Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 141 đến tiết số 145

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 141 đến tiết số 145

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 ( TRÍCH) - Lê Minh Khuê

1. Mục tiêu bài dạy.

 a) Về kiến thức: Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh, nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ TNXP trong truyện ; Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lý, ngôn ngữ ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

 b) Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thồi kì kháng chiến cứu nước phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.

 c) Về thái độ: GDHS Lòng biết ơn các thế hệ cha anh

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 830Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 141 đến tiết số 145", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 28
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
 Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống, chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ TNXP trong truyện " Những ngôi sao xa xôi ". Thấy được nét đặc trưng trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
	Viết được bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương, có ý kiến xác đáng và rút kinh nghiệm chung về cách viết loại bài này.
	Thông qua giờ trả bài Tập làm văn số 7, tự nhận rõ những ưu điểm, nhược điểm trong bài văn của mình - Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận.
	Nắm được mục đích, nội dung, yêu cầu và cách viết biên bản.
Ngày soạn : 27/3/2013 Ngày dạy 01/4/2013 Dạy lớp: 9B
 Tiết 141, 142. Văn bản: 
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 ( TRÍCH) - Lê Minh Khuê
1. Mục tiêu bài dạy. 
 	a) Về kiến thức: Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh, nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ TNXP trong truyện ; Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lý, ngôn ngữ ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
	b) Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thồi kì kháng chiến cứu nước phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm. 
	c) Về thái độ: GDHS Lòng biết ơn các thế hệ cha anh 
2. Chuẩn bị của GV và HS. 
 a) GV : Soạn giáo án, SGK, SGV.
 b) HS : Soạn bài, SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy. 
 * Ổn định : Sĩ số lớp 9B../17 Vắng:..
 a) Kiểm tra : (5’) 
* Câu hỏi: Hãy chỉ ra những thành công của truyện ngắn "Bến quê"?
	* Đáp án – biểu điểm : 
 + Nghệ thuật : (5đ) - Xây dựng tình huống nghịch lý...
	 - Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng...
	 - Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế .... 
	 + Nội dung:(5đ)- Truyện ngắn chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm...
	 - Thức tỉnh ở mọi người vẻ đẹp ....
* Gới thiệu bài: (1’) Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, thế hệ trẻ Việt Nam đã lên đường ra trận với khí thế: 
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
 Mà lòng phới phới dậy tương lai.
Đóng góp to lớn nhất trong cuộc xẻ dọc Trường Sơn - làm đường ra trận là của lớp lớp TNXP nối tiếp nhau đi mở đường. Cuộc sống gian khổ, tâm hồn, tính cách của các chiến sỹ TNXP được nhà văn Lê Minh Khuê phản ánh vào trong tác phẩm của mình như thế nào, chúng ta tìm hiểu.
 b). Nội dung bài mới :
 I. Đọc và tìm hiểu chung : (15')
 1. Vài nét về tác giả - tác phẩm.
 T : Gọi học sinh đọc chú thích dấu µ ? (Tb)
 T : Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ? (G)
 HS: - Lê Minh Khuê (1949) quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, bắt đầu viết văn vào những năm 1970. Lê Minh Khuê là nhà văn nữ có sở trường về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lý tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lý nhân vật phụ nữ.
 T : Lê Minh Khuê (1949) quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, thuộc thế hệ các nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Gia nhập TNXP và bắt đầu viết văn vào những năm 1970. Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm đầu tay của bà ra mắt bạn đọc vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống, chiến đấu của TNXP và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn đã gây được sự chú ý của bạn đọc. Từ sau năm 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến của đời sống, đề cập những vấn đề bức xúc của xã hội và con người với tinh thần đổi mới mạnh mẽ. Lê Minh Khuê là nhà văn có sở trường về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lý tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lý nhân vật phụ nữ.
