Giáo án Hóa học 8 - Trương THCS Dương Liễu - Chương V: Hiđrô - Nước

Giáo án Hóa học 8 - Trương THCS Dương Liễu - Chương V: Hiđrô - Nước

A.Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :

 -H2 là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí.

 -H2 có tính khử, tác dụng với Oxi ở dạng đơn chất & hợp chất. Các phản ứng nầy đều tỏa nhiều nhiệt. Biết hỗn hợp khí H2với O2 là hỗn hợp nổ.

 -H2 có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, tính khử & tỏa nhiệt khi cháy.

 -Cách đốt H2 trong không khí, thử H2 nguyên chất & qui tắc an toàn khi đốt cháy H2, làm thí nghiệm H2 với CuO, viết PTHH của H2 với oxit kim loại.

B.Chuẩn bị :

 -Vài ống nghiệm có H2 đậy nút kín, bóng bay có H2.

 -Bình Kip đơn giản (h.5.1 SGK) & dụng cụ thí nghiệm(h.5.2 SGK)

C.Hoạt động trên lớp :

1. Ổn định ; Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .

2. Kiểm tra :

 Trả bài kiểm tra.

3. Bài mới :

 

doc 23 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Trương THCS Dương Liễu - Chương V: Hiđrô - Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Chöông V: HIÑROÂ - NÖÔÙC
 Tieát: 47-48. TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRÔ
A.Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
 -H2 là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí.
 -H2 có tính khử, tác dụng với Oxi ở dạng đơn chất & hợp chất. Các phản ứng nầy đều tỏa nhiều nhiệt. Biết hỗn hợp khí H2với O2 là hỗn hợp nổ.
 -H2 có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, tính khử & tỏa nhiệt khi cháy.
 -Cách đốt H2 trong không khí, thử H2 nguyên chất & qui tắc an toàn khi đốt cháy H2, làm thí nghiệm H2 với CuO, viết PTHH của H2 với oxit kim loại.
B.Chuẩn bị : 
 -Vài ống nghiệm có H2 đậy nút kín, bóng bay có H2.
 -Bình Kip đơn giản (h.5.1 SGK) & dụng cụ thí nghiệm(h.5.2 SGK)
C.Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định ; Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .
2. Kiểm tra :
 Trả bài kiểm tra.
3. Bài mới : 
Tiết 47: 
 TÍNH CHẤT VẬT LÍ - TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA HIĐRO:TÁC DỤNG VỚI OXI.
 Kí hiệu hóa học: H NTK: 1
 Công thức hóa học đơn chất: H2 PTK: 2
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của H2:
 -Quan sát & làm thí nghiệm(SGK)
 -Trả lời câu hỏi SGK.
 -Tính
 -Tan trong nước?
 -Kết luận?
 HĐ 2:Tính chất hóa học của H2:
 -Thử độ tinh khiết của H2?
 -Nhiệt độ của phản ứng H2 + O2 => 20000C.
 -Làm thí nghiệm như SGK đã hướng dẫn(h.5.1a)
 Trả lời câu hỏi SGK.
 *Hỗn hợp H2 + O2 gây nổ mạnh:do nhiệt cao, thể tích khí dãn nở đột ngột.
 *Vì H2 tinh khiết, không lẫn O2 hoặc không khí.
 -Đọc bài đọc thêm.
 -Làm BT 6/109 SGK.
 .Tóm tắt đề?
 +PTHH?
 +Dựa theo PTHH để tính.(HS tự làm)
 I.Tính chất vật lí:
 Hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.
 II.Tính chất hóa học:
 1,Tác dụng với Oxi:
