi
-Những câu thơ miêu tả nội tâm:
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa.
Xót người tựa cửa hôm mai
..
Có khi.đã vừa người ôm
?
Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là tả cảnh còn đoạn sau là miêu tả nội tâm
hs
đoạn văn tập trung miêu tả những suy nghĩ của nàngK nghĩ thầm về thân phận cô đơn bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ nơi chốn quê nhà ai chăm sóc phụng dưỡng lúc tuổi già
?
Những câu thơ tả cảnh có mqh ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật
hs
Đối tượng miêu tả là hoàn cảnh, ngoại hình là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng, hành động ngôn ngữ màu sắc là những điều có thể quan sát đc trực tiếp. Còn đối tg của miêu tả nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, những diễn biến tâm trạng của nhân vậtnhững gì ko quan sát đc trực tiếp bên ngoài nhưng có thể tự quan sát thể nghiệm. 
Giữa miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình và miêu tả nội tâm có mqh với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy đc tâm trạng bên trong của nv và ngược lại từ việc miêu tả tâm trạng người đọc hiểu đc hình thức bên ngoài. Miêu tả nội tâm nv làmột bước tiến của NT. Những tp VNDG (thần thoại, cổ tích, truyền thuýêt, truyện cười ,ngụ ngôn..) Nhìn chung ko có miêu tả tâm trạng nội tâm. NV trong chuyện cổ Dân gian chủ yếu tự bộc lộ mình qua hành động sự việc, ngôn ngữtính cách nv cũng đơn giản một chiều, phần lớn là các nv chính nghĩa, loại nv sinh ra chỉ để làm một việc, thực hiện một chức năng nào đó. Phải đến giai đoạn sau này của VH viết mới có miêu tả nội tâm và tâm trạng. Miêu tả nội tâm có t.d ntn đối vớiviệc khắc hoạ nv trong VBTS
hs
Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của t.p tự sự. Để xd nv này nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ “chân dung tinh thần” của nv, tái hiện lại những trăn trở dằn vặt, những dung động tinh vi trong tình cảm từ ngữ của nv (những ýêu tố này nhiều khi ko thể tái hiện đc bằngmiêu tả ngoại hình vìthế miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất lớn trong việc khắc họa đặc điểm tính cách nv
?
Qua tìm hiểu em hiểu ntn là miêu tả nội tâm trong VBTS
-Miêu tả nội tâm trong VBTS là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nv đó là biện pháp quan trọng để XD nv làm cho nv sinh động
*Đoạn văn SGK Trang 117
hs
đọc ví dụ 2
?
Em có nx gì về cách miêu tả nội tâm nv của t.g
hs
Việc miêu tả nội tâm nv của t.g ko đc diễn đạt trực tiếp mà qua miêu tả nét mặt, dáng vẻ bên ngoài mà bộc lộ cái đau đớn, tái tê bên trong.
?
Em hãy so sánh cách miêu tả nội tâm nv ở đây với cách miêu tả nội tâm nv ở đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng Bích”
hs
ậ đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” việc miêu tả nội tâm đc diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ để diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nv. ở đoạn trích thứ 2 việc miêu tả nội tâm đc diễn đạt bằng việc miêu tả nét mặt..
?
Có mấy cách miêu tả nội tâm? là những cách nào
-Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nv, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phụccủa nv
?
Em hãy lấy VD về miêu tả nội tâm trong các VB mà em đã đc học đc đọc
hs
Đoạn văn miêu tả nội tâm
ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi còn dế Choắt than thở thế nào tôi cũng ko để tai. Hồi ấy tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói là tai mình nghe chứ ko biết nghe ai, thậm chí chẳng để ý có ai nghe mình ko
*Ghi nhớ
hs
Đọc ghi nhớ
II.Luyện tập
gv
Treo bảng phụ
Bài tập 1
hs
Đọc bảng phụ
?
Tìm những câu thơ miêu tả nội tâm K trong đoạn trích MGS mua K
Nỗi mình ..nỗi nhà
Thềm hoa.một.mấy hàng
Ngại ngùng.e sương
Ngừng hoa..mặt dày
Dựa vào những đọan trích chuyển trích chuyển từ văn xuôi người kể có thể ở ngôi thứ1 hay ngôi thứ 3.
