Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Môn Tập đọc - kể chuyện: Chiếc áo len

Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Môn Tập đọc - kể chuyện: Chiếc áo len

A Tập đọc.

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài.

- Nắm được diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương quan tâm đến nhau.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Đọc trôi chảy cả bài.

 

doc 42 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Môn Tập đọc - kể chuyện: Chiếc áo len", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2005 
Tập đọc – kể chuyện
Chiếc áo len
I/ Mục tiêu:
A Tập đọc.
Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài.
- Nắm được diễn biến của câu chuyện. 
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương quan tâm đến nhau.
Kỹ năng: Rèn Hs
Đọc trôi chảy cả bài.
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai.
Biết ngắt hơi sau các dấu chấn, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
Thái độ: 
 - Giáo dục cho Hs anh em trong gia đình phải biết thương yêu nhau.
B Kể chuyện.
- Giúp Hs dựa vào gợi ý trong SGK, Hs biết nhập vai kể lại từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.
- Rèn luyện khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạ
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học.
 Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Cô giáo Tí hon
- Gv mời 2 Hs đọc bài “ Cô giáo tí họn” và hỏi.
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Những cử chỉ nào của “ cô giáo” Bé làm em thích thú.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: Chiếc áo len.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu nắm được cách đọc và đọc đúng các từ khó, câu khó.
Gv đọc mẫu bài văn.
Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. Giọng Lan nũng nịu. Giọng Tuấn thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục. Giọng mẹ: lúc bối rối, khi cảm động, âu yếm.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv nhắc nhở Hs nghỉ hới đúng, giọng phù hợp với nội dung.
Gv mời Hs giải thích từ mới: bối rối, thì thào.
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Gv theo dõi Hs, hướng dẫn Hs đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung của bài, trả lời đúng câu hỏi.
- Gv đưa ra câu hỏi:
 + Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào?
 - Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 2:
+ Vì Lan dỗi mẹ?
+ Anh Tuấùn nói với mẹ những gì?
+ Vì sao Lan ân hận?
- Gv cho Hs thảo luận từng nhóm đôi để trả lời câu hỏi này.
- Gv nhận xét, chốt lại ý:
. Vì Lan đã làm cho mẹ buồn.
. Vì Lan thấy mình ích kỉû, chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh.
. Vì cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn, độ lượng của anh.
- Hs đọc thầm toàn bài, suy nghĩ, tìm một tên khác cho truyện.
- Gv hỏi: Vì sao Lan là cô bé ngoan, Lan ngoan ở chỗ nào?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài học, qua việc các em sắm vai từng nhân vật.
- GV chia Hs ra thành các 3 nhóm. Mỗi nhóm 4 Hs đọc theo cách phân vai.
- Gv nhận xét nhóm đọc hay nhất.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn Hs kể từng đọn của câu chuyện theo tranh.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs dựa vào những bức tranh để nhớ và kể lại nội dung câu chuyện.
Gv giúp Hs nắm được nhiệm vụ:
- Gv mời 1 Hs đọc đề bài và gợi ý.
 - Gv giải thích: 
+ Kể theo gợi ý: gợi ý là điểm tựa để nhớ các câu chuyện.
+ Kể theo lời yêu cầu của Lan: kể theo cách nhập vai, không giống ý nguyên văn bảng, người kể đóng vai lan xưng tôi, mình hoặc em.
Kể mẫu đoạn 1:
- Gv mở bảng phụ đã viết gợi ý kể từng đoạn trong SGK
Từng cặp Hs kể:
Hs kể trước lớp.
- Gv mời một số Hs tiếp nối nhau nhìn các gợi ý nhập vai nhân vật Lan thi kể trước lớp các đoạn 1, 2, 3, 4.
- Gv và Hs nhận xét
- Tuyên dương những em Hs có lời kể đủ ý, 
Gv chia lớp thành 4 nhóm.
Cho Hs thi đua kể tiếp nói câu chuyện
Gv và Hs nhận xét.