 a,Thí nghiệm:
 (SGK)
 PTHH:
 2H2 + O2 2H2O
Tiết 48: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA HIĐRO (TT) - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: H2 khử oxit kim loại:
 -GV làm thí nghiệm như h.5.2 SGK.
 -Nhận xét?
 .Ở nhiệt độ thường phản ứng có xảy ra không? Dấu hiệu?
 .Khi đốt nóng lên đến 4000C, phản ứng có xảy ra không? Dấu hiệu?
 .Viết PTHH?
 -Thành phần các nguyên tố trong các chất trước & sau phản ứng?
 -Kết luận về tính chất của H2?
 HĐ 2: H2 có những ứng dụng gì? 
 -Xem h.5.3.
 - H2 có những ứng dụng gì?
 -Dựa vào tính chất nào?
 -Ngày nay người ta không dùng H2 cho bóng thám không nữa, vì sao? 
 2,Tác dụng với Đồng (II) oxit:
 a,Thí nghiệm:
 (H 5.2 SGK)
 b,Nhận xét:
 (SGK)
 *PTHH:
 H2 + CuO Cu + H2O 
 *Khí H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO.H2 có tính khử (khử Oxi). 
 3,Kết luận:
 Ghi theo SGK.
 III.Ứng dụng:
 -Làm nhiên liệu.
 -Nguyên liệu sản xuất NH3, axit và nhiều hợp chất hữu cơ.
 -Khử oxit kim loại để sản xuất kim loại.
 -Bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không, 
4. Củng cố :
 4.1, Làm BT 1a/109 SGK.
 4.2, Làm BT 3/109 SGK.
 5. Bài tập về nhà : 
 Làm BT 4, 5/109 SGK.
 *BT thêm:
 Đốt cháy hoàn toàn 4 lít hỗn hợp khí gồm H2 & CH4 trong 5 lít O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ 
 & áp suất. Tính thể tích mỗi chất khí trong hỗn hợp đầu? 
Tieát: 	49.	 
 PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ.
A.Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
 -Chất chiếm Oxi của chất khác là chất khử, khí O2 hoặc hợp chất chứa Oxi nhường Oxi cho chất khác là chất oxi hóa. Sự tách Oxi khỏi hợp chất là sự khử. Sự tác dụng của Oxi với chất khác là sự oxi hóa.
 -PỨ oxi hóa - khử là PỨHH trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
 - PỨ oxi hóa - khử, sự oxi hóa và sự khử, chất khử & chất oxi hóa trong một PỨHH.
B.Chuẩn bị :
 Ôn lại sự oxi hóa (bài 25); PỨ giữa H2 với CuO (bài 31)
C.Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định ; Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .
2. Kiểm tra : Cuối giờ kiểm tra 15 phút.
3. Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Sự khử và sự oxi hóa:
 -Trong PỨ (1): H2 thể hiện tính gì?
 ==> Sự khử CuO thành Cu.
 -Trong PỨ H2 cháy trong O2 : 
 2H2 + O2 2H2O (2)
cũng có sự khử Oxi vì O bị mất đi.
 -Nhắc lại: sự oxi hóa là gì?
 -Ở (2): sự oxi hóa?
 HĐ 2: Chất khử và chất oxi hóa:
 -Cho PỨ: C + O2 CO2 (3)
 -Trong (1), (2), (3), chất nào được gọi là chất khử? Vì sao?
 -Chất nào được gọi là chất oxi hóa ? Vì sao?
 - Sự khử và sự oxi hóa diễn ra ở đâu? Như thế nào?
 HĐ 3: Phản ứng oxi hóa - khử:
 - Phản ứng oxi hóa - khử là gì?
-Bản chất của PỨ? (là quá trình thu & nhận e của các chất trong PỨHH)
 *Chú í: Oxi không liên quan vì không có sự trao đổi e.
 HĐ 4: Tầm quan trọng của PỨ oxi hóa – khử:
 -Cho vd về tầm quan trọng của PỨ oxi hóa – khử trong tự nhiên và trong đời sống?
 I. Sự khử và sự oxi hóa:
 1, Sự khử:
 PỨHH:
 H2 + CuO Cu + H2O (1)
 Ở (1) đã xảy ra quá trình tách nguyên tử Oxi ra khỏi hợp chất CuO: Sự khử.
 * Sự tách Oxi khỏi hợp chất là sự khử.
 2, Sự oxi hóa:
 *Là sự tác dụng của Oxi với chất khác. 
 Ở (1):Sự oxi hóa H2 tạo ra H2O. 
 II. Chất khử và chất oxi hóa:
 * Chất khử là chất chiếm Oxi của chất khác .
 * Chất oxi hóa là chất nhường Oxi cho chất khác.
 +Trong PỨ của O2 với chất khác, bản thân O2 là chất oxi hóa. 
 III. Phản ứng oxi hóa - khử:
 Sự oxi hóa H2 tạo ra H2O. 
 Sự khử CuO thành Cu. 
 H2 + CuO Cu + H2O 
 * H2: Chất khử
 * CuO: Chất oxi hóa
 + Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình tuy trái ngựơc nhau nhưng xảy ra đồng thời trong một PỨHH.
 + Phản ứng oxi hóa - khử là PỨHH trong đó xảy ra đồng thời sự khử và sự oxi hóa.
 IV.Tầm quan trọng của PỨ oxi hóa – khử:
 (SGK)
4. Củng cố :
 4.1, BT 1/113 SGK.
 4.2, , BT 2/113 SGK
 5. Bài tập về nhà :
 BT 3, 4, 5/113 SGK .
 Đọc bài đọc thêm.
Tieát: 	50.	
ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO – PHẢN ỨNG THẾ.
A.Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
 -Phương pháp cụ thể & nguyên liệu điều chế H2 trong phòng thí nghiệm (HCl hoặc H2SO4 tác dụng với Zn hoặc Al), biết nguyên tắc điều chế H2 trong công nghiệp.
 -PỨ thế là PỨHH giữa đơn chất & hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
 -Có kĩ năng lắp dụng cụ điều chế H2 (HCl với Zn), biết nhận ra H2 (bằng que đóm đang cháy) & thu H2 bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước.
B.Chuẩn bị :
 -Dụng cụ, hóa chất điều chế H2 trong phòng thí nghiệm (đơn giản)
 -Tranh SGK.
C.Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định ; Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .
2. Kiểm tra :
 a, Phản ứng oxi hóa - khử là gì?
 b,Phân tích PỨ: x Fe3O4 + yCO2 zFeO + tCO2
3. Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Điều chế H2 trong phòng thí nghiệm:
 -HS điều chế H2 theo nhóm, GV hướng dẫn bằng thí nghiệm mẫu.
 -Nhận xét bề mặt của kim loại, thể tích mảnh kẽm?
 -Đưa que đóm đỏ vào đầu ống đẫn khí. Nhận xét?
 (cháy với ngọn lửa xanh nhạt)
 -Cô cạn dung dịch?
 -PTHH?
 -Viết PTHH giữa Fe với dd H2SO4 (loãng)?
 -Viết PTHH giữa Al với dd H2SO4 (loãng)?
 -Viết PTHH giữa Fe với dd HCl (loãng)?
 -Viết PTHH giữa Al với dd HCl (loãng)?
 -Điều chế H2 lượng lớn bằng dụng cụ như h. 5.5 SGK.
 -Cách thu khí H2?
 -Điều chế H2 lượng lớn như thế nào?
 -Viết PTPỨ?
 H2O + C CO + H2
 HĐ 2: Phản ứng thế:
 -Nhận xét 2 phản ứng điều chế H2 từ kim loại và axit về thành phần các chất trong hợp chất trước và sau phản ứng?
 - Viết PTPỨ thế?
 Mg + AgNO3 à ?
 I. Điều chế H2:
 1, Trong phòng thí nghiệm:
 Cho axit (HCl hoặc H2SO4) lõang tác dụng với kim loại Kẽm (hoặc Sắt, Nhôm, Magiê)
 PTHH: 
 2HCl (l) + Zn (r)à ZnCl2 (dd)+ H2 (k)