Sau khi K quyết định bán mìnhchuộc cha có một mụ mối đánh hơi thấy món hời liền sốt sắng đẫn một gã đàn ông đến nhà Vương Ông gã khách ấy khoảng hơn 40 tuổi , ăn mặc chải chuốt đến mức đỏm dáng. Cứ nhìn cách ăn mặc cầu kì của gã người ta cũng có thể đoán đc đây làmột gã đàn ông vô công rồi nghề nhưng thuộc loại ăn chơi đàm điếm. Khi vào nhà Vương ông gia chủ chưa mời thì gã đã ngồi “tót” lên trên ghế một cách ngạo mạn, xấc xược. Đến khi chủ nhà hỏi han trò chuyện thì gã bộc lộ rõ chân tướng củakẻ vô học bằng những câu trả lời cộc lốc trống ko gã có vẻ đắc chí ngồi gật gù nhìn mụ mối giở trò vén tóc bắt tay để “kiểm tra”nàng K như một món hàng ngòai chợ. Rồi có vể ưng ý gã bắt đầu mặc cả đúng nòi con buôn. Trong khi mụ mối và MGS dường như đang “say đòn” với một cuộc mau bán “vô tiền khoáng hậu” thì nàng K đáng thương chết lặng đi trong nổi đau đớn, tủi nhục ê chề..Nàng đâu ngờ cuộc đời mình lại đến nông nỗi này. Cuối cùng thì cuộc mặc cả cũng đến hồi kết thúc. Chao ôi một người con gái tài sắc, đoan trang, hiếu thảo như nàng K mà cuối cùng chỉ là một món hàng đc định giá “Vàng ngoài bốn trăm”
Bài tập 2
Gợi ý: Người viết xưng tôi, kể lại vụ xử án. Trong qtrình kể kết hợp dẫn lời, dẫn ý nv khác, tái hiện tâm trạng của K lúc gặp lại Hoạn Thư
Bài tập 3
Đêm trước mải xem trận bóng đá cực hay, tôi quên béng mất việc còn mấy bài tập toán chưa làm. Sáng hôm sau vừa đến lớp, cái Vân cán sự toán đã nhắc nhở “Hôm nay thày giáo sẽ kiểm tra vở bài tập từng người , nếu bạn nào chưa làm mà để ảnh hưởng đến thành tích của lớp thì cuối tháng sẽ ko đc đi tham quan vịnh Hạ Long đâu” Tôi hoảng quá đảo mắt nhìn quanh thấy đứa nào cũng bình thản có lẽ chúng nó đã làm bài tập cả rồi, biết đâu chỉ có mình tôi chưa làm? Thế thì xấu hổ quá! Tôi bỗng cảm thấy người nóng bừng mặt đỏ lên vì lo lắng. Nhìn vẻ mặt hoan hỉ của cái Vân sao tôi chợt thấy nó đáng ghét thế? Nó cậy mình học giỏi toán, lại đc thầy và các bạn tín nhiệm nên hay lên mặt với tôi lắm! Tôi bỗng reo lên trong đầu..A! Phải rồi rượu kế thế là lợi dụng lúc cái Vân ra khỏi lớp tôi liền chớp thời cơ lấy trộm quyển vở bài tập toán của nó giấu vào bụng đem ra ngoài vùi vào đống rác ở cuối sân trường
Đến giờ toán, trống ngực tôi đập thình thịchkhi thày giáo yêu cầu cả lớp mở vở bài tập ra để thầy kiểm tra thì cả lớp chỉ có tôi và cái Vân là chưa làm bài tập! Tôi thì quên còn cái Vân thì bị mất vở. Cái Vân bàng hoàng, mặt nó tái nhợt, giọng run run “Thưa thầychính tay em đã cho quyển vở bài tập vào cặp kia mà.hay là..”Thầy giáo và cả lớp đều ngạc nhiên vì xưa nay cái Vân nổi tiếng là cẩn thận chưa bao giờ nó quên vở hay mất vở cả! Tuy nhiên thầy giáo cũng nói giọng ko đc vui “Lẽ ra giờ này thầy sẽ cùng các em chữahết bài tập lần trước, nhưng thật đáng tiếc, chúng ta đành phải để đến giờ sau vậy!” Cái Vân đột nhiên ôm mặt oà khóc nức nở rồi xin phép thầy giáo ra ngoài. Ko