Giáo án Ôn tập học sinh giỏi môn sinh học 9 chương I: Các thí nghiệm của Men Đen

Giáo án Ôn tập học sinh giỏi môn sinh học 9 chương I: Các thí nghiệm của Men Đen

NỘI DUNG:

1. Lai 1 cặp tính trạng

- Trội hoàn toàn(Quy luật đồng tính và phân tính)

- Trội không hoàn toàn

2. Lai 2 cặp tính trạng(quy luật phân li độc lập)

3. Lai phân tích

4. Một số khái niệm:Tính trạng, kiểu gen, kiểu hình, giốngthuần chủng,

* CÂU HỎI:

 

doc 28 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2065Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ôn tập học sinh giỏi môn sinh học 9 chương I: Các thí nghiệm của Men Đen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC SINH GIỎI 
MÔN SINH HỌC 9
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
* NỘI DUNG:
1. Lai 1 cặp tính trạng
- Trội hoàn toàn(Quy luật đồng tính và phân tính)
- Trội không hoàn toàn
2. Lai 2 cặp tính trạng(quy luật phân li độc lập)
3. Lai phân tích
4. Một số khái niệm:Tính trạng, kiểu gen, kiểu hình, giốngthuần chủng,
* CÂU HỎI:
1. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích cơ thể lai của Men đen?
2. Thế nào là tính trạng trội, lặn, cặp tính trạng tương phản? Cho ví du? Yù nghĩa của tương quan trội lặn?
3. Lai phân tích là gì? Yù nghĩa cúa lai phân tích?
4. Biến dị tổ hợp là gì ? vì sao ở các loài giao phối (sinh sản hữu tính )biến dị lại phong phú hơn so với các loài sinh sản vô tính?
5. Nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li tính trạng của Men đen?
6. Nội dung và ý nghĩa của quy luật phân li độc lập của Men đen?
7. Nêu các điều kiện nghiệm đúng cho các quy luật di truyền của Men đen?
8. Men đen đã giải thích thí nghiệm của mình trong phép lai 1 cặp, 2 cặp tính trạng ở đậu Hà lan như thế nào?Vì sao Men đen thường tiến hành thí nghiệm trên đậu Hà lan ? những quy luật của ông có thể áp dụng trên các đối tượng khác được không?
9. Nêu các khái niệm : kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, thể dị hợp và kèm theo ví dụ minh hoạ ?
10. So sánh trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn trong phép lai 1 cặp tính trạng ở đời con lai F1 và F2 của Men đen?
11. Căn cứ để cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt trong thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Men đen di truyền độc lập?
12. Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
( dùng phép lai phân tích)
 TRẢ LỜI:
Câu 1 :Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen 
– Chọn đối tượng nghiên cứu(Đậu hà lan: cĩ hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm nghặt).
- Cơ thể đem lai phải thuần chủng , tương phản về cặp tính trạng nghiên cứu.
-Nghiên cứu tách riêng sự di truyền của từng cặp tính trạng, sau đó nghiên cứu sự di truyền của 2 hoặc nhiều cặp tính trạng .
-Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được, rút ra các quy luật di truyền.
Câu 2:Tính trạng trội :là tính trạng vốn có của P và được biểu hiện ngay ở F1.
- Tính trạng lặn: là tính trạng vốn có của P, nhưng không được biểu hiện ngay ở F1 mà đến F2 mới được biểu hiện.
VD:Lai đậu Hà lan hạt vàng thuần chủng với đậu Hà lan hạt xanh thuần chủng ở F1 thu được 100%hạt vàng.
Suy ra : Hạt vàng là tính trạng trội, hạt xanh là tính trạng lặn.
- Cặp tính trạng tương phản: là 2 trạng thái khác nhau của cùng 1 loại tính trạng và do cùng kiểu gen quy định
VD : Ở đậu Hà lan : cặp tính trạng hạt vàng và hạt xanh; Thân cao và thân thấp.
+ Men đen chọ các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai vì:
 để thuận lơi cho việc theo dõi sự di truyền các tính trạng.