 Kẽm clorua
 3 H2SO4 (l) + Al (r)à Al2(SO4)3 (dd) + H2 (k)
 Nhômsunfat
 *Thu khí H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước.Nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy.
 2. Trong công nghiệp:
 Điện phân nước hoặc dùng than khử nước hoặc từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ.
 2H2O(l)2H2 ↑+O2↑
 II. Phản ứng thế:
 Là PỨHH giữa đơn chất & hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
 Vd: Fe + CuCl2 à FeCl2 + Cu
 Mg + H2SO4 à MgSO4 + H2
4. Củng cố :
 4.1,Nêu phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm?
 4.2,PỨ thế là gì? Cho vd? Làm BT 2/117 SGK.
 5. Bài tập về nhà : 
 BT 3, 4, 5 /117 SGK.
Tieát: 	51.	 BÀI LUYỆN TẬP 6
A.Mục tiêu : Giúp học sinh:
 -Củng cố, hệ thống hóa học các kiến thức & các kiến thức hóa học về tính chất vật lí (nhẹ), tính chất hóa học (khử) của H2, ứng dụng, điều chế H2 trong PTN, so sánh với O2.
 -Biết & hiểu các khái niệm PỨ thế, sự khử, sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa, phản ứng oxi hóa – khử.
 -Nhận biết phản ứng oxi hóa – khử, chất khử, chất oxi hóa,trong các phản ứng hóa học. Nhận biết phản ứng thế & so sánh với PỨ hóa hợp, PỨ phân hủy .
 -Vận dụng các kiến thức đã học để làm BT có liên quan đến O2 & H2. Tiếp tục chỉ dẫn & rèn luyện cho HS phương pháp học tập hóa học, đặc biệt là phương pháp so sánh, khái quát hóa. 
B.Chuẩn bị :
 Ôn tập bài 31, 32, 33, phần kiến thức cần nhớ SGK/118.
 BT SGK/119
C.Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định ; Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Các kiến thức cần nhớ:
 -Tính chất của H2?
 -Viết PTHH minh họa?
 -Các PỨ đó thuộc loại PỨ gì?
 Giải thích? Tìm sự khử? Sự oxi hóa? Chất khử? Chất oxi hóa?
 -Điều chế H2? PTPỨ? PỨ thuộc loại PỨ gì?
 -H2 có những ứng dụng gì?
 HĐ 2: Bài tập:
 *BT 1/118 SGK:HS tự làm.
 PTHH:
 PbO + H2 Pb + H2O
 * Bài 2/118 SGK:
 Cách nhận biết?
 Dựa vào tính chất nào để nhận biết?
 * Bài 3/119 SGK: HS tự làm.
 * Bài 4/119 SGK:
 -Phần “Vì sao” HS trả lời miệng.
 -GV nói thêm về phản ứng oxi hóa – khử , có sự chiến & nhường oxi; (trường hợp không có oxi mà có sự thay đổi hóa trị)
 Zn0 à Zn2+
 H+1 à H0 
 - * Bài 5/119 SGK:
 -HS tự làm câu a & b.
 H2 + CuO Cu + H2O (1)
 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O (2)
 -Tính mCu? nCu? nFe?
 -Tìm 
 I. Kiến thức cần nhớ:
 Xem SGK trang 118.
 II. Bài tập:
 * Bài 2/118 SGK:
 Nhận biết O2, không khí & H2:
 .Đưa que đóm cháy đỏ vào 3 bình:
 -Bừng sáng: O2.
 -Cháy bình thường rồi tắt: không khí .
 -Có tiếng nổ nhẹ: H2, lửa xanh mờ.
 * Bài 4/119 SGK:
 a, PTHH: 
 PbO + H2 Pb + H2O (5)
 b,+PỨ hóa hợp: 1, 2, 3.
 +PỨ thế: 3, 5.
 +PỨ oxi hóa – khử: 3, 5.
 Chất khử? Chất oxi hóa? (HS)
 * Bài 5/119 SGK:
 a, HS.
 b, HS.
 c, mFe + mCu = 6 g.
 . mFe = 2,8 g ==> nFe = 0,05 mol.
 ==> mCu =3, 2 g ==> nCu = 0,05 mol.
 (HS)
