Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 166

Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 166

TUẦN 20 - TIẾT 91, 92 Ngày soạn: 5/1/ 2010

 Ngày dạy: 11/1/2010

 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH.

A. Mục tiêu cần đạt

 * Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc giầu tính thuyết phục. Hiểu được Cách lập luận trong văn bản.

 * Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc văn nghị luận và luyện tập thêm cách viết văn bản nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn mẫu.

B. Chuẩn bị.

 * Giáo viên : Nội dung văn bản, hệ thống câu hỏi đọc hiểu, hướng khai thác văn bản và hướng dẫn học sinh trao đổi bài.

 * Học sinh: Đọc và tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi hướng dẫn. Làm các baì tập trong SGK& SBT.

 

doc 136 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 166", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 - Tiết 91, 92 Ngày soạn: 5/1/ 2010 
 Ngày dạy: 11/1/2010
 Bàn về đọc sách.
A. Mục tiêu cần đạt
 * Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc giầu tính thuyết phục. Hiểu được Cách lập luận trong văn bản.
 * Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc văn nghị luận và luyện tập thêm cách viết văn bản nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn mẫu.
B. Chuẩn bị.
 * Giáo viên : Nội dung văn bản, hệ thống câu hỏi đọc hiểu, hướng khai thác văn bản và hướng dẫn học sinh trao đổi bài.
 * Học sinh: Đọc và tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi hướng dẫn. Làm các baì tập trong SGK& SBT.
C. Tiến trình dạy- học. Tiết 91
Hoạt động dậy- học
Nội dung kiến thức cơ bản.
 Hoạt động 1: Khởi động
* Kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra bài soạn của học sinh: 3 học sinh( Trình bầy các câu hỏi được đặt ra trongbài, nêu vấn đề chủ yếu của văn bản).
*Dẫn vào bài: Chu Quang Tiềm là nhà lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu, bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công nghiên cứu, suy nghĩ, là lời bàn tâm huyết của người đi trước truyền lại cho thế hệ mai sau. Vậy lời dạy của ông cho thế hệ mai sau về cách đọc sách sao cho có hiệu quả và có tác dụng? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và nghiên cứu về cách đọc sách sao cho có hiệu quả nhất.
-Trình vỡ lên bàn
- Nghe
 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung
? Học sinh trình bày những nét tiêu biểu về tác giả và tác phẩm. 
* Giáo viên trao đổi thêm một số nội dung về tác giả và nội dung văn bản:
- Việc đọc sách được coi trọng từ xưa: 
Thiên tử trọng hiền hào
(Nhà vua coi trọng người hiềnđức)
Văn chương giáo nhĩ tào
(Văn chương giáo dục con người)
 Vạn ban giai hạ phẩm
(Trên đời mọi nghề đều thấp kém)
Duy hữu độc thư cao
(Chỉ có đọc sách là cao quí nhất)
* Trong đoạn trích tác giả muốn nói với mấy điều: Tầm quan trọng của việc đọc sách; Cái hại khi sách vở quá nhiều; Phương pháp đọc sách.
? Học sinh nêu cách đọc văn bản và đọc một phần văn bản. Các học sinh nhận xét và đọc từng phần.
- Nêu rõ văn bản trình bầy những luận điểm nào?( 3 luận điểm).
? Từ hệ thống luận điểm hãy trao đổi và nêu một số nội về bố cục:
- ? Hãy nêu bố cục văn bản?
- ? Có cách bố cục khác cho văn bản này không ?
-* Học sinh đọc từng đoạn văn bản và nhận xét về phương thức biểu đạt của từng đoạn.
 * Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh trao đổi làm rõ luận điểm I:
- ? Trong phần I tác giả cho biết trên con đường học vấn của mỗi người, đọc sách có tầm quan trọng như thế nào?( có mấy ý cơ bản để làm rõ để làm rõ luận điểm này?)
-- ? Tác giả dùng phép nghị luận nào để trình bầy rõ điều đó ?
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả: (1897- 1986).
- Ông là giáo sư, tiến sĩ, là nhà nghiên cứu lí luận văn học, là nhà mĩ học của Trung Quốc ở thế kỉ XX.