khí trong lớp thật nặng nề thày giáo khẽ lắc đầu nói: “Hình như có chuyện gì ko hay lắm đã xảy ra với bạn Vân thì phải” Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau rồi tất cả đều hướng cái nhìn về tôiTôi cúi gằm mặt im lặng..bây giờ mà mình thú nhận thì còn mặt mũi nào mà nhìn thầy, nhìn bạn nữa! chỉ có tôi là sống trong những mặc cảm day dứt nặng nề.Tôi tự nguyền rủa mình là một thằng tồi, một thằng hènrồi tôi tự hứa với mình rằng ko bao giờ tôi làm những việc xấu xa như vậy nữa. Nhất định thế! Và nhất định đến một ngày nào đó tôi sẽ thú nhận với cái Vân tốt cả! chẳng gì thì tôi cũng làmột thằng con trai kia mà?
III.Hướng dẫn học bài ở nhà
-Học phần ghi nhớ. Làm nốt bài tập 2
-Chuẩn bị bài: Lục Vân Tiên gặp nạn
tuần 9
Kết quả cần đạt
-Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” hiểu đc sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, niềm tin của t.g vào những điều tốt đẹp ở đời. Tìm hiểu đánh giá, nghệ thuật kết cấu và nghệ thuật ngôn từ của đoạn thơ này
-Biết đc một vài t.g đang sống và sáng tác văn học ở địa phương; Sưu tầm và chép lại một số t.p hay viết về điạ phương đc sáng tác trong những năm gần đây. Bước đầu có thái độ quí trọng và tự hào về văn hoá địa phương
-Củng cố kiến thức về từ vựng đãhọc từ lớp 6 đến 9: Từ đơn và từ phức, thành ngữ nghĩa của từ, từ có nhiều nghĩa, và hiện tg chuyển nghĩa của từ; Từ đồng âm; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; cấp độ khái quát của từ ngữ; trường từ vựng
-Thông qua giờ trả bài củng cố kĩ năng làm bài tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nhận ra đc những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm biết sửa lỗi về diễn đạt và chính tả
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 41- VĂN BảN: LụC VâN TIÊN GặP NạN
(Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh học 
-Cảm nhận đc sự đối lập giữa cái thiện cái ác trong đoạn thơ. Nhận biết đc thái độ, tình cảm và lòng tin của t.g gửi gắm vào những người lao động bình thường.
-Tìm hiểu và đánh giá NT sắp xếp tình tiết và NT ngôn ngữ trong đoạn trích
-Rèn kĩ năng pt nhân vật
II.Phần chuẩn bi
1.Thầy: soạn giáo án, tham khảo tài liệu
2.Trò: Chuẩn bị theo yêu cầu
B.Phần trên lớp
I.Kiểm tra bài cũ (4’)
	Câu hỏi: Đọc và pt hình ảnh VT đánh cướp? Nêu cảm nhận của em về nv LVT?
Trả lời: LVT là nv lí tưởng của t.p. Đây là một chàng trai vừa mới rời trường học bước vào đời lòng đầy hăm hở muốn lập công danh, mong thi thố tài năng giúp người và đời gặp tình huống bất bình VT đã đánh tan bọn cướp. Hành động đánh cướp trước hết làbộc lộ tính cách anh hùng, tài năng tấm lòng vì nghĩa của VT. Chàng chỉ có một mình 2 tay ko trong khi bọn cướp đông người với gươm lớn giáo dài vậy mà VT vẫn bẻ que làm gậy xông vô đánh cướp. Hình ảnh VT trong trận đánh cướp đc miêu tả thật đẹp vẻ đẹp của người dũng tướng theo pc văn chương cổ xưa.
