Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Ngữ văn cấp THCS

Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Ngữ văn cấp THCS

PHẦN THỨ NHẤT

ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thày, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục.

 Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh.

 Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá”; Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kỳ thi”; “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”.

Có nhiều khái niệm về Đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị”. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh:

- “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”.

- “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”.

 

doc 149 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Ngữ văn cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
 CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG 
CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN VỀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA,
 XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
Hà Nội, tháng 12 năm 2010
PHẦN THỨ NHẤT
ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
	Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thày, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục.
	Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh.
	Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá”; Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kỳ thi”; “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”.
Có nhiều khái niệm về Đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị”. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh: 
- “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”.
- “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”.
- “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định”
- “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”.
- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập” (mô hình ARC). 
- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo  các tiêu chí  đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dự vào các ý kiến và giá trị”.
	Đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định. Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu đó, đồng thời cũng lại mở đầu cho một chu trình giáo dục tiếp theo.
Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này.
Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, chuẩn được hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm.
Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây
	1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác
	Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá.
	2. Đảm bảo tính toàn diện
	Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích.
	3. Đảm bảo tính hệ thống
	Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để đánh giá một cách toàn diện.
	4. Đảm bảo tính công khai và tính phát triển
	Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra động lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu.
	5. Đảm bảo tính công bằng
Đảm bảo rằng những học sinhthực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực se nhận được kết quả đánh giá như nhau.
1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá
1) Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD
Đổi mới KT-ĐG là một yêu cầu cần thiết phải tiến hành khi thực hiện đổi mới giáo dục và đổi mới PPDH . Đổi mới GD cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học GD trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta. Các cấp quản lý GD cần chỉ đạo chặt chẽ, coi trọng việc hướng dẫn các cơ quan quản lý GD cấp dưới, các trường học, các tổ chuyên môn và từng GV trong việc tổ chức thực hiện, sao cho đi đến tổng kết, đánh giá được hiệu quả cuối cùng. Thước đo thành công của các giải pháp chỉ đạo là sự đổi mới cách nghĩ, cách làm của từng CBQLGD, của mỗi GV và đưa ra được các chỉ số nâng cao chất lượng dạy học.
2) Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn
Đơn vị tổ chức thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG là trường học, môn học với một điều kiện tổ chức dạy học cụ thể. Do việc đổi mới KT-ĐG phải gắn với đặc trưng mỗi môn học, nên phải coi trọng vai trò của các tổ chuyên môn, là nơi trao đổi kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc. Trong việc tổ chức thực hiện đổi mới KT-ĐG, cần phát huy vai trò của đội ngũ GV giỏi có nhiều kinh nghiệm, GV cốt cán chuyên môn để hỗ trợ GV mới, GV tay nghề chưa cao, không để GV nào phải đơn độc. Phải coi trọng hình thức hội thảo, thao giảng, dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm kịp thời, đánh giá hiệu quả từng giải pháp cụ thể trong việc đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG: ra đề kiểm tra bảo đảm chất lượng, kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm cho phù hợp với đặc trưng bộ môn.
3) Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐG
Đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG chỉ mang lại kết quả khi HS phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, biết tự tìm cho mình PP học tập hữu hiệu, biết tự học, tự đánh giá kết quả học tập. Trong môi trường sư phạm thân thiện, việc thu thập ý kiến xây dựng của HS để giúp GV đánh giá đúng về mình, tìm ra con đường khắc phục các hạn chế, thiếu sót, hoàn thiện PPDH, đổi mới KT-ĐG là hết sức cần thiết và là cách làm mang lại nhiều lợi ích, phát huy mối quan hệ thúc đẩy tương hỗ giữa người dạy và người học.
4) Đổi mới KT-ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học
 Đổi mới KT-ĐG gắn liền với đổi mới PPDH của GV và đổi mới PPHT của HS, kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài. Ở cấp độ thấp, GV có thể dùng đề kiểm tra của người khác (của đồng nghiệp, do nhà trường cung cấp, từ nguồn dữ liệu trên các Website chuyên ngành) để KT-ĐG kết quả học tập của HS lớp mình. Ở cấp độ cao hơn, nhà trường có thể trưng cầu một trường khác, cơ quan chuyên môn bên ngoài tổ chức KT-ĐG kết quả học tập của HS trường mình. 
Đổi mới KT-ĐG chỉ có hiệu quả khi kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS. Sau mỗi kỳ kiểm tra, GV cần bố trí thời gian trả bài, hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả làm bài, tự cho điểm bài làm của mình, nhận xét mức độ chính xác trong chấm bài của GV. Trong quá trình dạy học và khi tiến hành KT-ĐG, GV phải biết “khai thác lỗi” để giúp HS tự nhận rõ sai sót nhằm rèn luyện PPHT, PP tư duy. 
Chỉ đạo đổi mới KT-ĐG phải đồng thời với nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ GV, đầu tư nâng cấp CSVC, trong đó có thiết bị dạy học và tổ chức tốt các phong trào thi đua mới phát huy đầy đủ hiệu quả.
5) Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT-ĐG đối với đổi mới PPDH
Trong mối quan hệ hai chiều giữa đổi mới KT-ĐG với đổi mới PPDH, khi đổi mới mạnh mẽ PPDH sẽ đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới KT-ĐG, bảo đảm đồng bộ cho quá trình hướng tới nâng cao chất lượng dạy học. Khi đổi mới KT-ĐG bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng sẽ tạo tiền đề xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới PPDH và đổi mới công tác quản lý. Từ đó, sẽ giúp GV và các cơ quan quản lý xác định đúng đắn hiệu quả giảng dạy, tạo cơ sở để GV đổi mới PPDH và các cấp quản lý đề ra giải pháp quản lý phù hợp.
6) Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG vào trọng tâm cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trong nhà trường, hoạt động dạy học là trung tâm để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện sứ mệnh “trồng người”. Hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Do đó, phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới PPDH nói chung và đổi mới KT-ĐG nói riêng thành trọng tâm của cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cũng trong mối quan hệ đó, bước phát triển của cuộc vận động và phong trào thi đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nâng cao chất lượng GD toàn diện. 