2. Tác phẩm.
-+ Vị trí đoạn trích: Trích trong “ Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” ( Trần Đình Sử dịch)
+ Thể loại: Nghị luận
+ Nội dung: Văn bản là những lời bàn tâm huyết của của ông về việcđọc sách. Ông muốn truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm về việc đọc sách mà ông tích luỹ được qua quá trình học tập và nghiên cứu.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản.
 + Đọc giọng chậm, mạch lạc, chú ý các hình ảnh so sánh được sử dụng.
2. Chú thích.
- Giải thích học vấn khác học thuật
3. Bố cục: 3 phần 
* Hệ thống luận điểm:Tầm quan trọng của việc đọc sách; Cái hại khi sách vở quá nhiều; Phương pháp dọc sách.
+ Phần I: Từ đầu....đến thế giới mới.
- Tầm quan trọng của việc đọc sách.
+ Phần II: tiếp đến....lực lượng.
- Cái hại khi sách vở quá nhiều.
+ Phần III: Còn lại.
- Phương pháp đọc sách.
III. Phân tích.
1. Tầm quan trọng của việc đọc sách.
+Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn:
- Học vấn là thành tựu do toàn nhân loại tích luỹ ngày dêm mà có; các thành tựu đó sở dĩ không bị lấp vùi đi là do sách vở ghi chép lại, lưu truyền lại.
- Sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại; là cái mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loaị.
- Nếu muốn tiến lên thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.
- Đọc sách sẽ có được thành quả nhân loại trong quá khứ( Kinh nghiệm, kiến thức, tư tưởng, lời dậy). “ Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”
D. Hướng dẫn học bài.
- Đọc lại văn bản, nhận biết các phép phân tích đã được sử dụng .
- Chuẩn bị phần II, III
 Tiết 92.
Hoạt động dạy- học
Nội dung kiến thức cơ bản.
 Hoạt động1: Khởi động
* Bài cũ: Nêu bố cục của văn bản và tầm quan trọng của việc đọc sách.
-Trả lời
- Nhận xét và cho điểm bạn
 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
* Giáo viên đọc phần II và nêu tiếp các nội dung cho học sinh trao đổi:
-Trong cuộc sống sách vở càng nhiều càng thuận tiện cho tiếp cận tri thức. Nhưng tại sao trong văn bản này tác giả lại cho rằng: “ Sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ”?
 ? Và tác giả đã lập luận vấn đề đó như hế nào?( Nêu rõ cụ thể cách trình bầy cho từng cái hại của việc có nhiều sách và lấy dẫn chứng minh hoạ cho từng cách lập luận)
- Tác giả đã so sánh như thế nào để thấy rõ tầm quan trọng của cách đọc sách.
- So sánh hai cách lập luận.
* Bằng cách diễn đạt giầu hình ảnh tác giả đã làm rõ việc đọc sách không có chất luợng , đã tạo ra tính thuyết phục cao cho văn bản.
* Học sinh đọc phần III của văn bản và trao đổi một nội dung: 
? Trong phần văn bản này tác giả đã truyền cho ta những kinh nghiệm gì về phương pháp đọc sách?.( Chọn sách để đọc; phân loại sách để đọc; đó là đọc sách để có kiến thức phổ thông và đọc sách để trau dồi chuyện môn)
- ? Cách phân tích của tác giả như thế nào?
* Giáo viên nêu vấn dề cho bọc sinh trao đổi rút ra bài học cho việc đọc sách:
- Từ lời bàn của tác giả về việc đọc sách của tác giả, em thu hoạch được được gì về phương pháp đọc sách cho riêng mình
* Học sinh đọc ghi nhớ.
* Học sinh tự nêu cách cảm nhận về bài tập 1
* Học sinh trao đổi và đọc những câu văn, các học sinh khác bổ sung và nhận xét.
III. Phân tích.
2. Những khó khăn và thiên hướng sai lệch dễ mắc khi đọc sách.
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
- Sách nhiều dề khiến người ta lạc hướng.
3. Phương pháp đọc sách.
- Đọc sách không cần đọc nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
- Sách đọc nên chia làm mấy loại , một loại là sách đọc có kiến thức phổ thông, một loại là đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
+ Bằng phép giải thích phân tích kết hợp lối so sánh giầu hình ảnh tác giả đẫ giúp cho ta thấy được muốn đọc sách cần có phương pháp. Cách trình bầy của tác giả dễ hiểu, gần gũi, có sức thuyết phục người nghe.
