Đề tài Đọc diễn cảm có vai trò rất lớn trong quá trình dạy – học môn Ngữ Văn

Đề tài Đọc diễn cảm có vai trò rất lớn trong quá trình dạy – học môn Ngữ Văn

- Tại sao phải đề cập đến việc đọc diễn cảm trong bộ môn Ngữ Văn?

 Con đường đi vào tiết dạy môn Ngữ Văn, nhất thiết phải đi từ đọc, gắn với việc đọc. Đọc là một hình thức hoạt động có tính chất đặc thù của nhận thức về môn Ngữ Văn. Tiếng nói của nhà văn gửi gắm cho bạn đọc thông qua hệ thống ngôn ngữ kết dệt nên hình tượng của tác phẩm nhưng trước mắt bạn đọc vẫn chỉ là những ký hiệu chết. Đọc sẽ làm âm vang lên những tín hiệu, những nội dung mà nhà văn định gửi gắm . Âm vang của người đọc kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng, tái hiện hình ảnh,

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3429Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đọc diễn cảm có vai trò rất lớn trong quá trình dạy – học môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ
TRƯỜNG THCS MỸ THỌ
? & @
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đọc diễn cảm có vai trò rất lớn trong quá trình dạy – học môn Ngữ Văn
TỔ : Ngữ Văn
Giáo Viên: Võ Thanh Hà
Năm học : 2007-2008
 ?&@
Đọc diễn cảm có vai trò rất lớn trong quá trình dạy – học môn Ngữ Văn
I/ Phần mở đầu :
1/ Lý do chọn đề tài : 
	- Tại sao phải đề cập đến việc đọc diễn cảm trong bộ môn Ngữ Văn?
	Con đường đi vào tiết dạy môn Ngữ Văn, nhất thiết phải đi từ đọc, gắn với việc đọc. Đọc là một hình thức hoạt động có tính chất đặc thù của nhận thức về môn Ngữ Văn. Tiếng nói của nhà văn gửi gắm cho bạn đọc thông qua hệ thống ngôn ngữ kết dệt nên hình tượng của tác phẩm nhưng trước mắt bạn đọc vẫn chỉ là những ký hiệu chết. Đọc sẽ làm âm vang lên những tín hiệu, những nội dung mà nhà văn định gửi gắm . Âm vang của người đọc kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng, tái hiện hình ảnh,  Nhiều GV thất bại trong giờ dạy Ngữ văn là không biết phát huy sức mạnh của nghệ thuật đọc diễn cảm làm cho giờ dạy học văn rời rạc, khô khan thiếu cảm xúc và không được nhà văn hỗ trợ.
	- Bức xúc trước tình hình trên, bản thân là một GV giảng dạy môn Ngữ văn dám mạnh dạn đưa ra một số kinh nhgiệm nhỏ trong việc đọc diễn cảm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy, cũng như bồi dưỡng những tình cảm thẩm mỹ cho học sinh. Từ đó học sinh yêu thích môn văn, yêu thích cuộc sống và nâng cao vị trí môn văn trong nhà trường THCS. 
	2/ Nhiệm vụ của đề tài :
- Đề tài nêu ra một số ý tưởng, một vài kinh nghiệm nhỏ góp phần làm giàu thêm kinh nghiệm trong việc góp phần giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
- Đề tài còn góp phần làm cho tiết dạy sôi nổi bài giảng có nhiều cảm xúc, đúng với đặc trưng bộ môn,  giúp cho học sinh hứng thú học tập, mang lại hiệu quả cao. Cũng từ đó học sinh yêu thích môn học, yêu cuộc sống, có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, con người và xã hội.
3/ Phương pháp nghiên cứu :
a/ Giới hạn đề tài : Dạy – học ngữ văn THCS 
b/ Đối tượng nghiên cứu : Thầy–Trò (Trường THCS Mỹ Thọ)
c/ Cơ sở nghiên cứu :
* Lý luận : Dựa váo các sách tham khảo có liên quan đến đề tài. Đặc biệt là quyển “Phương pháp dạy học văn” của GS Phan Trọng Luận.
* Cơ sở thực tiễn :
- Xuất phát từ quá trình dạy học văn nhiều năm trong nghề, từ những tiết dạy đạt đến những tiết dạy không đạt. 
- Tham khảo ý kiến anh chị em đồng nghiệp (đi trước có kinh nghiệm và tâm
huyết với bộ môn).