 Thể tích khí H2 thu được ở đktc là: 2,8 lít.
4. Củng cố :
 Từng phần.
 5. Bài tập về nhà :
 Các BT còn lại.
 Chuẩn bị bài thực hành:
 -Phân nhóm.
 -Bài tường trình.
 -Đọc trước SGK.
Tieát: 	52.	
BÀI THỰC HÀNH 5
A.Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
 -Nguyên tắc điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí (nhẹ nhất, ít tan trong nước), tính chất hóa học (tính khử) 
 -Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, điều chế & thu khí H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, kĩ năng nhận ra H2, biết kiểm tra độ tinh k ... guồn nước như thế nào? 
 II. Tính chất vật lí của nước:
 1, Tính chất vật lí:
 - Là chất lỏng không màu, không mùi , không vị, sôi ở 1000C (p=1atm hay 760 mmHg), hóa rắn ở 00C, khối lượng riêng ở 40C là 1g/ml hay 1kg/ l.
 -Nước có thể hòa tan được nhiều chất : rắn, lỏng, khí.
 2, Tính chất hóa học:
 a, Tác dụng với kim loại:
 Nứơc có thể hòa tan một số kim loại như:K, Na, Ba, Ca ở nhiệt độ thường để tạo ra bazơ (hiđroxit) và khí H2.
 PTHH:
 2Na (r)+ 2H2O(l) à 2NaOH(dd) + H2(k)
 Natri hiđroxit
 b, Tác dụng với oxit bazơ:
 Nứơc có thể tác dụng với một số oxit bazơ như: K2O, Na2O, BaO, CaO ở nhiệt độ thường để tạo ra bazơ (hiđroxit).
 PTHH:
 Na2O (r)+ H2O(l) à 2NaOH(dd)
 Natri hiđroxit
 CaO + H2O à Ca(OH)2
 Canxi hiđroxit
 c, Tác dụng với oxit axit:
 Nước có thể tác dụng với các oxit axit tạo ra axit tương ứng.
 PTHH:
 H2O(l)+ SO3 (k)à H2SO4 (dd)
 Axit Sunfuric
 H2O(l)+ N2O5 (k)à 2HNO3 (dd)
 Axit Nitơric
 III. Vai trò của nước trong đời sống & sản xuất
- Chống ô nhiễm nguồn nước:
 (SGK) 
4. Củng cố : 
 4.1, Làm BT 1/125 SGK.
 4.1, Làm BT 1/125 SGK
 5. Bài tập về nhà :
 -Đọc bài đọc thêm.
 -Làm BT 4 & 5/125 SGK.
Tieát: 	56-57.	: 
AXIT – BAZƠ – MUỐI
A.Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
 -Cách phân loại các chất axit, bazơ, muối, gốc axit, nhóm hiđroxit, theo thành phần hóa học và tên gọi của chúng.
 -Củng cố các kiến thức đã học về oxit, CTHH, tên gọi và mối lien hệ của các loại oxit với axit và bazơ tương ứng.
 -Đọc tên một số hợp chất vô cơ khi biết CTHH (tên gọi & mối liên hệ) & ngược lại.
 -Rèn kĩ năng viết PTHH & tính toán theo PTHH có liên quan đến các chất oxit, axit, bazơ, muối. 
B.Chuẩn bị : 
 Ôn bài 26: Oxit, 33: Điều chế H2, 10: Hóa trị.
C.Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định ; Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .
2. Kiểm tra : 
 Trình bày tính chất hóa học của Nước? Viết PTHH? Đọc tên sản phẩm?
3. Bài mới : 
Tiết 56: AXIT & BAZƠ : PHẦN KHÁI NIỆM, 
 CÔNG THỨC HÓA HỌC & ĐỌC TÊN
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Axit:
 -Cho vd về axit?
 -Nhận xét về thành phần phân tử?
 -CTHH tổng quát?
 -Dựa vào các vd, nhận xét về sự khác nhau trong thành phần gốc axit của HCl & H2SO4?
 -Phân loại?
-Gv đưa bảng :các axit thường gặp (chỉ có CTHH & tên một số gốc axit)