IV. Tổng kết
 1. Nghệ thuật:
 - Lập luận chặt chẽ
 - ý kiến nhận xét xác thực
 - Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
 - cách viết giàu hình ảnh
 2. Nội dung. SGK
V.Luyện tập.
Bài tập 1: Nêu điều em cảm thấy thấm thía nhất khi đọc văn bản Bàn vể đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm
Bài tập 2: Đọc những câu văn hay nhất có lời khuyên về chọn sách để đọc.
D. Củng cố.
- Đọc phần III văn bản và nêu lại phuơng pháp đọc sách của tác giả? Nêu luận điểm của văn bản?
 - Nêu các luận điểm của văn bản?
E. Hướng dẫn học bài.
- Đọc lại văn bản, nhận biết các phép phân tích đã được sử dụng 
- Chuẩn bị văn bản Khở ngữ( Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn).
Tuần 20 - Tiết 93 Ngày soạn: 7/ 1/ 2010
 Ngày dạy: 12/1/ 2010
 Khởi ngữ
A. Mục tiêu cần đạt.
 * Kiến thức: Nắm được thế nào là khởi ngữ, nhận diện được khởi ngữ, vận dụng khởi ngữ trong giao tiếp, tạo lập văn bản.Phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ. Nhận diện được công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó( bằng cách dùng câu hỏi: Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?)
 * Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết câu văn có thêm thành phần khởi ngữ, tạo thói quen dùng câu có khởi ngữ nhằm tăng hiệu qủa giao tiếp.
B. Chuẩn bị.
 * Giáo viên: Nội dung. Phương pháp và một số ví dụ có khởi ngữ trong các văn bản và trong giao tiếp thường ngày.
 * Học sinh: Đọc và trả lời các câu hòi trong SGK và làm bài tập. Tập vận dụng khởi ngữ trong giao tiếp.
C. Tiến trình dạy- học.
Hoạt động dạy- học
Nội dung kiến thức cơ bản.
 Hoạt động 1: Khởi động 
*Kiểm tra bài: Trong chương trình TV THCS em đã học những thành phần nào của câu?( 2 thành phần chính và trạng ngữ của câu,..). Lấy ví dụ và phân tích?
- Trả lời
- Nhận xét và cho điểm bạn
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Học sinh trình bầy các ví dụ và đọc các từ in đậm.
* Hãy quan sát các ví dụ và trao đổi làm rõ các nhận xét sau:
- ? Xác định nòng cốt các câu văn?( học sinh đọc các thành phần chủ- vị)
? Các từ in đậm có vị trí như thế nào so với nòng cốt câu?
-? Quan hệ giữa các từ in đậm với thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong các câu?
- nhận xét phần in đậm với thành phần câu , xem có điểm gì giống nhau và khác nhau( có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nòng cốt câu)
- Hày cho biết mối quan hệ trực tiếp và quan hệ gián tiếp có điểm gì chung?( Hãy dùng thêm các từ về, với, đối với,.. vào trước các phần in đậm để phân biệt)
+ Với quyển sách này tôi đọc rồi.
+ Về giầu tôi cũng giàu rồi.
- có thể thêm vào trước thành phần in đậm những từ; với, đối với, hoặc sau thành phần in đậm từ thì.
- ? Vậy làm thế nào dề nhận diện được các yếu tố có mối quan hệ như vậy với nòng cốt câu?
- Phần in đậm có những đặc điểm trên được gọi là khởi ngữ. Vậy hãy nêu cách hiểu về khởi ngữ?
* Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận đề có kết luận chặt chẽ về khởi ngữ:
-? Phân biệt điểm giống và khác nhau của phần in đậm trong câu sau:
Tôi đọc quyển sách này rồi.
Quyển sách này tôi đọc rồi.
- Trong câu A, thành phần in đậm là bổ ngữ.
- Trong câu B, thành phần in đậm là khởi ngữ vì đứng trước chủ ngữ, nêu đề tài dược nói đến trong câu, và không thể thay đổi vị trí .
* Học sinh đọc ghi nhớ; nêu từng ý.
- Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ, phần khởi ý,...
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng câu và nhận diện khởi ngữ bằng cách có thể thêm vào trước hoặc sau những từ; về, với, thì để có câu trả lời đúng:
- Học sing trình bày từng câu và lập
 luận.( vị trí, từ có thể thêm để nhận diện,...)