2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá
2.1. Các công việc cần tổ chức thực hiện
a) Các cấp quản lý GD và các trường PT cần có kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH, trong đó có đổi mới KT-ĐG trong từng năm học và trong 5 năm tới. Kế hoạch cần quy định rõ nội dung các bước, quy trình tiến hành, công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn và biện pháp đánh giá chặt chẽ, hiệu quả cuối cùng thể hiện thông qua kết quả áp dụng của GV.
b) Để làm rõ căn cứ khoa học của việc KT-ĐG, cần tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV cốt cán và toàn thể GV nắm vững CTGDPT của cấp học, từ mục tiêu cấp học, cấu trúc chương trình, chương trình các môn học, các hoạt động GD và đặc biệt là chuẩn KT-KN, yêu cầu về thái độ đối với người học. 
Phải khắc phục tình trạng GV chỉ dựa vào sách giáo khoa để làm căn cứ soạn bài, giảng dạy và KT-ĐG đã thành thói quen, tình trạng này dẫ ... là người bảo vệ thành quả 
cách mạng để mùa xuân mãi mãi trên đất nước ta. 
2. Nội dung cần đạt các ý sau: 
 - Tâm niệm được hòa nhập cái “tôi” trong cái “ta” chung cùng mọi người: Điệp 
ngữ “ta” cùng với cấu tứ thơ lặp lại, tạo đối xứng chặt chẽ đã khẳng định niềm mong 
ước sống có ích - đời sống cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng thể hiện qua những 
hình tượng đơn sơ mà chứa đựng nhiều cảm xúc. 
 - Tâm niệm được cống hiến: Hình ảnh ẩn dụ “một mùa xuân nho nhỏ” – một nét 
riêng, phần tinh túy, nhỏ bé khiêm tốn, lặng lẽ góp vào cuộc đời chung mà vẫn 
không mất đi nét riêng của mỗi người. Điệp ngữ “Dù là” kết cấu câu thơ song hành, 
ước nguyện cống hiến suốt đời. 
3. Nghĩa của từ “ trung hiếu ” : 
Trung là trung thành. Xưa kia là trung với vua. Ngày nay là trung thành với đất 
nước. Hiếu là kính yêu và biết ơn cha mẹ. 
Nghĩa của trung hiếu là : Hết lòng với tổ quốc và cha mẹ. 
 - Từ “ trung hiếu ” trong câu thơ đi liền với từ cây tre : là hình ảnh ẩn dụ ước 
muốn của chủ thể. Nhà thơ nói về mình, cũng là nói cho ước nguyện của mỗi người. 
Đó là được hoá thân làm cây tre ở bên Bác, canh giấc ngủ cho Bác. Và trung thành 
với đất nước với dân tộc, với sự nghiệp mà Bác để lại cho mọi người. 
4. Chọn ý (b): Hình ảnh ông kĩ sư vườn rau và nhà khoa học nghiên cứu bản đồ sét. 
 Nội dung: 
 - Hai nhân vật xuất hiện gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên: 
 + Ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa: ngày này sang ngày khác rình xem cách 
ong lấy phấn, nghiên cứu để củ su hào to hơn, ngọt hơn. 
 + Nhà khoa học nghiên cứu bản đồ sét: 11 năm không xa cơ quan, không đi 
đâu mà tìm vợ, chỉ lo hoàn thành bản đồ sét sẽ phát hiện nhiều tài nguyên trong lòng 
đất. 
 - Họ tiêu biểu cho thế hệ người lao động mới ở Sa Pa: Lặng lẽ, khiêm tốn làm 
việc say mê, khao khát cống hiến sự nghiệp chung của đất nước, thật đáng cảm phục. 
5. a) - Trong một trận càn lớn của Mỹ – ngụy, anh Sáu bị bắn vào ngực. Anh 
không đủ sức trăng trối, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho bác Ba và bác Ba 
hứa “Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu”. Lúc ấy, anh Sáu mới nhắm mắt từ giã cõi 
đời. 
 + Giữ gìn lời hứa của người cha mà bé Thu đang mong chờ. 
 + Gửi lược là trao tình yêu thương của người cha cho con. 
 + Chiếc lược là vật ký thác thiêng liêng của anh Sáu về tình phụ tử mà bom 
đạn không tàn phá được. 
 - Lời của bác Ba “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được” 
 + Chính trong cuộc kháng chiến ác liệt, sự sống vẫn cứ tồn tại và phát triển. 
 + Tình yêu thương con người, tình yêu con của người cha là tình cảm bất diệt, 
không bao giờ chết. Chiếc lược là cầu nối giữa các thế hệ. 
 b) - Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. 
 - Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 6. Đoạn văn cần đạt được các ý sau: 
 - Khi nghe tin làng Dầu được cải chính, ông Hai đã đi khoe cái tin đó: 