- Tham khảo qua ý kiến một số học sinh đã học qua cũng như học sinh đang học.
d/ Phương pháp thực nghiệm :
Qua khảo sát chất lượng đầu năm, tiến hành chọn hai lớp (9A4 và 9A5) về lực học và chất lượng tương đương đương nhau để thử nghiệm và làm đối chứng. Công việc này tiến hành đến hết học kỳ I. Lấy kết quả học kỳ I đem so sánh đối chiếu với kết quả đầu năm ở hai lớp (9A4 và 9A5) rồi đi đến kết luận : Lớp có áp dụng kinh nghiệm kết quả như thế nào so với lớp không áp dụng kinh nghiệm.
4/ Thời gian tiến hành, nghiên cứu đề tài :
- Nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu ở trường THCS.
- Thời gian soạn thảo và viết bài : Đầu năm học 2006-2007 đến kết thúc học kỳ I 
- Phạm vi thử nghiệm : Trường THCS Mỹ Thọ . Cụ thể là qua hai lớp học 9A4 và 9A5. 
II/ Nội dung và giải pháp mới :
1/ Nhìn lại quá trình dạy và học văn :
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, bản thân có dự giờ, tìm hiểu ý kiến một số đồng nghiệp trong nhà trường cũng như tìm hiểu việc giảng dạy ở các trường bạn,  đã rút ra một số bất cập trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn. 
a/ Đối với thầy : Tiến hành thực hiện một giờ dạy văn, thầy (cô) dường như rất xem nhẹ khâu đọc diễn cảm, thậm chí có một ít tiết dạy không đá đôïng gì đến việc đọc diễn cảm . 
+ Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là : GV hướng dẫn đọc một văn bản, một bài văn mẫu, một ví dụ để minh họa,  rất sơ sài. Một số GV có hướng dẫn đọc nhưng việc hướng dẫn đọc ấy chưa thật sự nhìn thấy sức mạnh của khâu đọc diễn cảm, chưa thấy sự hỗ trợ của khâu đọc diễn cảm,  Do vậy mà GV hướng dẫn HS đọc một cách chung chung và coi khâu đọc là “Thủ tục” phải tiến hành trong một giờ dạy học Ngữ văn.
+ Khi thực hiện tiết dạy, GV đọc minh họa một đoạn trong văn bản (đối với những bài thơ dài, những tác phẩm truyện,  ) GV chưa chú ý đến những tình cảm mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm. Chính vì vậy giọng điệu, âm hưởng, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,  của GV vẫn đều đều, bình thường không chuyển hóa, gắn liền với từng tình tiết trong văn bản. 
+ Ở một số GV, thậm chí có một số HS đọc sai, đọc ê-a, khập khiễng,  mà GV vẫn coi đó là “Bình yên, vô sự“ không đá đôïng gì đến việc sửa chữa uốn nắn cách đọc cho mỗi em.
+ Trong giảng dạy, GV chưa hình thành cho mình những kỹ năng đọc cho từng kiểu loại văn bản : VB trữ tình, tự sự, miêu tả, biểu cảm, kịch, nghị luận,  Đặc biệt trong những VB mà tình tiết trong câu chuyện, chồng chéo, nhiều nhân vật, nhiều tâm sự, nhiều tầng cảm xúc, ... GV chưa linh hoạt để thay đổi giọng điệu (mỗi nhân vật, mỗi tình huống là một cử chỉ, giọng điệu khác nhau ).
+ Kết thúc tiết dạy : GV chưa quan tâm đến việc đọc diễn cảm nên cũng không thấy tiết học nào đọc lại một bài thơ, ngâm một bài thơ, thậm chí hát một bài thơ đã được phổ nhạc,  (Mùa xuân nho nhỏ, Viếng Lăng Bác, Đồng chí,  )
b/ Đối tượng trò : 
Đa số HS trong giờ học Ngữ văn chưa có kỹ năng đọc văn bản. Chưa phân biệt được cách đọc từng thể loại văn bản : Tự sự, miêu tả, thuyết minh, 
- HS lúng túng khi gặp một số tác phẩm đan xen nhiều vấn đề : Có nhiều nhân vật, nhiều tình huống, nhiều tính cách,  HS không biết cần lên giọng lúc nào, hạ giọng lúc nào và lúc nào đọc bình thường, ...