 -Hs đọc tên axit, phân loại, xác địng gốc axit, hóa trị gốc axit & đọc tên 1 số gốc axit?
 -Các axit có nhiều nguyên tử H , ngoài gốc có trong bảng còn có những gốc nào khác?
 HĐ 2: Bazơ:
 -Cho vd về bazơ?
 -Các bazơ được tạo thành từ PỨ nào đã học?
 -Thành phần phân tử của bazơ?
 -Nêu khái niệm về bazơ?
 -CTHH tổng quát của bazơ?
 -Đọc tên các bazơ?
 I. Axit:
 1, Khái niệm:
 Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit, cácnguyên tử H có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
 2, Công thức hóa học:
 HxX
 Với X là gốc axit.
 x có số trị bằng hóa trị của gốc axit.
 3, Phân loại & đọc tên:
 a, Axit không có oxi:
Tên axit = Axit + tên phi kim + hiđric
 Vd: HCl: Axit Clohiđric.
 b, Axit có oxi: 
 Tên axit = Axit + tên phi kim +(r)ic
 II. Bazơ:
 1, Khái niệm:
 Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)
 2, Công thức hóa học:
M(OH)m
 Với M là kim loại.
 m có số trị bằng hóa trị của kim loại.
 3, Tên gọi:
 Tên bazơ = Tên kim loại + (hóa trị) +
 hiđroxit
 Vd: NaOH: Natri hiđroxit
 Fe(OH)2: Sắt (II) hiđroxit.
4. Củng cố :
 4.1, Các chất sau đây chất nào là axit, bazơ, axit có oxi, axit không có oxi? Đọc tên?
 HI, H2O, Zn(OH)2, BaO, Ca(OH)2, NaNO3, KCl, H2SiO3.
 4.2,Viết các axit tương ứng bài 2/130 SGK.
 4.3, Làm bài 4/130 SGK.
 5. Bài tập về nhà : Bài 1, 3, 5, 6a, 6b trang 130 SGK.
 AXIT – BAZƠ – MUỐI (TT)
 Tiết 57 : 
 BAZƠ (TT) & MUỐI
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Phân loại bazơ:
 *Dựa vào tính tan trong nước? 
 -Đọc tên các bazơ tan? 
 -Tương ứng với các bazơ tan đó là những oxit bazơ nào? Kim loại nào? Kim lọai đó có gì đặc biệt?
 -Đọc tên các bazơ không tan? 
 -Tương ứng với các bazơ không tan đó là những oxit bazơ nào? Kim loại nào? Kim lọai đó có gì đặc biệt?
 HĐ 2: Muối:
 -Cho vd về 1số muối đã biết?
 -Khái niệm?
 -Theo qui tắc về hóa trị lập CTHH tổng quát của muối?
 -GV đưa bảng 3: Muối.
 .Cho HS xác định thành phần phân tử?
 . Hóa trị của gốc axit?
 . Tên gốc axit?
 . Đọc tên muối?
 -Từ đó phân loại muối?
 -Chú í xác định hóa trị của gốc axit còn H.
 4, Phân loại:
 a, Bazơ tan:
 Là các bazơ tan trong nước: KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2.
 b, Bazơ không tan:
 Là các bazơ còn lại.
 Vd: Cu(OH)2; Mg(OH)2; Fe(OH)3; v.v
 III. Muối:
 1, Khái niệm:
 Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
 2, Công thức hóa học:
MxXm
 3, Tên muối: 
Tên muối = Tên kim loại+(hóa trị)+tên gốc axit
 Vd: Na2SO4: Natri sunfat
 Fe2(CO3)3: Sắt (III) sunfat.
 Ba(HCO3)2: Bari hiđrosunfat.
 4, Phân loại:
 a, Muối trung hòa:
 Là muối mà trong gốc axit không có H có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
 Vd: Mg3(PO4)2; ZnSO4.
 b, Muối axit:
 Là muối mà trong đó gốc axit còn có H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