 T : Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? (Kh)
 HS: - Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" viết năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
 T : Truyện ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971 lúc cuộc k/c chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
 2. Đọc văn bản : 
 T : nêu yêu cầu đọc : Đọc to, rõ ràng, giọng đọc tâm tình, cần chú ý thể hiện được giọng điệu ngôn ngữ của truyện mà chủ yếu là lời của nhân vật cô thanh niên xung phong Phương Định. Câu văn trong truyện phần nhiều là dạng câu kể xen với câu tả và thường là câu ngắn, gần với khẩu ngữ, khi đọc cần thể hiện được đặc điểm này của lời văn, chú ý phân biệt lời kể và lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật. 
 GV đọc -> Gọi 2 học sinh đọc - nhận xét - sửa lỗi.
 T : Gọi học sinh đọc chú thích 1, 2, 3, 4. (Tb)
 T : Hãy kể tóm tắt nội dung của truyện ? (G)
 HS: Ba nữ TNXP làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ có hai cô gái rất trẻ là Định và Nho còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm và thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đặc biệt, họ phải bình tĩnh đối mặt với cái chết trong mỗi lần phá bom. Mà công việc này diễn ra hàng ngày, thậm chí mấy lần trong một ngày. Họ ở dưới một cái hang dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Phương Định là một cô gái giàu cảm xúc, hay mơ mộng, hồn nhiên và luôn nhớ về những kỷ niệm của tuổi thiếu nữ, với gia đình và thành phố thân yêu của mình. Ở phần cuối, truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật mà chủ yếu là của Phương Định trong một lần phá bom. Nho bị thương và sự lo lắng, săn sóc của hai đồng đội.
 T : Truyện được trần thuật từ nhân vật nào ? (Tb)
 HS: Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất và người kchuyện cũng là NV chính.
 T: Việc chọn ngôi kể như vậy có t/dụng gì trong việc thể hiện ND câu chuyện?
 HS: Sự lựa chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. Truyện kể về chiến tranh cố nhiên có những chi tiết, sự việc về bom đạn, chiến đấu, hy sinh, nhưng chủ yếu vẫn hoà vào thế giới nội tâm, làm hiện lên những vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh. Tạo được hiệu quả đó, một phần quan trọng nhờ ở cách lựa chọn nhân vật kể chuyện.
 T : Truyện ngắn này có cốt truyện rất đơn giản, mạch truyện phát triển theo dòng suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật - đan xen giữa hiện tại và quá khứ được tái hiện trong hồi tưởng -> Làm nổi bật tính cách, phẩm chất của ba nữ TNXP đặc biệt là Phương Định - nhân vật chính, người kể chuyện -> tìm hiểu phẩm chất của họ.
 II. Phân tích :(21’)
 1. Ba nữ TNXP trong tổ trinh sát mặt đường.
 T : Gọi học sinh đọc: từ đầu - có khi suốt đêm. (Tb).
 T : Hãy tìm những câu văn miêu tả hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba nữ TNXP?
 HS: - Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. 
 - Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm [...]Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó han gỉ, nằm trong đất 
	- Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ, nếu cần thì phá bom [...] chúng tôi bị bom vùi luôn.
	- Chúng tôi chạy trên cao điểm cả ngày ( ... )thần chết là một tay không thích đùa (...) có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang.
 T : Em hiểu thế nào là "Cao điểm", "Trọng điểm" ? (Kh)
 HS: - Cao điểm: Chỗ cao hơn mặt đất như: gò, đồi, núi hoặc trên nóc công trình kiến trúc cao.
	- Trọng điểm: Điểm được xác định là có vai trò quan trọng so với những điểm, nơi khác -> chỉ nơi đánh phá ác liệt của Đế Quốc Mỹ trên tuyến đường Trường Sơn.
 T : Nghệ thuật kể chuyện ở đoạn này có gì đáng chú ý ? (G)
 HS: Nghệ thuật kể chuyện theo ngôi thứ nhất, sử dụng nhiều câu văn ngắn đó là những câu đặc biệt, câu tỉnh lược, câu có nhiều vế câu, làm cho nhịp văn nhanh tạo được không khí khẩn trương trong chiến trường, sử dụng phép so sánh.