Gv tuyên dương nhóm kể hay nhất.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
Hs giải nghĩa từ.
Hs đặt câu với mỗi từ đó.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Hai nhóm tiếp nốùi nhau đọc ĐT đoạn 1 và 4.
Hai Hs tiếp nối nhau đọc đoạn 3, 4.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải.
Hs đọc thầm đoạn 1:
Aùo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
1 Hs đọc đoạn 2..
Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy.
Hs đọc thầm đoạn 3:
Mẹ hãy để dành tiền mua áo len cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khỏe lắm. Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.
Hs đọc thầm đoạn 4.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
, Cô bé ngoan, Cô bé biết ân hận....
Lan ngoan vì đã nhận ra mình sai và muốn sữa chữa khuyết điểm.
.PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
2 Hs tiếp nối nhau đọc toàn bài.
Ba nhóm thi đọc truyện theo vai.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, thực hành.
Cả lớp đọc thầm theo.
Một Hs đọc 3 gợi ý để kể đoạn 1.
Cả lớp đọc thầm theo.
Một, hai Hs nhìn 3 gợi ý trên bảng, kể mẫu đoạn 1 theo lời của Lan.
Từng cặp Hs kể.
Hs kể trước lớp.
Hs lên tham gia.
Hs nhận xét.
Đại diện các nhóm lên tham gia.
Hs nhận xét.
5. Tổng kềt – dặn dò.
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài:Quạt cho bà ngủ.
Nhận xét bài học.
v Rút kinh nghiệm:
Tập đọc
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu được cốt truyện và vẻ đẹp của câu chuyện: tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bông hoa bằng lăng và sẻ non dành cho bé Thơ.
- Nắm được nghĩa của các từ mới: bằng lăng, chúc.
b) Kỹ năng:
 - Rèn cho Hs đọc trôi chảy cà bài, đọc đúng các từ dễ phát âm sai. 
 - Biết đọc đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt được lời dẫn truyện và lời kể của nhân vật bé Thơ.
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu thương, chăm sóc động vật, thực vật.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK..
	 Một cành hoa bằng lăng.
 * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Quạt cho bà ngủ.
	- GV gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “ Quạt cho bà ngủ ” và trả lời các câu hỏi:
	+ bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
 + Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
 + Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
	- Gv nhận xét.	
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng cáctừ, ngắt nghỉ đúng giữa câu câu văn dài.
Gv đọc toàn bài.
- Gợi ý cách đọc cho Gv:
- Đoạn 1và 2(từ đầu đến ngỡ là mùa hoa đã qua): đọc chậm rãi, nhe nhàng.
- Đoạn 3(từ sẻ non đến lọt vào khuôn cửa số): đọc với giọng hồi hộp.
- Đoạn 4 ( đoạn còn lại): đọc nhanh vui, lời bé Thơ là một tiếng reo.
- Gv giới thiệu cho Hs quan sát tranh minh họa. 
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc từng câu. 
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng ở câu sau:
Mùa hoa này, / bằng lăng nở hoa mà không vui / vì bé Thơ, / bạn của cây / phải nằm viện.
- Gv kết hợp với việc giúp Hs hiểu các từ mới trong từng đoạn : bằng lăng, chúc.
- Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv cho Hs đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
+ Truyện có những nhân vật nào?
- Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 1: 
+ Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai?
+ Vì sao bằng lăng lại để dành một bông hoa cuối cùng cho bé Thơ?ù
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2:
 + Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua?
- Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 3, 4
+ Sẻ non đã làm gì để giúp dỡ hai bạn của mình?
- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận câu hỏi:
 Mỗi người bạn của bé Thơ có điều gì tốt?
=> Gv nhận xét, chốt lại: Bé thơ có hai người bạn tốt, có tấm lòng thật đáng quý. Cả bé Thơ cũng là người bạn rất tuyệt vời vì bé Thơ biết yêu hoa, không phụ lòng tốt của cây bằng lăng và sẻ non.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Giúp các em nối tiếp nhau đọc đúng toàn bộ bài.