* Học sinh trao đổi cách làm bài tập và tự chuyển thành câu có dùng khởi ngữ, bằng cách đưa một yếu tố trong câu làm thành yếu tố phụ trong câu: Mỗi học sinh có thể đưa ra những câu khác nhau.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
1. Ví dụ: Các ví dụ: a, b,c- chú ý các từ in đậm.
2. Nhận xét:
* Nòng cốt câu:
- Quyển sách này tôi //đọc rồi.
- Giàu, tôi //cũng giầu rồi. Sang, tôi// cũng sang rồi.
*Vị trí các từ in đậm:
- Đứng trước chủ ngữ và ngăn cách với chủ ngữ bằng dấu phẩy.
* Quan hệ của từ in đậm với nòng cốt câu:
+ Quan hệ trực tiếp với một thành phần câu nào đó:
- Yếu tố  ... uyện+ nhân vật + sự việc + kết cấu.
2. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình.
- Giống: Chứa đựng cảm xúc-> tình cảm chủ đạo.
- Khác:
+ Văn bản biểu cảm: bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi).
+Tác phẩm trữ tình: đời sống cảm xúc P2 của chủ thể trước vấn đề đời sống (thơ).
3. Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận.
+ Thuyết minh: giải thích cho một cơ sở nào đó của vấn đề bàn luận. 
- Tự sự: Sự việc d/c cho vấn đề .
- Miêu tả:
D. Hướng dẫn học ở nhà
Nắm các nội dung kiến thức được ôn tập 
Tìm hiểu mục II, III 
 Tiết 164
Kiểm tra bài cũ : (Kiểm tả sự chuẩn bị của HSvà KTBC trong khi ôn tập)
Tổ chức ôn tập
Hoạt động 2:HDHS tìm hiểu tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS.
Hoạt động 3:Các kiểu văn bản trong học ở lớp 9
Giáo viên hệ thống đặc điểm 3 kiểu văn bản lớp 9 và treo bảng phụ yêu cầu HS lên bảng hoàn thành bài tập.
HS Độc lập, lớp bổ sung, GV nhận xét và treo bảng phụ có ghi nội dung bảng hệ thống
II. Tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS.
- Đọc- hiểu văn bản->học cách viết tốt.
- Đọc.
C1: Phần Văn và TLV có mối quan hệ chặt chẽ, kế thừa Bổ sung cho nhau. VD: ở phần Văn khi nắm chắc về nội dung và nghệ thuật của một đoạn văn, bài thơ thì sẽ phụ trợ cho quá trình viết văn NL về đoạn thơ, bài thơ.
C2: Phần TV sẽ giúp HS biết cách dùng từ và biết cách đặt câu khiến bài văn rõ ràng, mạch lạc.
III. Các kiểu văn bản học ở lớp 9 .
Kiểu văn bản
Đặc điểm
Văn bản thuyết minh
Văn bản tự sự
Văn bản nghị luận
Mục đích
Phơi bày nội dung sâu kín bên trong đặc trưng đối tượng 
Trình bày sự việc
Bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá về vai trò.
Các yếu tố tạo thành 
Đặc điểm khả quan của đối tượng
Sự việc, nhân vật
Luận điểm, luận cứ, luận chứng.
( Khả năng kết hợp ) đặc điểm cách làm.
Phương pháp 
Thuyết minh : giải thích.
Giới thiệu, trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhất định .
- Hệ thống lập luận.
- Kết hợp miêu tả, tự sự .
D. Hướng dẫn học ở nhà
- Nắm các nội dung kiến thức được ôn tập
- Ôn lại toàn bộ kiến thức trọng tâm đã học ở lớp 9.
- Chuẩn bị soạn bài : Tôi và chúng ta 
 ===================================================
Tuần 34 - Tiết 165-166 Ngày soạn: 30/04/2010
Tôi và chúng ta
 Lưu Quang Vũ
A. Mục tiêu cần đạt 
- Cảm nhận được tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.
- Hiểu thêm đặc điểm thể loại kịch như viết về cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, cách diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
B. Chuẩn bị 
GV :Đọc, xem phần kịch đã quay phim.
HS : Đọc VB, soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
 Tiết 165
Kiểm tra bài cũ
? Em hãy trình bày đặc điểm tiêu biểu của thể loại kịch ? 
Dạy và học bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Học sinh đọc chú thích.
Giáo viên giới thiệu chung về tác giả.
Giáo viên giới thiệu bối cảnh hiện thực đất nước sau 75-80.
Giới thiệu về vở kịch .
? Xác định các nhân vật chính, phụ? Đọc phân vai .
? Xác định nội dung của đoạn trích.
HS: Độc lập, lớp bổ sung, GV nhận xét
Giáo viên giới thiệu về khung cảnh trước đó của xí nghiệp T.Lợi để học sinh hiểu tình huống kịch ở cảnh 3.
? Trong kịch có hai tuyến nhân vật, hãy chỉ ra những tuyến nhân vật đó?
HS: Độc lập, lớp bổ sung, GV nhận xét
?Chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản giữa hai tuyến ở những mặt nào trong mối quan hệ công việc điều hành tổ chức sản xuất và quản lí trong xí nghiệp .
HS: Độc lập, lớp bổ sung, GV nhận xét
? Sự xung đột đó là biểu hiện mối quan hệ giữa những tư tưởng khác nhau như thế nào?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nhà thơ, nhà sáng tác kịch trưởng thành từ quân đội.
- Đặc điểm kịch : Đề cập đến thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời-> Xã hội đang đổi mới mạnh mẽ.
2. Tác phẩm: 9 cảnh
- Trích trong "Tuyển tập kịch".
- Cảnh 3.
3. Đọc-tìm hiểu chú thích.
a,Đọc, tìm hiểu chú thích.
b,Đại ý:
Cuộc đối thoại gay gắt, công khai đầu tiên giữa hai tuyến mật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt.
II. Phân tích :
1. Tình huống kịch và những mâu thuẫn cơ bản.
- Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp đòi hỏi có cách giải quyết táo bạo.
-> Giám đốc Hoàng Việt quyết điịnh công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phương án làm ăn mới.
=> Tuyên chiến với cơ chế quản lý, phương thức tổ chức lỗi thời mà Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu.
- Xung đột (mâu thuẫn) cơ bản giữa hai tuyến.
Hoàng Việt và Sơn
-Tư tưởng tiên tiến dám nghĩ, dám làm.
Phòng tổ chức lao động, tài vụ, quản đốc phân xưởng.
Phó Giám đốc
-Tư tưởng bảo thủ, máy móc
=> Mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều đổi thay mạnh mẽ, đồng bộ.
D. Hướng dẫn học ở nhà
 Nắm thông tin về tác giả, tác phẩm
 Nắm tình huống kịch
 Tiết 166
 * Kiểm tra bài cũ
? Em hãy trình bày tình huống kịch ? 
 * Dạy và học bài mới
? Đọc cảnh kịch ấn tượng của em về những nhân vật nào?
(Học sinh thảo luận 4 nhóm mỗi nhóm một nhân vật, đại diện các nhóm trình bày, lớp bổ sung, gv kết luận từng nhân vật).
?Cảm nhận của em về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch?
Học sinh đọc ghi nhớ.
II. Phân tích :
2. Những nhân vật tiêu biểu:
a, Giám đốc Hoàng Việt.
+ Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm.
+ Thẳng thắn, trung thực kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí.
b, Kĩ sư Lê Sơn.
+ Có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp.
+ Sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động xí nghiệp.
c, Phó giám đốc Chính.
+ Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khoé.
+ Vin vào cơ chế nguyên tắc chống lại sự đổi mới, khéo luồn lọt, xu nịnh.
d, Quản đốc phân xưởng Trương.
- Suy nghĩ, làm việc như một cái máy.
- Thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với công nhân.
3. ý nghĩa của mâu thuẫn kịch và cách kết thúc tình huống.
- Cuộc đấu tranh giữa hai phái : đổi mới và bảo thủ.
=> Phản ánh tính tất yếu và gay gắt nhưng tình huống xung đột nêu trên là vấn đề nóng bỏng của thực tế đời sống sinh động.
- Cuộc đấu tranh gay go nhưng cái mới sẽ thắng vì nó phù hợp với yêu cầu thực tế đời sống, thúc đẩy sự đi lên của xã hội . Họ không đơn độc mà được sự ủng hộ của số đông trong xã hội.
III. Tổng kết.
- Nghệ thuật : Kịch với nhân vật tính cách rõ nét.
- Nội dung : Vấn đề đổi mới trong sản xuất.
IV. Luyện tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫm kịch trong đoạn trích.
?Sự phát triển của mâu thuẫn kịch.
?Phát biểu tình cảm của em với một nhân vật trong kịch.
D. Hướng dẫn học ở nhà.
 - Tập diễn kịch .
 - Chuẩn bị bài "Tổng kết văn học" .
 Đọc kĩ các kiến thức trong SGK
 Quảng Đông, ngày: / 4/2010
 Kí giáo án đầu tuần
 Tổ trưởng:
 Lê Thanh
I/ Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
 Câu 1 : Bài thơ nào sau đây gợi nhắc chúng ta tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống ?
	A. Mùa xuân nho nhỏ	B. Sang thu
	C. Nói với con	D. Viếng lăng Bác
Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh: con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến?