 T: Em hiểu như thế nào về hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba nữ TNXP? (Kh)
 HS: - Ba nữ TNXP ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt. 
 - Công việc của họ lại càng đặc biệt nguy hiểm - họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch - khi máy bay trinh sát đến bất chợt rất dễ bị phát hiện. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là một công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh, hết sức khôn ngoan, nhạy cảm, khéo léo, đòi hỏi kinh nghiệm. Nhưng đối với ba cô gái ấy thì những công việc ấy đã trở thành công việc bình thường hàng ngày : "Có ở đâu như thế này không ... chạy về hang ".
 T : Hãy tìm những chi tiết miêu tả hành động, cử chỉ ... của ba nữ TNXP ? (Kh) (T. 115, 117, 118, 119) 
 HS: - Thế nào, chuẩn bị thôi chứ 
 - Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi [...] chụp cái mũ sắt lên đầu[...] Nho vừa tắm ở dưới suối lên [...] Cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo [...] trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng.
	 - Chị Thao nhìn ra cửa hang [...] móc bánh bích qui trong túi, thong thả nhai [...] chị bình tĩnh đến phát bực. Nhưng thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét. Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu, hay tỉa đôi lông mày. Nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị, cương quyết, táo bạo.
	 - Cao điểm bây giờ thật vắng lặng. Chỉ còn Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây.
	- Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên ...
	Tôi, một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.
	- Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần. Ngày nào ít: ba lần 
	- Nho bị thương ở chỗ nào [...] Chị nghẹn ngào không nước mắt. Tôi moi đất bế Nho đặt lên đùi mình [...] Tôi rửa, tiêm cho Nho [...] Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng ... Nho ngủ 
	- Hát đi, Phương Định, Mày thích hát bài gì nhất, hát đi.
	- Chị Thao hát [...] nhạc sai bét, giọng thì chua, Chị không hát trôi chảy được bài nào nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát 
 T ... 
	 - Giới thiệu tác giả : Viễn Phương ... lực lượng văn nghệ giải phóng ở MN. Thơ ông nhỏ nhẹ, giàu t/cảm và chất thơ mộng ngay trong hoàn cảnh c/đấu ác liệt. 
	 - Giới thiệu bài thơ : Bài thơ được viết năm 1976 ... 
	 - Nêu khái quát nội dung, cảm xúc : niềm xúc động lòng biết ơn và tự hào... 
 2. Thân bài : Nêu cảm nhận, suy nghĩ về bài thơ, phân tích:
 * Luận điểm 1: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng 
 - Câu thơ đầu như một lời thông báo, cách xưng "con" -> Thể hiện tình cảmvừa gần gũi, vừa thân thương, vừa trân trọng, vừa thành kính.
 - Hình ảnh đầu tiên là hình ảnh hàng tre: -> BP nhân hoá, ẩn dụ, liên tưởng - cây tre mang ý nghĩa tượng trưng dân tộc Việt Nam.-> Bác thật gần gũi, thân thương và tình cảm thiết tha thành kính, thiêng liêng của nhà thơ đối với Bác.
 * luận điểm 2: Cảm xúc về hình ảnh Bác và dòng người vào lăng viếng Bác:
 - Tạo nên từ 2 cặp câu với những hình ảnh tả thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi; Điệp từ ngày ngày
 - Hai câu thơ đầu ->vừa thể hiện sự vĩ đại của Bác, vừa thể hiện được sự tôn
 kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. 
 - Hai câu “ngày ... xuân”: Dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như những tràng hoa đẹp dài mãi không dứt –> một liên tưởng thật tinh tế và sâu sắc. 
 - Từ ngày ngày -> thời gian vô tận -> nhân dân ta ko bao giờ nguôi nhớ Bác. 
 * Luận điểm 3: Cảm xúc khi vào trong lăng:
	- 2 câu thơ “Bác nằm ... dịu hiền”: diễn tả sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo -> cảm nhận Bác đang ngủ, tấm lòng biết ơn đối với Bác.