LVT là con người có nghĩa khí, tài năng, quả cảm làm việc nghĩa. Coi trọng lẽ phải, căm ghét ác bức ko sợ gian nguy
II.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài mới (1’): Giờ học trước chúng ta đã biết LVT là chàng trai có dũng khí, tài năng và đức độ. Nhưng cuộc đời thườngthiếu công bằng chàng trai đáng yêu đó đã ...  ưu điểm khuyết điểm của bài viết để tìm cách phát huy, khắc phục
-Qua giờ trả lời kiểm tra tổng hợp cuối học kì I củng cố kiến thức và tích luỹ thêm những kinh nghiệm về việc làm bài theo hướng tích hợp
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 86: trả bài kiểm tra tiếng việt
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh học 
-Ôn lại kiến thức về phần TV đã học ở HK I lớp 9
-Thấy đc những ưu điểm và hạn chế của mình trong việc nắm kiến thức và kĩ năng về mảng nd này
II.Phần chuẩn bi
1.Thầy Chấm bài, thống kê lỗi
2.Trò: Chuẩn bị theo yêu cầu
B.Phần trên lớp
I.ổn đinh tổ chức
II.Trả bài kiểm tra
1.Trắc nghiệm
Viết ra giấy kiểm tra chữ cái đầu câu đúng
Câu1: Thành ngữ nào dưới đây ko gần nghĩa với nghĩa nói những điều ko thực?
A.Nói điêu nói ngao
B.Nói lấy nói để
C.Nói hươu nói vượn
D.Nói quanh nói co
Câu 2: các thành ngữ: “Nói dối như cuội” “nói hươu nói vượn” “nói nhảm nói nhí” vi phạm phương châm hội thoại nào
A.Phương châm cách thức
B.Phương châm về lượng
C.Phương châm về chất
D.Phương châm quan hệ
Câu 3: Từ nào dưới đây ko phải là từ địa phương xưng hô đồng nghĩa với từ “tôi”
A.Tao
B.Tui
C.Tau
D.Miềng
Câu 4: Tiếng việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú tinh tế giàu sắc thái biểu cảm
A.Đúng
B.Sai
Câu 5: Phương châm “xưng khiêm hô tôn” là người nói tự đề cao mình coi thường người đối thoại
A.Đúng
B.Sai
Câu 6: Có mấy phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ vựng
A.Hai
B.Ba
C.Bốn
D.Năm
2.Tự luận
Câu 1: Giới thiệu nghĩa các từ ngữ sau (2 điểm)
a.Bên trọng bên khinh
b.Cá vượt vũ môn
c.Chữ tác đánh chữ tộ
d.Chữ thày lại trả thày
Câu 2: chỉ ra và phân tích tác dụng từ láy ở đoạn thơ sau của Nguyễn Du
Nao nao dòng nc cuốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường
Dàu đàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
1.Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1
B
Câu 2
C
Câu 3
A
Câu 4
A
Câu 5
B
Câu 6
A
2.Tự luận
Câu 1: Giải thích các thành ngữ (2 điểm)
a.Bên trọng bên khinh: đối xử thiên lệch thiếu sự công bằng
b.Cá vượt vũ môn: người học trò đi thi đỗ đạt
c.Chữ tác đánh chữ tộ: dốt nát kém cỏi không đọc thông viết thạo chữ này đánh chữ kia
d.Chữ thầy lại trả thầy: rơi rụng quên hết những điều đã học đc
Câu2: chỉ ra và phân tích tác dụng từ láy ở đoạn thơ sau của Nguyễn Du
Nao nao dòng nc cuốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường
Dàu đàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
-Về hình thức:
+Chỉ ra đc các từ láy
+Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn
-Về nội dung:
+Các từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, dàu dàu vừa gợi hình vừa gợi cảm (1 điểm)
+Tác dụng
-Ko gian hẹp, cảnh vật hoang vu buồn tẻ (1 điểm)
-Tâm trạng bâng khuâng xao xuyến (1 điểm)
-Sự linh cảm về điều gì đó sắp xảy ra (1 điểm)
-Sự cảm thông của Kiều, đa cảm trước thân phận bị bỏ rơi của người dưới nấm mồ vô chủ (1đ)
III.NX ưu và nhược điểm
1.Ưu điểm: Đa số các em đã có những kiến thức cơ bản về phần TV đã học ở học kì I. Trình bày bài kiểm tra khá sạch sẽ, rõ ràng.