	A/ Là những gì đẹp nhất của mùa xuân.
	B/ Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống.
	C/ Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ.
	D/ Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
Câu 3 : Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
	Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
	A. So sánh	B/ ẩn dụ	C/ Nhân hoá	D/ Hoán dụ
Câu 4: Trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương từ “tre”xuất hiện mấy lần?
	A. Hai lần	B. Ba lần	C. Bốn lần	D. Năm lần
Câu 5: Hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế lan Viên có ý nghĩa biểu tượng gì?
	A/ Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia.
	B/ Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay.
	C/ Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam
	D/ Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ.
Câu 6: Bài thơ nào có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
A. Mùa xuân nho nhỏ	B. Sang thu
	C. Nói với con	D. Viếng lăng Bác
I/ Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
 Câu 1 : Qua bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương muốn gửi gắm điều gì?
	A/ Tình yêu quê hương sâu nặng.
	B/ Triết lý về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
	C/ Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương.
	D/ Gồm 3 ý trên.
Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh: con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến?
	A/ Là những gì đẹp nhất của mùa xuân.
	B/ Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống.
	C/ Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ.
	D/ Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
Câu 3 : Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	A. So sánh	B/ ẩn dụ	C/ Nhân hoá	D/ Hoán dụ
Câu 4: Trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh từ “hạ” xuất hiện mấy lần?
	A. Một lần	B. Hai lần	C. Ba lần	D. Năm lần
Câu 5: Hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế lan Viên có ý nghĩa biểu tượng gì?
	A/ Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia.
	B/ Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay.
	C/ Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam
	D/ Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ.
Câu 6: Bài thơ nào sau đây viết theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.
	A. Mùa xuân nho nhỏ	B. Sang thu
	C. Nói với con	D. Viếng lăng Bác
Câu
1
2
3
4
5
6
Đề 1
Đáp án
C
C
B
B
D
D
Đề 2
Đáp án
D
C
B
A
D
A
Câu 1: (2 điểm) 
 -Tả thực về hiện tượng thiên nhiên, đó là sấm về mùa thu đã ít đi và không còn dữ dội như khi đang mùa hạ, hàng cây đã lớn hơn và vững vàng hơn
 - Hình ảnh có tính ẩn dụ: sang thu tương ứng với lứa tuổi đã quá nửa đời người, nên con người cũng như hàng cây đứng tuổi, đã từng trãi hơn và có những suy ngẫm về cuộc đời; Sấm tượng trưng cho những vang động bất thường ngoài cuộc đời, đã bớt gây ảnh hưởng và không còn xa lạ , gây chấn động với những người lớn tuổi
II/ Tự luận:( 7đ) Sự biến chuyển của đất trời từ hạ sang thu qua cảm nhận của Hữu Thỉnh trong bài thơ Sang Thu.
Đề 2
II/ Tự luận:( 7đ) Sự biến chuyển của đất trời từ hạ sang thu qua cảm nhận của Hữu Thỉnh trong bài thơ Sang Thu.
2. Hướng dẫn chấm
I. Trắc nghiệm:
II. Tự luận
 A. Yêu cầu chung:
 - Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ
 - Hiểu được yêu cầu của đề
 B. Yêu cầu cụ thể:
 MB: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.
 TB: Trình bày được sự biến chuyển của đất trời qua các dấu hiệu.
 - Hương ổi lan toả vào không gian qua làn gió se.
 - Sương giăng mắc nhẹ nhàng.
 - Sông trôi chậm chạp, thong thả.
 - Những cánh chim trở nên vội vả hơn, đma mây vắt nữa mình sang thu.
 - Nẵng nhạt dần, mưa ít hơn, ít đi những tiếng sấm bất ngờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 Ki II Cua Thuy.doc