	- Hình ảnh ẩn dụ -> nhà thơ ví Bác như trời xanh, -> Bác đã trở thành bất tử.
	- Nỗi đau xót vì sự ra đi của Người được biểu hiện cụ thể trực tiếp: Nhói ...
 * luận điểm 4: T/cảm lưu luyến và ước nguyện muốn được ở mãi bên Người Nghĩ đến ngày mai phải trở về miền Nam , nhà thơ vô cùng đau xót
	- Điệp ngữ “Muốn làm” -> ko muốn rời xa và ước nguyện: được ở bên Người 
	3. Kết bài :
	Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ: 
 III. Nhận xét chung : ( 7’)
 * Ưu điểm : - Đảm bảo được nội dung cơ bản. Vận dụng được phương pháp làm bài.- Một số bài diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc.- Một số bài bố cục đầy đủ, rõ ràng, có câu chuyển ý, chuyển đoạn rõ ràng, chặt chẽ.
 * Nhược điểm : - Một số bài nội dung sơ sài, chưa đủ ý do chưa học bài.- Một số bài diễn đạt vụng về, lúng túng, cụt ý, không có câu chuyển ý, chuyển đoạn.- Một số bài kiến thức thiếu chính xác.- Chưa kết hợp NT - ND. - Trình bày bẩn, cẩu thả.
 IV. Chữa lỗi sai : ( 15’)
 Câu1: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Là hình ảnh nhân hoá.
 - Sửa: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng là hình ảnh ẩn dụ nói về Bác.
 Câu 2: Nhà thơ sững sờ chợt ra nỗi đâu đớn “ nhói ở trong tim”
 - Sửa: dẫu biết qui luật sinh tử của tạo hoá, nhà thơ vẫn xót xa, thương tiếc, đau đớn trước sự ra đi vĩnh hằng của Bác: “ vẫn biết trời xanh là mãi mãi mà sao nghe nhói ở trong tim”.
 Câu 3: Viễn Phương sinh năm 1928 mất năm 2005.
 - Sửa: Viễn Phương ( 1928 – 2005).
 * Lớp 9b:
 Câu 1: Tác giả bài thơ Viễn Phương đã cùng linh hồn chúng ta gửi chọn cả trái tim miền Nam đến với vị cha già của dân tộc.
 - Sửa: Nhà thơ nói thay cho tình cảm thiết tha của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ, lưu luyến khi phải xa người; ức nguyện mãi mãi ở bên Người: ‘ Muón làmchốn này”
 Câu 2: Khổ thơ một như một lời thông báo.
 - Sửa: Mở đầu bài thơ là một lời xưng hô “ con ởBác”. Câu thơ chỉ gọn như một lời thông báo, nhưng lại gợi ra tâm trạng, xúc động và thành kính thiêng liêng của tác giả đối với Bác hồ.
 Câu 3: Qua câu chuyện tác giả nói lên sự sót đau và sự thiêng liêng thành kính trongchuyến vào thăm lănh Bác.
 - Sửa: Bài thơ “ Viếng lăng Bác” là niềm thành kính thiêng liêng và ức nguyện chân thành của nhân dân ta đối với Bác.
 V. Đọc bài mẫu - trả bài – lấy điểm ( 9’)
 - Đọc bài mẫu: Thảo Phương ( 9a) Quàng Thảo ( 9b)
 - Kết quả cụ thể:
 Điểm 8: 7: 6: 5: 6:
 4: 3: 0
 * Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (1’)
 - Đọc và chuẩn bị bài biên bản.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Về thời gian:....
Về nội dung: 
Về phương pháp:..
==========================
Ngày soạn :19/3/2013 Ngày dạy : 24/3/2013 Dạy lớp: 9B
 Tiết 145.Tập làm văn : 
BIÊN BẢN
1. Mục tiêu bài dạy. 
 	a) Về kiến thức: Phân tích được các yêu cầu nội dung của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống. Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
	 b) Về Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết một biên bản thông thường
	 c) Về thái độ:GDHS vận dụng kiến thức vào viết biên bản trong cuộc sống.