- Ý nghĩa của tương quan trội – lặn: Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đĩ tính trạng trội thường cĩ lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống cĩ ý nghĩa kinh tế cao.
Câu 3 :- Phép lai phân tích: là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn , nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp(thuần chủng) . nếu kết quả phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội dó có kiểu gen dị hợp (không thuần chủng).
- Ý nghĩa của phép lai phân tích:
+ Kiểm tra đọ thuần chủng của giống.
+ Xác định được kiểu gen của cơ thể đem lai(phân biệt được thể đồng hợp với thể dị hợp).
 Câu 4 : Biến dị tổ hợp : là sự tổ hợp lại các tính trạng của P trong quá trình sinh sản, làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
- Ở những loài sinh sản giao phối biến dị phong phú vì :
+ Do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều loại giao tử.
+ Các giao tử này được tổ hợp lại khi thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau, làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Ởû loài sinh sản vô tính không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh. Cơ thể con được hình thành từ một phần hay 1 nhóm của cơ thể mẹ qua nguyên phân nên giống hệt cơ hể mẹ ban đầu.
Câu 5: - Nội dung của quy luật phân tính : trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
-Ý nghĩa của quy luật phân tính:
+ Xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào 1 kiểu gen để tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.
+ Trong san xuất , để tránh sự phân li tính trạng diễn ra,trong đó xuât hiện tính trạng xấu, ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất của vật nuôi và cây trồng, người ta cần kiểm tra độ thuần chủng của giống.
Câu 6 : – Nội dung của quy luật phân li độc lập: khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản thì các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
- Ý nghĩa: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh dẫn đến xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. Điều dó đã giải thích tính đa dạng và phong phú của loài sinh sản hữu tính.
Câu 7: - Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân tính:
+ P thuần chủng về cặp tính trạng đem lai 
+ Tính trạng trội phải trội hoàn toàn
+ Số lượng cá thể đem phân tích phải lớn
- Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập :
+ P phải thuần chủng
+ Các cặp gen phải phân li độc lập
+ Số lượng cá thể đem phân tích phải lớn.
Câu 8 : Men đen giải thích thí nghiệm:
a)Trong phép lai 1 cặp tính trạng:
 – Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng trên đậu Hà lan bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng một cách ngẫu nhiên trong thụ tinh
- Sự phân li của cặp gen Aa ở F1 đã tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a. đây chính là cơ chế di truyền các tính trạng.	
- Sơ đồ lai : P (thuần chủng): Hoa đỏ(AA) x Hoa trắng(aa)
F1 : 100% Hoa đỏ (Aa)
F1 tự thụ phấn : hoa đỏ (Aa) x hoa đỏ(Aa)
F2 : 1 AA : 2 Aa : 1 aa
Kiểu hình : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
b) –Trong phép lai 2 cặp tính trạng:
- Men đen giải thích bàng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
- Sơ đồ lai :
P (T/C): Hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn
AABB aabb
F1 : 100% hạt vàng trơn(AaBb)
F1 tự thụ phấn
F2 :(HS tự viết sơ đồ).
c) – Đậu Hà lan có đặc điểm : Dễ trồng, có hoa lưỡng tính,và tự thụ phấn khá nghiêm ngặt. Đặc điểm này đã tạo thuận lợi cho Men đen trong quá nghiên cứu các thế hệ lai đời F1 , F2từ 1 cặp P ban đầu.