- Những tác phẩm trữ tình đặc biệt có những văn bản là những lời ru : ‘’Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm ; “Con cò”của Chế Lan Viên được dạy ở lớp 9 tập 2 mà giọng đọc của HS vẫn đều đều, vẫn bình thường như đọc các văn bản khác.
- Những văn bản kịch khi phân vai HS tỏ ra bất ngờ, lúng túng trước những vai mình được phân công và cũng không biết mình đọc như thế nào?
- Thậm chí có một số HS đọc những ví dụ minh họa, những bài viết mẫu, mà người nghe cũng không hiểu được các em “đang làm gì”?
Tóm lại : Trước tình hình thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn mà cả GV và HS lại xem nhẹ khâu đọc diễn cảm làm cho tiết dạy học văn trở nên nhạc nhẽo, thiếu sức thuyết phục. Hậu quả : Chất lượng giờ dạy học văn không cao, học sinh không hứng thú với môn học và có chiều hướng chán nản dần.
Đứng trước tình hình thực tế như vậy, là một GV có tâm huyết với nghề mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy, nâng cao giá trị môn Ngữ văn trong nhà trường THCS.
2/ Giải pháp mới :
- Theo tôi, người dạy văn giống như một người nghệ sĩ trên sân khấu. Nghệ sĩ muốn thành công là phải thâm nhập được vai diễn mà từ đó định ra cách trang trí, điệu bộ, giọng điệu, diễn xuất,  Vậy người giảng dạy văn cũng phải thâm nhập được tác phẩm để định hình ra cách đọc, cử chỉ, điệu bộ, phương pháp, tình huống,  cho tiết dạy. Nếu thiếu một công đoạn nào đó thì người nghệ sĩ và người dạy văn không đem lại hiệu quả cao nhất.
- Vậy giảng dạy văn bắt đầu đi từ công đoạn nào? Chắc không ai phản đối khâu đầu tiên tiếp cận văn bản là đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là cách đọc sáng tạo, phát hiện, khơi dậy đúng bản chất của vấn đề mà nhà văn gửi gắm vào nó, giúp cho người nghe dễ dàng nhận ra những tín hiệu về tình cảm, cảm xúc và kiến thức mà nhà văn gửi vào trong tác phẩm .
Muốn đọc tốt diễn cảm, người đọc phải xác định đúng yêu cầu của vấn đề : Về nội dung tư tưởng, tình cảm, kiến thức,  được gửi gắm trong tác phẩm, trong ví dụ và cả trong những bài văn mẫu. Do vậy, người đọc phải nắm được tác phẩm phản ánh vấn đề gì? Bồi đắp cho học sinh những tư tưởng tình cảm nào? Dự kiến cung cấp đơn vị kiến thức ra sao ?  Sau khi đã xác định được những yêu cầu cơ bản, người đọc hoạch định phương pháp đọc cho phù hợp. Nghệ thuật đọc diễn cảm chính là nghệ thuật xử lý một cách hợp lý mối quan hệ giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả; quan hệ chủ quan người đọc và chủ quan của tác giả để truyền đạt tiếng nói tình cảm của tác giả đến với người đọc. Đọc văn đòi hỏi người đọc truyền cảm xúc đến cho người nghe. Giọng đọc là thước đo tầng số rung cảm của người đọc đối với tác phẩm và tác giả. Ngữ điệu trong đọc diễn cảm thay đổi tùy theo giọng điệu của nhà văn mà người đọc phải thể hiện đựợc. Bằng ngữ điệu của mình, người đọc làm nổi bật được tiếng nói và nhất là ngụ ý của nhà văn trong từng câu thơ, đoạn văn  qua việc nhấn giọng, hạ giọng, ngắt nhịp, ... Chẳng hạn : đọc đoạn trích sau, nếu nắm được dụng ý của tác giả chắc người đọc sử dụng một ngữ điệu, giọng điệu thích hợp phản ánh đúng tâm trạng ám ảnh về mặt thời gian ở tác giả Xuân Diệu. Thời gian không chờ đợi, nó trôi qua một cách vô tình làm đời người trở nên ngắn ngủi. Chính vì vậy, giọng thơ trở nên vội vàng, giục giã, tha thiết,  nên giọng đọc phải nhanh, mạnh và nhấn giọng một số từ ngữ : “Mau đi thôi”,”Oâm”,”Riết”,”Say”,”Thâu”,”Hôn”,”Cắn”.
	“Mau đi thôi ! mùa chưa ngã chiều hôm 
	Ta muốn ôm.
	Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn. 
	Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
	Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
	Ta muốn thâu trong một các hôn nhiều .
	Và non nước, và cây, và cỏ rạng, 
	Cho chếnh choáng mùi hương cho đã đầy ánh sáng
	Cho no nê thanh sắc của thơ ... là thông qua khâu đọc diễn cảm, học sinh như sống lại với từng nhan vật. Trên gương mặt học sinh cũng buồn, vui, hờn, giận  với nhân vật của mình . Điều đó không chỉ giúp cho học sinh hiểu bài mà còn giúp cho học sinh cảm thụ tác phẩm từ tình cảm trong sáng, tình yêu thương, hờn giận ở từng nhân vật.
Hoặc dạy Bài “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9- tập 1)
Cúng như truyện ngắn “ Làng” chúng ta cũng xác định đúng nhân vật. Sau đó xác định tư tưởng mà nhà văn gửi vào tác phẩm. Cuối cùng tìm ra phương pháp đọc phù hợp cho từng nhân vật, từng tình huống truyện cụ thể.
- Nhân vật Ông Sáu :
+ Khi mới về tới nhà : tình cảm trào dâng, cảm xúc nghẹn ngào nên nhấn mạnh ở một số câu “Thu ! con”, “Ba đây con” 
+ Khi dỗ dành con : tình cảm tha thiết ngọt ngào, nên đọc hạ giọng “Cháu phải gọi : Ba chắt nước giùm con, phải nói như vậy”,”cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn”  kết hợp với vẻ mặt hiền từ.
+ Khi bực tức cần phải nhấn giọng sao mày cứng đầu quá vậy hả?” kết hợp với vẻ mặt cau có .
- Nhân vật bé Thu :
+ Khi bé Thu chưa nhận ra anh Sáu là ba : đọc với giọng xa lạ, vô cảm, hơi nhấn giọng ở một số câu : “Thì mà cứ kêu đi” ,”Vô ăn cơm”,”cơm chín rồi” ..
+ Khi nhận anh Sáu là ba : nhấn giọng ở một số câu “Ba a aba!” “Ba! Không cho ba đi nữa! ba ở nhà với con”  thể hiện tình cảm tha thiết cháy bỏng của bé Thu.
+ Người bà : giọng điệu nhỏ nhẻ, tâm tình . 
Qua kiểm nghiệm cho thấy học sinh không chỉ hiểu được tình cảm của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh mà hình như các em cũng nhận ra tình phụ tử chính bản thân mình .
2.2/ Đọc diễn cảm trong quá trình dạy Tiếng Việt và Tập làm văn : 
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn, chúng ta thường chỉ chú trọng đọc diễn 
cảm ở phân môn Văn học mà quên đi ở các phân môn khác . Theo tôi, đọc diễn cảm sẽ có mặt ở bất kỳ phân môn nào trong bộ môn Ngữ văn .
* Phân môn Tiếng Việt : 
Trong giờ dạy Tiếng Việt có một số thầy (cô ) tỏ ra lúng túng không hiểu đọc
diễn cảm sẽ sử dụng ở công đoạn nào của tiết dạy . Thực ra ai cũng hiểu rằng : dạy phần Tiếng Việt là dạy cho học sinh hình thành một số đơn vị kiến thức nào đó theo yêu cầu của chương trình . Có điều muốn rút ra được những đơn vị kiến thức đó phải thông qua phân tích những ví dụ, những bài tập  mà người biên soạn có dụng ý đưa vào . Những ví dụ , bài tập ở đây thường được rút từ những đoạn văn bản có chứa những tín hiệu kiến thức mà sau khi phân tích sẽ rút ra nội dung cho bài học .
Vậy, quá trình dạy Tiếng, khâu đầu tiên là đọc qua những ví dụ, những bài tập . Nếu như người dạy-học không chú ý đến việc đọc diễn cảm thì sẽ khó phát hiện ra những tín hiệu kiến thức mà người soạn sách cố ý đưa vào . Do đó khâu phân tích, tìm hiểu trở nên phức tạp, lủng củng, thậm chí không rút ra được điều gì ở các bài tập, ví dụ trên .