-Phần trắc nghiệm: phần nhiều các em đã lựa chọn đúng để trả lời
-Phần tự luận
+Các em đã biết vận dụng kiến thức vào việc giải nghĩa 4 từ ngữ, em đã giải nghĩa chính xác các từ ngữ
+Các em đã biết vận dụng kiến thức về những biện pháp tu từ đã học đã học và chỉ ra từ láy và pt tác dụng của nó trong đoạn thơ của Nguyễn Du
2.Nhược điểm
-Một số em chưa có ý thức ôn tập để kiểm tra, trình bày hiểu chữ viết cẩu thả, tẩy xoá nhiều
-Phần trắc nghiệm chưa định hướng đúng, còn sai nhiều
-Phần tự luận:
+Câu 1: Mặc dù các từ ngữ đã đc giải nghĩa qua giờ ôn tập song nhiều em còn chưa nắm bắt đc
+Câu2: Nhiều em mới chỉ ra đc từ láy chưa pt đc tác dụng của nó
IV.Chữa lỗi
Lỗi sai
*Chính tả
Dòng lước
Lao lao
Bức chanh
*Dùng từ
Mùa xuân đã tàn
Chữa lỗi
Dòng nước
Nao nao
Bức tranh
Mùa xuân đã hết
V.Thống kê điểm bài kiểm tra
VI.Trả bài- gọi điểm
III.Hướng dẫn học ở nhà (1’)
-Ôn lại kiến thức đã học
-Chuẩn bị bài về thơ, văn hiện đại
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 87: trả bài kiểm tra văn
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh học 
-Ôn lại kiến thức, kĩ năng về phân tích, cảm thụ thơ và chuyện hiện đại
-Thấy đc những ưu điểm và hạn chế của mình trong việc nắm kiến thức và kĩ năng về mảng nd này
II.Phần chuẩn bi
1.Thầy Chấm bài, thống kê lỗi
2.Trò: Chuẩn bị theo yêu cầu
B.Phần trên lớp
I.ổn đinh tổ chức
II.Trả bài kiểm tra
1.Trắc nghiệm :Viết ra giấy kiểm tra chữ cái đầu câu đúng
Câu 1: Người lính trong bài thơ Đồng chí chủ yếu xuất thân từ đâu
A.Thành thị
B.Khu công nghiệp
C.Nông thôn
D.Vùng núi
Câu 2: Tâm trạng người lính lái xe ko kính ntn
A.Hết sức gò bó
B.Hoàn toàn ung dung
C.Vô cùng lo lắng
D.Cam chịu hoàn cảnh
Câu 3: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời điểm nào
A.Khi mặt trời lặn
B.Lúc nửa đêm
C.Khi gần sáng
D.Giữa trưa
Câu 4: Nhà thơ Bằng Việt viết bài thơ Bếp Lửa trong hoàn cảnh nào
A.Khi giặc đốt làng
B.Khi nhà thơ đi bộ đội
C.Khi đi sơ tán
D.Khi học ở nc ngoài
Câu 5: Nhân vật nào ko đc nhắc tới trong truyện Lặng lẽ Sapa
A.Bác lái xe
B.Ông hoạ sĩ
C.Cô gái
D.Ông Hai
Câu 6: Khi ông Sáu thoát li đi kháng chiến con anh bao nhiêu tuổi
A.Chưa đầy 1 tuổi
B.Vừa tròn 1 tuổi
C.Vừa tròn 2 tuổi
D.Chưa đầy 2 tuổi
2.Tự luận: Đóng vai ông Hai kể lại tâm trạng mình khi nghe tin làng chợ Dầu theo tây
III.Đáp án
1.Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu đúng 0.5 điểm
Câu 1
C
Câu 2
B
Câu 3
A
Câu 4
D
Câu 5
D
Câu 6
A
2.Tự luận (7 điểm)
1.Yêu cầu về hình thức:
-Diễn đạt trôi chảy ko gượng ép gò bó
-Bố cục 3 phần: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn
-Yêu cầu kể diễn cảm thể hiện rõ diễn biến tâm lí nv ôngHai
2.Yêu cầu về nội dung
a.Giới thiệu xuất xứ nv (tôi): Trong hoàn cảnh đi tản cư luôn luôn hướng về làng Dầu (1 điểm)
b.Kể về diễn biến sự việc
-Đang trong tâm trạng hân hoan tôi ra chỗ dân tản cư mới lên mong biết tin tức về cái làng yêu quí của mình
-Tin làng chợ Dầutheo giặc làm tôi chết điếng tưởng như sét đánh ngang tai
-Trên đg trở về tôi ko dám nhìn aivề đến nhà.