- Ngoài đậu Hà lan Men đen đã tiến hành thí nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau và đều thu được kết quả ổn địnhở nhiều loài khác nhau. Men đen nới dùng toán thống kê để khái quát quy luật.
Câu 9: Các khái niệm :
- Kiểu gen : là tổ hợp toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể sinh vật . trên thực tế , khi nói tới kiểu genchỉ đề cập đén một vài cặp gen liên quan đến một vài cặp tính trạng nào đó đang được nghiên cứu
VD : ở đậu Hà lan có các kiểu gen :
AA :quy định thân cao, aa :quy định thân thấp.
AABB :hạt vàng, trơn, aabb :hạt xanh, nhăn
- Kiểu hình : là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể sinh vật. Trên thực tế , khi nói tới kiểu hình chỉ đè cập đến 1 vài cặp tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.
VD : ở đậu Hà lan có các kiểu hình : hoa đỏ, hoa trắng,.
- Thể đồng hợp :là cơ thể mà trong kiểu gen ,mỗi cặp gen đều gồm các gen giống nhau. Vd : AA, aa, aabb,
- Thể dị hợp : là cơ thể mà trong kiểu gen đều gồm các gen khác nhau. Vd : Aa, AaBb,
Câu 10 : So sánh trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn:
- Trội hoàn toàn :là hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn, dẫn đến thể dị hợp (ở F1) biểuhiện kiểu hình trội, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn.
- Trội không hoàn toàn : là hiện tượng gen trội át không hoàn toàn gen lặn , dẫn đến thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trung gian giữa tính trạng trội và tính trạng lặn, ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
* Giống nhau:
+ ở F1 đều biểu hiện kiểu gen dị hợp (Aa)
+ ở F2 đều có tỉ lệ kiểu gen là : 1 : 2 : 1.
* khác nhau:
 Trội hoàn toàn
 Trội không hoàn toàn
- Kiểu hình F1 biểu hiện giống một bên của bố hoặc mẹ.
- Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là : 3 : 1.
- Cần sủ dụng phép lai phân tích để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội.
- Kiểu hình F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
- Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là : 1 : 2 : 1
- Không cần dùng phép lai phân tích . vì mỗi kiểu hình tương ứng một kiểu gen.
*Trội khơng hồn tồn : trường hợp phổ biến hơn trội khơng hồn tồnvì: một tính trạng nào đĩ xuất hiện là kết quả tác động qua lại giữa kiểu gen với cả mơi trường trong và ngồi cơ thể
Câu 11: Căn cứ để cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạy trong thí nghiệm của Men đen là di truyền độc lập với nhau?
Trả lời:
Thí nghiệm: P(thuần chủng) Hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn
 F1: hạt vàng,trơn
 F1 tự thụ phấn
 F2: 9 vàng,trơn :3 vàng, nhăn:3 xanh, trơn:1 xanh, nhăn
Khi phân tích tỉ lệ mỗi cặp tính trạng ở F2 đều nhận thấy:
 + Tính trạng màu sắc hạt cĩ tỉ lệ kiểu hình là: vàng: xanh =3/1
 + Tính trang hình dạng hạt cĩ tỉ lệ kiểu hình là: trơn : nhăn = 3/1
Như vậy tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỷ lệ kiểu hình của 2 tính trạng đĩ. Điều này chứng tỏ trong sự di truyền mỗi tính trạng di truyền độc lập với nhau , khơng phụ thuộc vào nhau hay (tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nĩ). Vì vậy Men đen đã xác định các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau.
 BÀI TẬP:LAI MỘT CẶP ... nh thể đa bội do NP và GP khơng bình thường:
Dưới tác động của các tác nhân vật lí hay hĩa học vào TB lúc NP hoặc GP hoặc ảnh hưởng phức tạp của mơi trường trong cơ thể gây ra sự phân li của các cặp NST trong quá trình phân bào.
Ở hình 24.5a (sgk): sự hình thành thể tứ bội (4n) do rối loạn trong NP, đĩ là sự tự nhân đơi của từng NST nhưng khơng xảy ra phân bào làm số lượng NST trong TB tăng gấp bội.