Không chỉ dừng lại ở khâu phân tích ví dụ rồi hình thành đơn vị kiến thức, đọc diễn cảm cũng đóng một vai trò cần thiết trong khâu luyện tập . Ở một số bài tập mà đặc biệt là bài tập nhận diện thường đưa ra những đoạn văn bản có chứa yêu cầu nội dung của bài tập . Thầy-trò xem nhẹ đọc diễn cảm ở những bài tập này thì việc tiến hành làm bài tập trở nên khó khăn, phức tạp hơn .
Cụ thể : Dạy bài : ‘’Nghĩa tường minh và hàm ý’’ (Ngữ văn 9 – Tập 2) 
Trước khi tìm hiểu khái niệm thế nào là nghĩa tường minh?ø hàm ý ? ta tiến hành khai thác bài tập ở mục I (SGK) mà bài tập là một đoạn trích từ truyện ngắn ‘’ Lặng lẽ Sa Pa ‘’ của Nguyễn Thành Long . Ở đoạn trích này, ta cần khai thác một số câu hỏi của nhân vật anh thanh niên : ‘’Trời ơi, chỉ còn có năm phút nữa ! ‘’ ‘’Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! ‘’. 
Trong bài tập hai câu nói của nhân vật anh thanh niên hàm chứa những kiến thức hình thành khái niệm nên đọc diễn cảm cần chú trọng hơn .
Ÿ Câu thứ nhất “Trời ơi, chỉ còn có năm phút” giọng hơi cao kết hợp với vẻ mặt buồn g. 
Ÿ Câu thứ hai “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” đọc thon thả kết hợp với vẻ mặt tự nhiên gợi sự bình thường .
	- Người đọc thực hiện tốt khâu đọc diễn cảm thì phần nào đã bộc lộ hàm ý kiến thức trong bài tập . Học sinh nhanh chóng trả lời được những câu hỏi và xác định đúng câu nói nào của anh thanh niên có chưa hàm ý, câu nào sử dụng nghĩa tường minh và từ đó học sinh tự rút ra khái niệm dễ dàng.
	- Đọc diễn cảm cũng giúp cho các em làm tốt các bài tập. Đặc biệt là kiểu bài tập nhận diện .
	Cụ thể : ở bài tập số 2, cần đọc tốt đoạn trích, biết nhấn giọng và kết hợp ngữ điệu cần thiết ở câu in đậm “Tuổi già cần uống nước chè : ở Lào Cai đi sớm quá” thì học sinh lập tức nhận ra ngay hàm ý của câu nói : Ông họa sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy.
	Hoặc ở bài tập 3, nếu đọc tốt đoạn trích, nhấn giọng hai câu nói của bé Thu, đặc
biệt là câu nói thứ hai “Cơm chín rồi” thì học sinh hiểu ngay hàm ý trong câu nói : mời ba vào ăn cơm.
	Sau tiết học này, cho thấy đọc diễn cảm không chỉ giúp cho tiết dạy sinh động từ những ví dụ hay mà còn giúp cho các em dễ nắm bắt kiến thức thực hiện tốt ở khâu làm bài tập mà đặc biệt là bài tập nhận diện. 
* Phân môn Tập làm văn 
Nếu như trong giờ dạy Tiếng Việt chúng ta tỏ ra lúng túng ở khâu đọc diễn cảm thì ở giờ dạy Tập làm văn lại càng lúng túng hơn . Bởi vì, trong tiết Tập làm văn, ví dụ đưa vào để phân tích tìm hiểu rút ra hững đơn vị kiến thức cho bài học là rất phong phú, đa dạng . Mỗi dạng bài học, mỗi kiểu loại văn bản sẽ ứng với mỗi kiểu bài học khác nhau . Vậy phải đọc diễn cảm như thế nào?
Chẳng hạn : kiểu bài Tìm hiểu chung  thường các bài tập là những bài văn mẫu . 	Mục đích của bài tập là thông qua phân tích tìm hiều bài tập sẽ hình thành cho học sinh những đơn vị kiến thức : 
- Khái niệm (về kiểu loại văn bản)
- Yêu cầu về nội dung. 
- Yêu cầu về hình thức.
Vậy, kiểu bài này đọc như thế nào ? khác với phân môn Tiếng Việt, các bài tập đưa vào thường là những đoạn văn mẫu được rút từ các văn bản đã học thì ở kiểu, dạng bài học này bài tập là một bài văn mẫu có thể là bài làm của học sinh hay một tác giả nào đó . Đọc diễn cảm ở đây sẽ khác với đọc diễn cảm ở phân môn Tiếng Việt, phân môn Văn học . Yêu cầu đọc diễn cảm ở đây là phải rõ ràng, mạch lạc đúng với thể loại văn bản . Làm sao thông qua khâu đọc, người nghe phần nào đó có thể dễ dàng hình dung được khái niệm, yêu cầu nội dung, yêu cầu hình thức  Lúc đó, người dạy đặt ra câu hỏi thì học sinh dễ dàng xác định đúng yêu cầu của vấn đề .