2. Chuẩn bị của GV và HS : 
a) GV : Soạn giáo án, SGK, SGV.
b) HS : Soạn bài, SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy : 
 * Ổn định : Sĩ số 9a: 9b:
 a) Kiểm tra : : (2’) - Việc chuẩn bị bài của học sinh.
	 - Nhận xét đánh giá việc soạn bài của học sinh.
	* Giới thiệu bài : ( 1’) Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đều phải ghi lại những sự việc sảy ra, ví dụ : Một cuộc họp lớp, một buổi Đại hội chi đội, một vụ tai nạn giao thông -> văn bản này gọi là biên bản. Vậy Biên bản có đặc điểm gì ? chúng ta viết Biên bản như thế nào ? -> tìm hiểu.
 b) Dạy nội dung bài mới :
I. Đặc điểm của biên bản: (12’)
 1. Ví dụ :	
Văn bản 1 : Biên bản sinh hoạt cho Đội.
Văn bản 2 : Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
 T : Gọi 2 học sinh đọc 2 văn bản. (Tb)
 T : Biên bản ghi lại những sự việc gì ? (Kh)
 HS: VB 1 : Biên bản ghi lại một buổi sinh hoạt chi đội.
	+ Đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua.
	+ Ý kiến của các đội viên của chi đội.
	+ Ý kiến phát biểu của đại biểu.
	+ Công tác tuần tới.
	VB 2: Ghi lại biên bản việc trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của cơ quan công an cho người vi phạm.
 T : Nhận xét gì về những sự việc xảy ra trong 2 biên bản trên ? (Kh)
 HS : - VB 1 : Sự việc đang xảy ra. 
	 - VB 2 : Sự việc đang xảy ra .
 T : Người viết viết biên bản để làm gì ? (Kh)
 HS: Viết biên bản này để làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế làm cơ sở cho các nhận định, kết luận và các quyết định sử lý cụ thể : 
	VB 1 : Ghi ở buổi sinh hoạt chi đội tuần 6 để làm chứng cứ minh chứng cho việc : đã thực hiện sinh hoạt đội trong tuần.
	VB 2 : Ghi biên bản để làm chứng cứ chứng minh : đã trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của cơ quan công an cho người vi phạm - được ghi khi sự việc đang sảy ra.
 T : Quan sát 2 biên bản trên, em có nhận xét gì về nội dung và hình thức của 2 biên bản ? (Kh)
 HS: + Về hình thức : - cả 2 văn bản đều có phần mục mang tính thủ tục rất chặt chẽ như : Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ, chữ kí, họ tên.
 - lời văn ngắn gọn, chính xác.
	 + Về nội dung : cả 2 văn bản đều ghi những số liệu, sự kiện chính xác, ghi chép trung thực, đầy đủ.
 2. bài học:
 T : Qua phân tích 2 biên bản em hiểu thế nào là biên bản ? (G)
 HS : - Biên bản ghi lại những sự việc đã sảy ra hoặc đang sảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp.
 T : Người ghi biên bản cần chú ý điều gì ? (Kh)
 HS : - Người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
 T : Có những loại biên bản nào ? (Kh)
 HS : - Có : biên bản hội nghị, biên bản sự vụ
 T : VB 1 là biên bản hội nghị, VB 2 là biên bản sự vụ. Em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế ?
 HS: - Biên bản hội nghị : biên bản Đại hội, biên bản họp.
	 - Biên bản sự vụ : Biên bản ghi nhận các sự kiện pháp lý đã hoặc đang xảy ra làm căn cứ cho quyết định xử lý, biên bản bàn giao, biên bản tiếp nhận công tác, biên bản ghi nhận giao dịch, bổ sung hoặc thanh lý hợp đồng...