Ở hình 24.5b(sgk): là sự hình thành thể tứ bội do rối loạn trong giảm phân làm sự hình thành giao tử khơng qua giảm nhiễm và phối hợp giữa chúng trong thụ tinh đã dẫn tới hình thành các thể đa bội.
Cĩ thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường qua các dấu hiệu : tăng kích thước của tế bào, cơ quan của cây tăng,cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của mơi trường.
Ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như:
+ Việc tăng kích thước thân, cành với cây lấy gỗ tăng sản lượng gỗ cây rừng.
+ Tăng kích thước thân, lá , củ đối với cây rau,ăn củ
+ Dựa vào đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt để chọn được giống cĩ năng suất cao và sức chống chịu tốt với mọi điều kiện bất lợi của mơi trường. 
Thường biến : là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen dưới ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện mơi trường.
Đặc điểm của thường biến:
Biến đổi kiểu hình khơng liên quan đến biến đổi kiểu gen, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện mơi trường.
Khơng di truyền được, phát sinh trong đời cá thể.
Biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định tương ứng với điều kiện mơi trường.
Là phản ứng cĩ lợi giúp sinh vật thích nghi một cách thụ động với mơi trường.
Phân biệt thường biến với đột biến:
 Thường biến
 Đột biến
Là những biến đổi kiểu hình, khơng biến đổi vật chất di truyền(ADN, NST).
Diễn ra đồng loạt, cĩ định hướng.
Khơng di truyền được
Cĩ lợi, giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống.
Khơng dùng làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hĩa.
Biến đổi vật chất di truyền
(ADN, NST)dẫn tới biến đổi kiểu hình.
Biến đổi riêng rẽ từng cá thể, gián đoạn, vơ hướng.
Di truyền được.
Đa số cĩ hại, cĩ khi cĩ lợi.
Là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hĩa.
Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện mơi trường khác nhau
Mức phản ứng do kiểu gen quy định . vì vậy kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và đieuf kiện mơi trường.
* Vận dụng những hiểu biết do ảnh hưởng của mơi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng:
Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt kiểu hình tối đa.
Hạn chế những ảnh hưởng xấu làm giảm năng suất.
Áp dụng kĩ thuật trồng trọt thích hợp.
Thay giống cũ bằng giống mới cĩ tiềm năng năng suất cao hơn.
Mối quan hệ giữa kiểu gen mơi trường và kiểu hình:
Kiểu gen quy định khả năng biểu hiện kiểu hình trước các điều kiện khác nhau của mơi trường.
Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và mơi trường.
Mơi trường là điều kiện để kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình.
* Ứng dụng mối quan hệ giữa kiểu gen, mơi trường và kiểu hình:
- Kiểu gen được hiểu là giống vật nuơi, cây trồng.
- Mơi trường là điều kiện chăm sĩc, các biên pháp kĩ thuật chăn nuơi trồng trọt.
- Kiểu hình là năng suất thu được. năng suất là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật.
 Nếu cĩ giống tốt mà khơng nuơi trồng đúng kĩ thuật sẽ khơng phát huy hết năng suất của giống.
 Ngược lại, nếu cĩ biện pháp kĩ thuật sản xuất phù hợp nhưng giống khơng tốt cũng khơng thu được năng suất cao.
 Để thu được năng suất cao nhất thì phải biết kết hợp giữa chọn giống tốt với ứng dụng biện pháp kĩ thuật sản xuất hợp lí nhất. 
Điểm khác nhau cơ bản giữa thể dị bội và thể đa bội:
 Thể dị bội
 Thể đa bội
Tăng hay giảm số lượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NST của bộ NST trong TB sinh dưỡng.
Tìm thấy ở ĐV,TV, và cả con người.