Cụ thể : Dạy bài ‘’Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý’’ (Ngữ văn 9-Tập 2) . Muốn hình thành khái niệm ta khai thác bài văn :‘’Tri thức là sức mạnh’’ của Hương Tâm . Yêu cầu đọc diễn cảm ở bài này là rõ ràng, mạch lạc . Nhấn mạnh câu mang luận đề :‘’Tri thức là sức mạnh’’, luận điểm “Tri thức đúng là sức mạnh”,”Tri thức là sức mạnh của cách mạng”. Nếu khâu đọc thực hiện tốt thì học sinh sẽ nhận ra ngay bài văn Ngị luận bàn về vấn đề gì ? Văn bản chia làm mấy phần ? Những câu mang luận điểm chính ? Phép lập luận chính được sử dụng trong văn bản ?... Và từ đó học sinh tự rút ra khái niệm cho bài học .
	Phần luyện tập cũng vậy,ở văn bản ‘’Thời gian là vàng’’- Phương Liên, thực hiện tốt khâu đọc diễn cảm : đọc rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh những câu luận đề “ Thời gian là vàng”, luận điểm “Thời gian là sự sống”,”Thời gian là thắng lợi”,”Thời gian là tiền”,”Thời gian là truy thức”. Thì học sinh lập tức nhận ra ngay yêu cầu bài tập :
-Văn bản thuộc nghị luận một vấn đề tư tưởng đạo lý. 
- Văn bản nghị luận về giá trị thời gian . Và có 4 luận điểm chính (như đã nêu trên) .
- Phép lập luận chính là : phân tích, chứng minh .
	Thực tế ở tiết này cho thấy học sinh tiếp thu bài rất nhanh cả phần lý thuyết cũng như luyện tập . 
	* Nói tóm lại : trong quá trình dạy học môn ngữ văn, đọc diễn cảm đóng vai trò rất lớn, quyết định cho sự thành bại cho một tiết dạy . Do đó, cần chú trọng đúng mức khâu đọc diễn cảm để đem lại hiệu quả cao cho tiết dạy . 
3/ Kết quả thực nghiệm :
Trong thời gian tiến hành thực nghiệm ở một số lớp nhưng đặc biệt ở hai lớp 9A4 và 9A5 (Trường THCS Mỹ Thọ) từ đầu năm đến thời điểm hết học kỳ I . Đem đối chứng và so sánh kết quả của hai lớp cụ thể như sau :
Lớp quan tâm
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
TB #
Đúng mức (9A4)
06
18
18
01
0
42/43
Chưa đúng mức (9A5)
01
09
22
08
01
32/41
Từ việc thử nghiệm qua so sánh đối chứng trên cho thấy rằng việc áp dụng đọc diễn cảm đúng mức trong giờ dạy-học môn Ngữ văn sẽ đem lại hiệu quả cao . Chính vì vây, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm này để các đồng chí, đồng nghiệp và học sinh chúng ta cùng tham khảo góp ý .
III/ Kết luận :
- Xuất phát từ tình hình thực tế trong việc dạy và học ở Trường THCS Mỹ Thọ, giáo viên và học sinh còn xem nhẹ khâu đọc diễn cảm nên tôi đã quyết định chọn đề tài ‘’ Đọc diễn cảm có một vai trò rất lớn trong quá trình dạy học môn Ngữ văn’’ để nghiên cứu .
- Trong thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này (một học kỳ) bản thân đã nhận thấy chất lượng bộ môn Ngữ văn (lớp áp dụng sáng kiến) tăng một cách vượt bậc. Đó chính là sự thành công của đề tài sáng kiến .
- Bên cạnh những thành công mà sáng kiến mang lại vẫn còn những kinh nghiệm mang tính chất chủ quan, phiến diện tôi rất tin tưởng, chờ đợi những ý kiến phản hồi của đồng nghiệp . Xin chân thành cảm ơn !
Mỹ Thọ, ngày 10 tháng 3 năm 2008
	Người viết
Võ Thanh Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN doc dien cam.doc