“ Bác Thứ đâu rồi ? ..... Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! ..... Tây nó đốt nhà tôi 
rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn....” Đặc biệt cách khoe và nội dung khoe thật cảm động cho 
thấy tình yêu nước đã bao trùm lên tình cảm riêng. Kim Lân đã khám phá ra nét mới 
mẻ trong người nông dân sau cách mạng là: Tình yêu làng quê hoà quyện trong tình 
yêu đất nước, yêu cách mạng. 
 - Thái độ của mụ chủ khi nghe tin làng Dầu được cải chính cũng hoàn toàn bất 
ngờ. Một người đàn bà hay chuyện, nhiều lời thế mà cũng phân biệt trắng đen rõ 
ràng, ghét kẻ làm việt gian. Qua hai nhân vật, nhà văn Kim Lân đã khẳng định : 
Người nông dân thời kì đầu kháng chiến có thể có hoàn cảnh, tính cách khác nhau 
nhưng đều một lòng một dạ với kháng chiến, với cách mạng. 
 - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Kim Lân khá sinh động và tinh tế, 
người nông dan có tính cách rõ ràng : Vừa mang cái chung của người nông dân vừa 
có nét riêng của nhân vật. 
Bài 24 
1) Trắc nghiệm 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 
Đáp án A D A B B C D B C B C B C A B D 
2) Tự luận 
1. Sự biến đổi của thiên nhiên lúc giao mùa được cảm nhận qua các hình ảnh và hiện 
tượng : 
- Hương ổi chín 
- Sự chuyển động chùng chình của sương và se lạnh của gió thu 
- Sự vận động dềnh dàng của dòng sông 
- Sự vận động vội vã của loài chim 
- Thay đổi của mây, mưa, nắng, tiếng sấm Cảm nhận của tác giả tinh tế, diễn tả gợi cảm, sâu sắc, đem đến những thú vị cho 
người đọc. 
2. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo các hướng sau : 
- Câu thơ tả thực hiện tượng sấm mùa thu đã ít hơn và không dữ dội như khi 
đang mùa hạ, hàng cây đã lớn hơn và vững vàng hơn. 
- Hình ảnh có tính ẩn dụ : cây đứng tuổi. Cũng như con người đứng tuổi đã từng 
trải hơn, chiêm nghiệm hơn nên vững vàng, chắc chắn hơn. 
- Hình ảnh sấm cũng có ý nghĩa tượng trưng cho những vang động bất thường 
của cuộc đời. Nó không còn xa lạ và gây chấn động mạnh với người từng trải. 
- Câu thơ vừa nói về thiên nhiên, nhưng cũng nói về con người. 
3. Người cha nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình : 
- Có chí lớn ( Xa nuôi chí lớn) 
- Có tình cảm sâu sắc ( Cao đo nỗi buồn) 
- Thủy chung gắn bó với quê hương ( không chê đá, không chê thung) 
- Sống mạnh mẽ, hồn nhiên ( Sống như sông như suối) 
- Không ngại khó khăn, gian khổ ( lên thác xuống ghềnh, không lo cực nhọc) 
- Tự hào về quê hương ( đục đá kê cao quê hương) 
- Mộc mạc giản dị ( thô sơ da thịt) 
Nhà thơ mong muốn con hãy là người mang truyền thóng quê hương, không nhỏ bé, 
bình đẳng với tất cả bạn bè. 
4. Nhà thơ đã thể hiện sự lớn lên của người con trong tình thương yêu của cha mẹ và 
sự đùm bọc của quê hương. 
- Con bước tới giữa cha và mẹ, trong không gian gia đình rộn tiếng nói cười 
- Con lớn lên trong ngôi nhà có vách ken câu hát 
- Con được rừng cho hoa, con đường cho tấm lòng 
- Con lớn lên trong sự thương mến của người quê hương ( người đồng mình yêu 
lắm con ơi) 
Tác giả thể hiện bằng cách nói của người dân tộc giàu hình ảnh, giàu điệp ngữ và 
nhân hóa sinh động. 
5. Học sinh tự tìm ví dụ. 6. Tình huống và ví dụ về câu nói có nghĩa tường minh. Chẳng hạn : 
Đang đi đường, bỗng xe đạp bị xịt lốp. A nhảy xuống dắt xe. Thấy vậy B hỏi : 
- Xe cậu làm sao thế 
A đáp : 
 - Bị xịt lốp rồi ! 
Câu của A là câu có nghĩa tường minh. 
7. Học sinh có thể đưa các tình huống rất khác nhau, miễn là ví dụ có chứa hàm ý. 
Chẳng hạn : 
X hỏi Y : 
- Mai cậu đi xem bóng đá với mình nhé ? 
Y đáp : 
- Tớ còn một đống bài tập chưa làm ! 
Câu ấy có hàm ý : Tớ phải làm bài tập, không thể đi xem với bạn được ! 
8. Dàn ý của đoạn văn 
- Giới thiệu khổ thơ đầu trong bài Sang thu 
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ 
+ Sự nhận ra hương ổi đột ngột 
+Cùng lúc với cảm nhận gió se (lạnh) 
+Cảm thấy sương như dùng dằng, không muốn đi 
 - Cảm giác về mùa thu đã về 