ĐV và con người cĩ kiểu hình khơng bình thường, bị giảm sức sống , rối loạn sinh dục, cĩ thể chết sớm hoặc gây bệnh. 
Tăng số lượng của các cặp NST của bộ NST trong TB sinh dưỡng.
Thường chỉ tìm thấy ở TV và ĐV bậc thấp.
Thực vật cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu tốt.
Sự khác nhau giữa cơ thể lưỡng bội với cơ thể đa bội:
 Cơ thể lưỡng bội
 Cơ thể đa bội
Bộ NST là 2n
Một cặp cĩ 2 NST
Tế bào bình thường, sinh trưởng bình thường, chống chịu bình thường
Sinh sản bình thường
Bộ NST là bội số của n nhưng lớn hơn 2n
Một cặp cĩ nhiều NST
Tế bào cĩ kích thước lớn,cơ quan sinh dưỡng to,phát triển khỏe, chống chịu tốt.
Thể da bội lẽ thường bất thụ.
Cơ chế và hậu quả của những đột biến xảy ra ở cặp NST 21 ở người:
Đột biến cấu trúc NST:
Cơ chế : NST 21 bị mất 1 đoạn
Hậu quả: ung thư máu
Đột biến thể dị bội:
Cơ chế :
+ Trong quá trình phát sinh giao tử cặp NST 21 ở bố hoặc mẹ khơng phân li tạo ra 2 loại gjao tử : 1 loại giao tử chứa 2 NST 21; 1 loại giao tử khơng chứa NST 21.
+ Trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử: giao tử mang 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường tạo hợp tử chứa 3 NST 21 gọi là hội chứng Đao
Hậu quả: Hội chứng Đao: cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, lơng mi ngắn và thưa, lưỡi dài và dày, ngĩn tay ngắn, cơ thể phát triển chậm, si đần, thường vơ sinh.
b) Cách phát hiện: làm tiêu bản tế bào bạch cầu nuơi cấy rồi quan sát NST dưới kính hiển vi :
- Nếu thấy cặp NST 21cĩ 2 chiếc khơng bằng nhau thì đĩ là thể đột biến mất đoạn NSTà bị ung thư máu.
- Nếu thấy cặp NST 21 cĩ 3 NST thì đĩ là hội chứng Đao.
14. Cơ chế phát sinh đột biến thể đa bội 3n, 4n:
- Trong giảm phânhinhf thành giao tử tồn bộ NST khơng phân li tạo thành giao tử 2n
- Sự thụ tinh của giao tử 2n và giao tử n tạo ra hợp tử 3n hình thành thể tam bội 
- Sự thụ tinh của giao tử 2n và giao tử 2n tạo thành hợp tử 4n hình thành thể tứ bội.
- Sơ đồ:
 P : 2n x 2n 	 P : 2n x 2n 
GP: 2n n	 GP: 2n 2n
 F1: 3n	 F1: 4n
 CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
CÂU HỎI:
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đĩ để ngiên cứu sự di truyền của 1 số tính trạng ở người?
Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng? phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cĩ vai trị gì trong nghiên cứu di tuyền người?
Nguyên nhân phát sinh các tật và bệnh di truyền ở người? các biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh, tật di truyền?
Cĩ thể phân biệt người mắc bệnh Đao với người mắc bệnh Tơcnơ khơng ?
Nêu đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng và câm điếc bẩm sinh ? 
Tại sao phụ nữ khơng nên sinh con ở độ tuổi ngồi 35 ? Tại sao cần đấu tranh chống ơ nhiễm mơi trường?
Những người cĩ quan hệ huyết thống trong vịng 4 đời khơng được kết hơn , nam chỉ được lấy 1 vợ nữ chỉ đươc lấy 1 chồng dựa trên cơ sở khoa học nào?
TRẢ LỜI:
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dịng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đĩ.
Người ta phải dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ để nghiên cứu sự di truyền 1 số tính trạng ở người vì : người sinh sản chậm và đẻ ít con. Vì lí do xã hội , khơng thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện , cho hiệu quả cao. 
Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng:
 Đồng sinh cùng trứng
 Đồng sinh khác trứng
- Một trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng hình thành hợp tử, hợp tử qua những lần phân chia đầu tiên tạo thành 2 hoặc 4,tế bào riêng biệt và mỗi tế bào phát triển thành 1 cơ thể.