-Ko khí gđ tôi
-Cuộc trò chuyện với vợ và thái độ của tôi
c.Những suy nghĩ của tôi về làng
III.Nhận xét nhược điểm của bài làm
1.Ưu điểm
-Kiến thức tác phẩm khái quát, hiểu chủ đề nd các bài thơ
-Biết cách làm bài trắc nghiệm nhanh, chính xác phù hợp
-Kể chuyện có bố cục 3 phần rõ ràng
2.Nhược điểm
-ở một số em chưa chăm học, chưa nắm đc kiến thức cơ bản của bài tập đã học
-Kể chuyện miễn cưỡng, thiếu tự tin, chưa biết cách bộc lộ tâm trạng nv “tôi”
-Còn nhầm lẫn ngôi kể
-Diễn đạt, dùng từ còn vụng về
IV.Chữa lỗi
Lỗi sai
*Chính tả
Ko ngi ngờ gì lữa
Cái noa
Trong nòng
*Dùng từ
Phòng tuyên truyền
Loa phóng âm
Cuộc kháng chiến chống Mĩ
Chữa lỗi
Ko nghi ngờ gì nữa
Cái loa
Trong lòng
Phòng thông tin
Loa phóng thanh
Cuộc kháng chiến chống Pháp
V.Thống kê kết quả bài kiểm tra
VI.Trả bài- gọi điểm
-GV trả bài – HS so sánh với đáp án, tự chữa
-Gọi điểm
III.Hướng dẫn học bài ở nhà
-Tự sửa bài kiểm tra
-Tìm đọc các bài thơ 8 chữ, ôn lại kiến thức về thơ 8 chữ
-Chuẩn bị tiết tập làm thơ 8 chữ
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 88+89: tập làm thơ tám chữ
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh học 
-Nắm đc đặc điểm, kĩ năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chứ
-Qua hoạt động tập làm thơ 8 chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong hoạt động rèn luyện thêm năng lực cảm nhân thơ ca
II.Phần chuẩn bi
1.Thầy: soạn giáo án
2.Trò: Chuẩn bị theo yêu cầu
B.Phần trên lớp
I.Kiểm tra bài cũ (4’)
	Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
	Lớp phó học tập báo cáo
	Giáo viên kiểm tra xác xuất và nx
II.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài mới (1’): Tiết 54 các em đã tìm hiểu đặc điểm của thơ 8 chữ các em đã biết điền từ sửa từ sai ở một số câu thơ chưa chép đúng và đặc biệt là các em đã tập làm những câu thơ 8 chữ đầu tiên. Giờ học hôm nay
I.Ôn lại kiến thức về thơ 8 chữ
?
HS đọc các đoạn thơ
Nhận xét về slg chữ mỗi dòng ở các đoạn thơ trên
-.Mỗi dòng thơ đều có 8 chữ
-Mỗi khổ thơ có 4 dòng (đôi khi có những trường hợp có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 4 dòng)
-Một bài thơ 8 chữ ko hạn định về số câu
?
Chỉ ra cách gieo vần trong thơ 8 chữ
-Vần liên tiếp: Là vần đc gieo liền ở các câu thơ
-Vần gián tiếp: Có thể cách một (và hai) câu mới có một vần
-Gieo vần: Liên tiếp hoặc gián tiếp
?