 *Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử H đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
 Vd: NaHCO3: ==> -HCO3
 CaHPO4: ==> =HPO4
 *Tên: Thêm tiền tố chỉ số nguyên tử H trước gốc axit.
 Vd: Mg(H2PO4)2: Magie đihiđro photphat.
4. Củng cố : 
 4.1, a, Các chất sau đây chất nào là axit, oxit, bazơ, muối?
 HBr; Mg(OH)2; Ba(NO3)2; H2SO3; Al2(SO4)3; Cu(OH)2; CuO; NaOH; Na2SO3; ZnS; SO2; NaHPO4;.
 b, Phân loại: axit có oxi, không có oxi; oxit axit, oxit bazơ; bazơ tan, bazơ không tan; muối trung hòa, muối axit?
 Đọc tên?
 4.2, Viết CTHH của các chất có tên sau:
 Axit Sufuahiđric: --- ; Lưu huỳnh trioxit: --- ; Magie hiđro sunfit: --- ;
 Kẽm hiđroxit: --- ; Canxihiđrophotphat: --- ; Sắt (III) đihiđrophotphat: ---;
 Bạc nitrat: --- ; Đồng (II) sunfua: --- ; Sắt (II) oxit: -- ;
 5. Bài tập về nhà : 
 - Học bài, đọc bài đọc thêm trang 130 SGK.
 - Chuẩn bị bài luyện tập: Chép vào vở phần” Kiến thức cần nhớ”.
D.Rút kinh nghiệm :
Tieát: 	58.	 
BÀI LUYỆN TẬP 7
A.Mục tiêu : Giúp học sinh:
 -Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức & các khái niệm hóa học, về thành phần hóa học của nước, tính chất hóa học của nước. 
 -Biết & hiểu định nghĩa, công thức, tên gọi & phân loại axit, bazơ, muối.
 -Nhận biết các loại axit, bazơ, muối khi biết CTHH & biết gọi tên.
 -Vận dụng kiến thức để làm BT có liên quan đến nước, axit, bazơ, muối. Rèn phương pháp học tập, lập luận dựa vào thực nghiệm hóa học & rèn luyện ngôn ngữ hóa học.
B.Chuẩn bị :
 Ôn lại: Bài 36, 37, chương 5. Bài 24, chương 4. Bài 38: Kiến thức cần nhớ.
C.Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định ; Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .
2. Kiểm tra : (trong phần luyện tập)
Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Kiến thức cần nhớ:
 -Tỉ lệ về m của H & O trong H2O?
 mH : mO = 1 : 8
 -Viết các PTHH minh họa tính chất của H2O?
 -Phân biệt oxit, axit, bazơ, muối dựa vào thành phần phân tử?
 -Cách lập CTHH?
 HĐ 2: Bài tập:
 *BT 2/132 SGK (thay đổi bằng)
 a, Oxit bazơ + H2O à ?
 Vd: A + H2O à NaOH
 b, Oxit axit + H2O à ?
 Vd: B + H2O à H2CO3
 c, Axit + bazơ à muối + H2O
 -Tìm hóa trị của kim loại trong bazơ?
-Tìm hóa trị của gốc axit trong axit? Hoặc trong muối?
 *BT thêm:
 Phương pháp nhận biết dung dịch axit & bazơ?
 -Dùng giấy quì tím.
 -Phân biệt nước & dung dịch muối ăn?
 Làm bay hơi nước.
 *BT 5/132 SGK:
 -Tóm tắt đề?
 =?
 =?
 -Viêt PTHH?
 -Lập tỉ lệ tìm chất dư?
 -Tính: 
 I. Kiến thức cần nhớ:
 SGK.
 II. Bài tập:
 *BT 2/132 SGK:
 a, Na2O + H2O à 2NaOH
 K2O + H2O à 2KOH
 b, SO2 + H2O à H2SO3
 SO3 + H2O à H2SO4
 c, N2O5 + H2O à 2HNO3
 d, NaOH + HCl à NaCl + H2O
 2Al(OH)3 + 3H2SO4 à Al2(SO4)3+ 6H2O
 e, Đọc tên:
 *BT thêm:
 Cho 4 lọ chứa 4 dd không màu khác nhau bị mất nhãn: nước, axit Clohiđric, Natri hiđroxit. Hãy trình bày cách nhận biết?
 Giải: Dùng quì tím:
 +Quì tím à đỏ: Axit Clohiđric.