- Cĩ cùng 1 kiểu gen nên cùng giới, rất giống nhau về kiểu hình, cùng nhĩm máu, cùng dễ mắc 1 loại bệnh. 
- Hai hoặc nhiều trứng được thụ tinh với các tinh trùng khác nhau trong cùng 1 thời điểm, mỗi trứng được thụ tinh hình thành 1 hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể.
- Cĩ kiểu gen khác nhau nên cĩ thể cùng giới hoặc khác giới, cùng nhĩm máu hoặc khác nhĩm máu, giống nhau như anh chị em cùng bố mẹ .
Vai trị của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh:
Việc nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta thấy rõ vai trị của kiểu gen, vai trị của mơi trường đối với sự hình thành tính trạng. thấy được tính trạng nào do gen quy định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của mơi trường tự nhiên và xã hội.
Nguyên nhân phát sinh các bệnh, tật di truyền ở người:
Do tác nhân lí hĩa trong tự nhiên
Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào
Do ơ nhiễm mơi trường ( sử dụng nhiều thuốc trừ sâu,thuốc diệt cỏ, 1 số chất độc hĩa học rãi trong chiến tranh)
Biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh, tật di truyền:
Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hĩa học.
Ngăn ngừa các hoạt động gây ơ nhiễm mơi trường
Sử dụng hợp lí và cĩ biện pháp đè phịng khi sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, và một số chất độc cĩ hại khác.
Khi đã mắc 1 số tật di truyền nguy hiểm thì khơng nên kết hơn , nếu kết hơn thì khơng nên sinh con. Đặc biệt trường hợp gia đình chồng đã cĩ người mang tật di truyền , người phụ nữ lại mang tật di truyền đĩ thì khơng nên sinh con.
Phân biệt được người mắc bệnh Đao với người mắc bệnh Tơcnơ bằng cách dựa vào kiểu hình.
Bệnh nhân Đao cĩ các dấu hiệu bên ngồi như: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngĩn tay ngắn.
Bệnh nhân Tơcnơ: nữ, dáng lùn, cổ ngắn, tuyến vú khơng phát triển.
5. Đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh: đều là bệnh di truyền do đột biến gen gây ra.
Biểu hiện : Bệnh bạch tạng cĩ da và tĩc màu trắng, đồng tử mắt màu hồng , thị lực kém.
6. Phụ nữ khơng nên sinh con ở ngồi tuổi 35 vì: Dễ sinh ra con bị tật, bệnh di truyền, nhất là bệnh Đao.
Ở ngồi độ tuổi 35 quá trình giảm phân hình thành giao tử dễ bị rối loạn, dễ hình thành giao tử bị đột biến; khi trứng bị đột biến được thụ tinh với tinh trùng bình thường tạo thành hợp tử , phát triển thành cơ thể mang đột biến đĩ.
Nếu ở tuổi 20 -24 khi sinh con cĩ khoảng 0,02- 0,04% mắc bệnh Đao, thì ở tuổi 35 – 39 số con mắc bệnh Đao tăng là 0,33 -0,42%.
Cần phải đấu tranh chống ơ nhiễm mơi trường vì hầu hết các chất thải độc cĩ trong lịng đất hoặc các vật dụng quanh ta thường xuyên phân rã xâm nhập vào động, thực vật rồi vào con người qua thức ăn chúng tích lũy trong mơ xương, mơ máu, tuyến sinh dục, gây ung thư máu, các khối u, đột biến.
Cơ sở di truyền học của luật hơn nhân và gia đình quy định:
Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ lấy 1 chồng là căn cứ vào tỉ lệ giữa nam và nữ ở độ tuổi 18 -35 cĩ tỉ lệ là 1 : 1. số nam và nữ bằng nhau. Nếu để nam kết hơn với nhiều nữ hoặc ngược lại thì dẫn đến mất cân bằng tỉ lệ nam và nữ trong xã hội.
Những người cĩ quan hệ huyết thống trong vịng 4 đời khơng được kết hơn với nhau vì : ở những người cùng huyết thống thường cĩ cặp gen gây bệnh ở trạng thái dị hợp (gen trội át gen lặn). Khi họ kết hơn, các gen lặn gây bệnh gặp nhau ở thể đồng hợp biểu hiện ra kiểu hình , làm con của họ bị dị tật bẩm sinh tăng lên rõ rệt dẫn tới suy thối nịi giống.

Tài liệu đính kèm:

  • docLI THUYET ON TAP HSG SINH9.doc