- Gv treo bảng phụ, hướng dẫn các em đọc đúng, đọc diễn cảm đoạn văn.
+ Ơû gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay / có một cây bằng lăng. // Mùa hoa này, / bằng lăng nở hoa mà không vui / vì bé Thơ, / bạn củ cây / phải nằm viện. // Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. //
+ Lập tức, / Sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng: //
 Ôi, / đẹp quá ! // Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?//
- Gv cho Hs chơi trò chơi: “Ai đọc diễn cảm”. Cho 4 học sinh đoạn văn trên.
- Gv mời 2 Hs thi đua đọc cả bài.
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
Học sinh lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs tiếp nối nhau đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn một.
Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
Hs đọc thành tiếng các từ ngữ chú giải sau bài học.
Hs đọc từ đoạn trong nhóm.
Các nhóm tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, quan sát.
Bằng lăng, bé Thơ, sẻ non.
Hs đọc.
 Cho bé thơ.
Vì bé thơ bị ốm phải nằm viện suốt mùa bằng lăng nở hoa. Bé Thơ không được ngắm hoa. Bằng lăng muốn giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ về.
Vì bé không nhìn thấy bông hoa nào trên cây.
Nó bay thẳng về cánh bằng lăng mảnh mai, đáp xuống cho cành bằng lăng chao qua, chao lại, bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa nơi bé Thơ đang nằm và bé đã nhìn thấy bông hoa.
Hs thảo luận.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs quan sát.
Hs đọc lại.
Bo ... .
- Mục tiêu: Nêu được những việc làm và những việc không nên làm để phòng bệnh lao phổi.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 13, kết hợp với liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi.
+ Kể ra các việc làm và hoàn cảnh khiến người ta đễ mắc bệnh lao phổi ?
+ Những biện pháp phòng chống bệnh lao phổi?
+ Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi?
- Gv chốt lại.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp Hs lên trình bày. Nhóm khác bổ sung
- Gv giảng những trường hợp dễ bệnh lao phổi.
+ Người hút thuốc lá, lao động nặng nhọc, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng.
 + Người sống trong nhà chật, ẩm thấp, không ánh sáng.
 + Biện pháp phòng chống: tiêm phòng, làm việc nghỉ ngơi vừa sức, nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng. 
 + Không nên khạc nhổ bừa bãi.
* Hoạt động 3: Đóng vai
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại kiến thức đã học.
- Gv cho Hs đóng vai.
- Tình huống: 
+ Nếu bị một trong các bệnh đường hô hấp em sẽ nói gì với bố mẹ?
+ Khi được đưa đi khám bệnh, em sẽ nói gì với bác sĩ?
- Gv nhận xét.
PP: Thảo luận nhóm.
Hs quan sát hình trong SGK
Hs từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Đại diện từng nhóm lên trả lời.
Hs nhận xét.
Đại diện các nhóm lên trả lời.
Nhóm khác bổ sung.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs quan sát hình trong SGK.
Hs trao đổi với nhau.
Hs làm việc theo nhóm.
Hs nhận xét.
Đại diện mỗi nhóm trình bày.
Hs lắng nghe.
PP: Đóng vai
Hs lên tham gia đóng vai.
Hs nhận xét
5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Máu và cơ quan tuấn hoàn.
Nhận xét bài học.
 Tự nhiên xã hội
Máu và cơ quan tuần hoàn
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
Kỹ năng: 
- Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
c) Thái độ: 
 - Giaó dục Hs biết giữ gìn bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK tran g 13, 14.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Bệnh lao phổi
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Nguyên nhân gây nên bệnh lao phổi?
 + Nêu biện pháp phòng chống? 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ. Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm .
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình trang 14 SGK.
- Các nhóm lần lược trả lời câu hỏi:
+ Các em có bị đứt tay bao giờ chưa? Khi bị đứt tay hoặc bị trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương?