9. Học sinh chọn một khổ thơ, bàn về cái hay, cái đẹp về nội dung, hình thức của khổ 
thơ; đánh giá ý nghĩa của khổ thơ trong bài thơ. 
PHẦN THỨ TƯ
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Mục tiêu: 
	Nắm được nội dung, phương pháp, cách thức triển khai công tác tập huấn ở địa phương mình sau đợt tấp huấn của Bộ.
2. Kết quả mong đợi: 
	- GV được trang bị về phương pháp, nội dung, cách thức tổ chức tấp huấn tại địa phương.
	- GV có thể triển khai nội dung tập huấn tại địa phương mình một cách chủ động tự tin.
3. Phương tiện đánh giá:
	- Quan sát GV. 
	- Trao đổi, trả lời của GV về những vấn đề trên.
4. Tài liệu cần: 
	- Tài liệu tập huấn.	
- Giấy bút, bảng phụ
5. Tổ chức thực hiện
	- Yêu cầu học viên nêu những nội dung, phương pháp, cách thức tập huấn ở địa phương .
	- GV trao đổi triển khai nội dung, phương pháp, cách thức tập huấn ở địa phương .
6. Thông tin phản hồi
	- Nội dung và hình thức tập huấn ở các địa phương cần tiến hành như Bộ đã tập huấn cho giáo viên cốt cán.
	- Chú ý đến việc tổ chức các hoạt động của GV, giảng viên nói ít, tạo điều kiện cho tất cả GV đều được suy nghĩ nhiều, làm nhiều và nói nhiều.
	- Tăng cường tính thực hành trong đợt tập huấn.
	- Phát huy tính chủ động sáng tạo của GV trong đợt tập huấn.
	- Cuối cùng GV biết nội dung biên soạn đề kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN.
Toàn bộ tài liệu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trang bị cho học viên là những tài liệu để tập huấn. Căn cứ vào tài liệu này, học viên vận dụng cho phù hợp với từng địa phương của mình.Cụ thể:
	1. Đối với cán bộ quản lý
- Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước; nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của Ngành trong chương trình SGK, PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá, cách thức thiết lập ma trận đề kiểm tra đánh giá theo các thao tác cơ bản.
- Nắm vững yêu cầu biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình GDPT, đồng thời tích cực đổi mới PPDH.
- Có biện pháp quản lý và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả; thường xuyên kiểm tra đánh giá, thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời tích cực đổi mới PPDH.
- Động viên khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời phê bình những GV chưa tích cực đổi mới PPDH, kiểm tra với mức độ quá tải do không bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
2. Đối với giáo viên
- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết lập ma trận đề kiểm tra nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. 
	- Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các PP, kĩ thuật dạy học để xây dựng đề kiểm tra nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của học sinh.
- Tùy theo mục đích của việc kiểm tra, đánh giá, giáo viên cần linh hoạt hơn, tổ chức, xây dựng các đề kiểm tra phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
- Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu về kiến thức, kĩ năng.
- Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra nhằm tạo sự hứng thú cho HS qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông.
KẾ HOẠCH TẬP HUẤN TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Ngày, buổi
Nội dung
Ngày thứ nhất
Sáng
- Khai mạc
- Tổ chức lớp 
- Những vấn đề chung về đợt tập huấn
- Hướng dẫn qui trình biên soạn đề kiểm tra.
- Hướng dẫn qui trình xây dựng ma trận đề kiểm tra.
Chiều
- Giới thiệu qui trình xây dựng đề và ma trận minh họa
- Trao đổi thảo luận. 
Ngày thứ hai
Sáng
- Học viên biên soạn qui trình xây dựng đề và ma trận.
Chiều
 - Học viên trình bày qui trình xây dựng đề và ma trận
 - Trao đổi thảo luận
Ngày thứ ba
Sáng
 - Học viên trình bày qui trình xây dựng đề và ma trận
 - Trao đổi thảo luận
Chiều
- Giải đáp thắc mắc, tổng kết lớp học
* Lưu ý : trên đây là dự kiến, kế hoạch tập huấn có thể thay đổi tùy theo tình hình cụ thể.

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_can_bo_quan_li_va_giao_vien_ve_bien_soan.doc