 à xanh: Natri hiđroxit.
 à không đổi: Nước & dd muối.
 +Đun làm bay hơi nước, còn lại muối =>.
 à nhận ra nước.
 *BT 5/132 SGK:
 = 0,6mol
 = 0,5mol
 PTHH:
 Al2O3 + 3H2SO4 à Al2(SO4)3+ 3H2O
 Ta có:=>Al2O3 dư, bài tóan tính theo H2SO4.
4. Củng cố : 
 Từng phần
 5. Bài tập về nhà :
 Làm các BT còn lại.
 Chuẩn bị bài thực hành theo SGK.
 Phân nhóm.
Tieát: 	59.	
 BÀI THỰC HÀNH 6: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƯỚC. 
A.Mục tiêu : Giúp học sinh:
 -Củng cố, nắm vững tính chất hóa học của nước: ở nhiệt độ thường tác dụng với một số kim loại tạo thành bazơ & H2, tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành bazơ, với một số oxit axit tạo thành axit. 
 -Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm với Na, CaO, P2O5 là những thí nghiệm có thể gây cháy, nổ, bỏng. Củng cố về biện pháp bảo đảm an toàn khi học tập & nghiên cứu hóa học.
B.Chuẩn bị :
 HS nghiên cứu SGK.
 Hóa chất, dụng cụ đầy đủ
C.Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định ;
 Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .
2. Kiểm tra :
 Sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới :
 Thực hành: HS thực hành theo nhóm.
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với Natri:
 -Làm thí nghiệm như SGK đã hướng dẫn.
 -Natri ngâm trong dầu hỏa, vì sao?
 -Vì sao phải lau khô dầu ở mẩu Na?
 -Na tác dụng với nước trên giấy lọc.
 -Quan sát?
 -Giải thích các hiện tượng?
 .Vì sao mẩu Na chảy & tự bốc cháy?
 .Viết PTPỨ?
HĐ 2: Thí nghiệm 2: Canxioxit tác dụng với nước:
 (H 5.13 SGK)
 -Làm thí nghiệm như SGK đã hướng dẫn.
 -Vì sao chỉ dùng ít CaO?
 -Quan sát?
 -Giải thích các hiện tượng?
 .Viết PTPỨ?
 -Màu quì tím thay đổi như thế nào?
 -Dung dịch phenolphthalein không màu chuyển thành màu gì?
 ==> sản phẩm thuộc loại?
 HĐ 3: Thí nghiệm 3: Điphôtphopentaoxit tác dụng với nước:
 -Làm thí nghiệm như SGK đã hướng dẫn.
 (H 4.2 SGK)
 -Để có P2O5 phải làm thế nào?
 -Đốt P đỏ:
 PTHH ?
 P + O2 (KK) - - -> ?
 -P cháy hết tạo ra sản phẩm gì? (khói trắng)
 -Cho nước vào, lắc cho khói trắng tan hết, dùng quì tím để thử. 
 -Quan sát?
 . Màu quì tím thay đổi như thế nào? 
 -Nhận xét? Giải thích hiện tượng?
 -Viết PTPỨ?
 HĐ 4: HS viết bản tường trình theo mẫu đã hướng dẫn
 I. Tiến hành thí nghiệm:
 1, Thí nghiệm 1: 
 Nước tác dụng với Natri:
 SGK
 PTHH: 2Na + 2H2O à2NaOH + H2
 2, Thí nghiệm 2: 
 Nước tác dụng với Canxioxit (vôi sống):
 SGK
 PTHH: CaO + H2O àCa(OH)2 
 Vôi tôi
 3, Thí nghiệm 3: 
 Điphôtphopentaoxit tác dụng với nước:
 SGK
 PTPỨ: P2O5 + 3H2O à 2H3PO4 
 II. Viết tường trình:
 HS.
4. Củng cố :
 -Các PỨ giữa kim loại, oxit bazơ & oxit axit với nước đều tỏa nhiệt & xảy ra khá mãnh liệt.
 -Dọn dẹp, rửa dụng cụ, cất hóa chất.
 5. Bài tập về nhà :
 Chuẩn bị chương 6: dung dịch. 

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA 8 - CHUONG 5.doc