+ Theo các em , khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay đặc?
+ Quan sát máu đã được chống đông, em thấy máu chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
+ Huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào? Nó có chức năng gì?
+ Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cớ thể có tên là gì?
- Gv nhận xét.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung
- Gv chốt lại: 
+ Máu là một chất lỏng màu đỏn, gồm có 2 phần: huyết tương và huyết cầu
+ Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ, hình dạng như cái đĩa lõn hai mặt. Chức năng mang khí ôxi đi nuôi cơ thể.
+ Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 4 SGK trang 14, lần lượt một bạn hỏi, một bạn trả lời.
+ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu ?
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực?
+ Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình?
- Gv chốt lại.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp Hs lên trình bày. Nhóm khác bổ sung
- Gv chốt lại.
=> Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và mạch máu.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi tiếp sức.
- Mục tiêu: Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.
- Gv chia Hs thành 2 đội có số người bằng nhau
- Hai đội thi viết tên 1 bộ phận của cơ thể có mạch máu đi tới. Đội nào viết nhiều hơn thì thắng cuộc. 
- Gv nhận xét.
PP: Thảo luận nhóm.
Hs quan sát hình trong SGK
Hs từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Đại diện từng nhóm lên trả lời.
Hs nhận xét.
Đại diện các nhóm lên trả lời.
Nhóm khác bổ sung.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs quan sát hình trong SGK.
Hs trao đổi với nhau.
Hs làm việc theo nhóm.
Hs nhận xét.
Đại diện mỗi nhóm trình bày.
PP: trò chơi
Hs lên tham gia trò chơi.
Hs nhận xét
5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Hoạt động tuần hoàn.
Nhận xét bài học.
Hát
Bài ca đi học
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hs biết tên bài hát, tác giả và nội dung bài.
Kỹ năng: 
Hát đúngthuộc lời 1.
Thái độ: 
Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu quí bạn bè.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Thuộc bài hát.
 Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe, tranh ảnh minh họa, nhạc cụ.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:Bài Quốc ca Việt Nam.
- Gv gọi 2 Hs lên hát lại lời 2 bài Quốc ca Việt Nam. Và hỏi:
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Học hát Bài ca đi học lời 1.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu làm quen với bài hát, học các bước đề hát đúng bài hát.
a) Giới thiệu bài
- Gv mô tả cảnh buổi sáng học sinh đến trường trong niềm vui cùng bạn bè.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
- Gv cho Hs nghe băng bài hát: Bài ca đi học.
b) Dạy hát.
- Gv cho hs tập đọc lời ca: Dùng bảng phụ chép sẵn lời bài hát. Sau đó cho Hs đọc đồng thanh lời 1 của bài hát
Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh.
Đàn bướm phơi phớt lướt trên cành hoa rung rinh.
Bầy chim xinh xinh hót vang lùm cây xanh xanh.
Chào đó chúng em mau bước chân nhanh tới trường.
- Gv dạy hát từng câu đến hết lời 1.
- Gv hát mẫu hoặc đánh đàn từng câu rồi đếm phách cho Hs hát theo.
+ Dạy xong câu 3 cho Hs hát lại câu 1.
+ Dạy xong lời 1 có thể cho Hs vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
c)Luyện tập.
- Gv cho Hs hát lại 3 – 4 lần.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm, lần lượt mỗi nhóm hát một câu nối tiếp nhau chính xác, nhịp nhàng.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm.
- Mục tiêu: Giúp Hs hát và biết gõ đệm đúng.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm :
+ Nhóm 1 hát.
+ Nhóm 2 gõ đệm theo phách.
- Sau đó Gv cho Hs thi đua với nhau.
- Gv nhận xét.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs lắng nghe.
Hs quan sát.
Hs nghe băng nhạc.
Hs đọc lời ca.
Hs lắng nghe từng câu
Hs hát theo Gv.
Hs tập hát lại.
Hs vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu.
Hs tập hát lại.