Thế nào là vần chân, vần lưng?
-Vần chân là những vần đc gieo vào chữ cuối cùng của dòng thơ
-Vần lưng: đc gieo vào chữ giữa câu thơ
?
Nhận xét cách nhắt nhịp trong mỗi đoạn thơ?
3.Ngắt nhịp
2/3/3
3/2/3
3/3/2
4/4
4/2/2
2/2/4
2/2/2/2
5/3
3/5
?
Em hãy khái quát lại đặc điểm tiêu biểu của thơ 8 chữ
-.Mỗi dòng thơ đều có 8 chữ
-Mỗi khổ thơ có 4 dòng (đôi khi có những trường hợp có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 4 dòng)
-Một bài thơ 8 chữ ko hạn định về số câu
-Gieo vần: Liên tiếp hoặc gián tiếp
?
Em hãy đọc một đoạn, một khổ thơ 8 chữ mà em sưu tầm đc
hs
Người ấy là cha tôi
Người đàn ông tóc đã hoa dâm ấy
Rất thương tôi và cũng rất giống tôi
Là người tôi yêu quí nhất trên đời
Đó chính là người sinh ra tôi
tôi vẫn nhớ thời thơ ấu dại dột
Vì mải chơi nên quên cả học bài
Xấu hổ lắm chẳng hở môi với ai
Những lần cha tôi đánh đàn quắn đít
Lớn khôn lên tôi dần dần hiểu biết
Khi đánh tôi cha quay mặt khóc thầm
Phụ tử xưa nay hiếu trọng tình thân
Không có đòn roi làm sao tôi nhớ
Tôi nhớ mãi.
Tôi nhớ mãi nụ cười tươi rất tươi
Lưu dấu một thời mười tám đôi mươi
Khi tôi chợt nhận ra mình khờ khạo
Thì trời ơi người ấy đã xa rồi
Tôi nhớ mãi ánh mắt ai bồi hồi
Nýu lại thời gian lặng lẽ đang trôi
Khi tôi chợt nhận ra giữa cuộc đời
Có khoảnh khắc đã trở thành vĩnh cửu
Tôi nhớ mãi tiếng nói ai dìu dịu
Sao bâng khuâng xa vắng đến mơ hồ
Khi tôi chợt nhận ra mình làm thơ
Là lúc dại khờ ngây ngô điên dại
hs
Khôn dại
Thế gian lắm kẻ dại lẫn người khôn
Lẩm bẩm suốt đời tính toán thiệt hơn
Sao chẳng tính xem mình bao nhiêu tuổi
Bạn bè người thân ai mất ai còn
.
Thế gian lắm kẻ đầu xanh đã khôn
Cửa vinh hoa ngàn gót dép cũng mòn
Mải đắm chìm trong gác tía lầu son
Vô cảm trước bao nỗi đau đồng loại
thế gian nhiều người bạc đầu vẫn dại
Lầm lũi lang thang đi giữa muôn người
Khóc cười trước bao mảnh đời trôi dạt
Thương nhớ mênh mông ko xót một ai
?
Qua những bài thơ 8 chữ đã sưu tầm em có nx gì
hs
Thơ 8 chữ có khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú: cụ thể trong mọi bài.
III.Thực hành làm thơ 8 chữ
1.Học sinh đọc các bài thơ đã chuẩn bị ở nhà
gv
Gọi 4-5 em đọc những bài thơ đã chuẩn bị ở nhà
hs
NX bình chọn bài hay nhất
gv
Nhận xét sửa chữa
2.làm thơ tám chữ trên lớp
-Chủ đề tự chọn
-Vần nhịp tự chọn
Sau khoảng 15’ Học sinh lên trình bày đoạn thơ làm trên lớp (3-5 em)
hs
Nhận xét bình chọn
gv
Nhận xét sửa lỗi
III.Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
-Sưu tầm các bài thơ 8 chữ
-Chuẩn bị cho giờ trả bài học kì

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_40_den_89_truong_thcs_muong_bon.doc