II. Cách viết biên bản : (12’)
 1. Ví dụ :
 T : Theo dõi, quan sát 2 biên bản (phần I). 
 GV nêu câu hỏi - HS thảo luận nhóm.
 T : Phần mở đầu gồm những mục gì ? Tên của biên bản được viết như thế nào ?
 HS: Phần mở đầu gồm: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia vào sự việc 
 T : Chú ý : tên biên bản ngắn gọn nhưng đầy đủ, viết chữ in hoa, trình bày giữa trang giấy.
 T : Phần nội dung biên bản 1 gồm những mục gì ? Phần nội dung biên bản 2 gồm những mục gì ? 
 HS : Biên bản 1: + Đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua.
	+ Ý kiến của các đội viên của chi đội.
	+ Ý kiến phát biểu của đại biểu.
	+ Công tác tuần tới.
Biên bản 2 : 
 T : => : Phần nội dung biên bản gồm diễn biến và kết quả của sự việc.
 T : Em có nhận xét gì về cách ghi phần nội dung ? (Kh)
 HS : Phần nội dung ghi: cụ thể, rõ ràng, chính xác, ngắn gọn theo thứ tự sự việc sảy ra.
 T : Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như thế nào ? (Kh)
 HS : Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như là những chứng cứ minh chứng để người hoặc cơ quan hữu quan căn cứ vào đó mà thực hiện, sử lý.
 T : Phần kết thúc của biên bản có những mục nào ? mục ký tên nói lên điều gì ?
 HS : Có : thời gian kết thúc, họ tên, chữ ký của chủ toạ, thư ký (đối với hội nghị) hoặc đại diện các bên (đối với biên bản sự vụ).
	Mục đích ký tên của các thành viên có trách nhiệm để xác nhận những điều ghi trong biên bản là đúng, thể hiện trách nhiệm của người đại diện.
 T : Em có nhận xét gì về lời văn của 2 biên bản này ? (Kh)
 HS : Lời văn phải ngắn gọn, chính xác.
 2. Bài học :
	 - Biên bản gồm 3 phần : Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc.
	 - Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.
	 * Ghi nhớ ; SGK ( T. 126 )
 T : Gọi học sinh đọc ghi nhớ ? (Tb)
III. Luyện tập (15')
 * Bài tập 1 (T. 126)
 T : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập ? (Tb)
	 Học sinh thảo luận nhóm, bàn ( 2' ) - trả lời.
 Các trường hợp cần viết biên bản :
	 a ) Diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội (hoặc chi đoàn).
	 c) Một vụ tai nạn giao thông.
	 d ) Nghiệm thu phòng thí nghiệm.
 T : Tại sao hai trường hợp còn lại lại không phải ghi biên bản ? (Kh)
b) Nguyện vọng và đề nghị của lớp gửi đến thầy hiệu trưởng -> viết giấy đơn đề nghị 
	e) Một nhóm HS tự ý tổ chức đi thăm quan, không xin phép cô giáo chủ nhiệm - > phải viết bản kiểm điểm.
 * Bài tập 2 (T. 126)
	Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập ? (Tb)
	Học sinh viết - gọi học sinh đọc - nhận xét, sửa chữa.
	 Tiêu ngữ Quốc hiệu
BIÊN BẢN HỌP GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ
CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
	- Thời gian : 7h30' ngày 10 tháng 10 năm 2007
	- Địa điểm : Lớp 9A Trường THCS Nguyễn trãi.
	- Thành phần tham dự : 38 đội viên lớp 9B; cô giáo chủ nhiệm lớp 9B.
	- Chủ toạ : Đỗ Thuỳ Dương .
	- Thư ký : Nguyễn Đức Mạnh .
 c) Củng cố, luyện tập : (2')
 HS: Đọc bài viết của mình 
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà : (1’)
 Viết hoàn chỉnh bài tập 2
 Đọc và chuản bị bài : Rô – Bin – xơn ngoài đảo hoang.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Về thời gian:....
Về nội dung: 
Về phương pháp:..
==========================

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 31.doc