Các nhóm lần lượt hát từng câu nối tiếp.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Nhóm 1 hát.
Nhóm 2 gõ đệm.
Hai nhóm thi với nhau.
Hs nhận xét.
Tổng kềt – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Bài ca đi học.
Nhận xét bài học.
Thủ công
GẤP CON ẾCH
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết cách gấp con ếch đúng qui trình
2. Kĩ năng: HS gấp nhanh, đúng, dẹp có trang trí phụ
3. Thái độ: Tạo hứng thú ,yêu thích lao động
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu con ếch có kích thước lớn,giấy màu,kéo,
-Bảng quy trình gấp con ếch
III.CÁC HỌAT ĐỘNG:
Khỡi động: (1’)
Bài cũ: Gấp tàu thủy 2 ống khói (4’)
- Nêu các bước gấp tàu thủy?
 - Nhận xét bài chấm
 3. Các họat động:
 Gv giới thiệu và ghi tựa bài;
* HĐ1: Quan sát vật mẫu (10’)
-Mục tiêu:HS Nắm được các đặc điểm con ếch
-Phương pháp:Trực quan,vấn đáp ,thảo luận
-Cách tiến hành:
.GV giới thiệu mẫu con each gấp bằng giấy
.Hỏi:Con ếch gồm mấy phần ?
.Liên hệ thực tế về hình dạng và ích lợi
Yêu cấu 1 hs lên mở dần hình gấp
.Gợi ý phần đầu giống gấp máy bay đuôi rời
*HĐ2: Hướng dẫn gấp (20’)
- Mục tiêu:Hs nắm được các bước gấp
- Phương pháp:trực quan, vấn đáp.động não
- Cách tiến hành :
- GV hõi quy trình gấp gồm mấy bước?
+ Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông
 .Cắt tờ giấy hình vuông có kích thước như bài trước
+ Bước 2:Gấp tạo 2 chân trước con ếch 
 Các ký hiệu ở hình 2 cho biết gì?
 Gv làm mẫu hình 3: lật mặt sau theo đường chéo của hình vuông 
- Nhìn kí hiệu hình 3, em sẽ thực hiện như thế nào để gấp hình 4 ?
- GV gọi HS lên thực hiện và lớp nhận xét 
- Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu hình 4 và nêu cách gấp hịnh 5 .hình 6, hình7
- GV chốt lại cách gấp tạo 2 chân trước
- Bước 3:Gấp tạo 2 chân sau và thân con ếch
- Từ hình 7 làm thế nào có hình 8?
. Gợi ý :lật mặt sau của hình 7, gấp 2 cạnh bên của hình tam giác vào sao cho 2 mép giấy trùng với 2 mép gấp rồi miết nhẹ
- Làm thế nào để gấp được 2 chân ếch?
. Gv gấp mẫu hình 9 và 10 
. Yêu cầu thảo luận nêu cách gấp hinh11 và 12
- GV chốt lại cách gấp và ghi bảng
. Làm mẫu tòan bộ quy trình
4. Củng cố:(4’)
Trò chơi Thi khéo tay
- GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm 1 bạn –
- GV phát mỗi nhóm 1 tờ giấy thực hiện xong lên dán bảng
- Nhận xét và tuyên dương
5 Dặn dò(1’)
- Về tập gấp và chuẩn bị thực hành
- Nhận xét:
- Hđ lớp. Cá nhân
- Hs quan sát vật mẫu
- Gồm 3 phần: đầu ,mình chân
- Hs nêu
- 1 hs lên thực hiện
- HS quan sát bảng quy trình
- HS theo dõi
- Gấp tờ giấy tạo hình vuông
- Hs theo dõi
- Gấp 2 nửa cạnh đáy về phía trước và phía sau theo đường dấu
- HS nêu và so sánh
- HS quan sát và nêu 
- HS theo dõi
- Thảo luận nhóm đôi
- Hs nhắc lại bảng quy trình
- Đại diện mỗi nhóm1 bạn thi đua 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 03.doc