Kiến thức
- Nêu được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST.
- Biết được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n - 1)
- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.
2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát hình phát hiện kiến thức.
- Phát triển tư duy phân tích, so sánh.
Ngày soạn: 01. 11. 2010 Ngày giảng 11. 2010 Tiết 24 - Bài 23 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể I. Mục tiêu. 1. Kiến thức - Nêu được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST. - Biết được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n - 1) - Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát hình phát hiện kiến thức. - Phát triển tư duy phân tích, so sánh. II. Đồ dùng dạy học. 1. Giáo viên: Hình.23. 1. 2 2. Học sinh: III. Phương pháp: quan sát, đàm thoại, IV.Tổ chức dạy học. 1. ổn định(1phút) 9A1 / . ; 9A2 /., 9A3 /., 9A4 /., 9A5 /. 2. Kiểm tra( Kiểm tra kiến thức cũ) (4 Phút). ?. Thế nào là cặp nhiễm sắc thể tương đồng.(Cùng kích thước, hình dạng). ?. Phân biệt bộ NST lưỡng bộ và đơn bội (lưỡng bội(2n), Đơn bội(n)) 3. Bài mới * Mở bài. Đột biến cấu trúc NST đa số gây hại cho bản thân SV và con người. Vậy đột biến số lượng NST có vai trò như thế nào. HĐ1. Tìm hiểu hiện tượng di bội thể(15 phút). -Mục tiêu: HS trình bày những đặc điểm khác nhau giữa thể 3 NST và thể lưỡng bội. Hoạt động dạy và học Nội dung - Yêu cầu nghiên cứu ă mục 1, ghi nhớ KT → trả lời. ?. Sự biến đổi số lượng ở cặp NST thấy ở những dạng nào?(Các dạng: 2n + 1, 2n - 1) ?. Thế nào là hiện tượng dị bội thể?(Hiện tượng thêm hoặc mất 1 NST ở một cặp nào đóDị bội thể). - GV chốt ghi bảng và bổ xung thêm: Có thể có một số cặp NST tương đồng bị mất → tạo ra dạng khác 2n-1 hoặc 2n 2. - Yêu cầu quan sát H23.1→làm bài tập phần ∇ Tr.67. - HS độc lập quan sát H23.1, so sánh rút ra KT. + Kích thước: Lớn VI + Gai dài hơn: II, III, IV. - 1 - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ xung. ?. Hiện tượng dị bội thể gây biến đổi ở kiểu hình ntn. ( Thay đổi kích thước, độ lớn, hình dạng...) - GV chốt. Hiện tượng dị bội thể gây biến đổi hình thái, kích thước I. Hiện tượng dị bội thể. - Là đột biến thêm họăc mất 1 nhiễm sắc thể ở một cặp nhiễm sắc thể nào đó. - Các dạng: 2n + 1 , 2n - 1. HĐ2. Tìm hiểu sự phát sinh thể dị bội(20 phút). -Mục tiêu: HS trình bày cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm và nêu được hậu quả của đột biến số lượng NST - Yêu cầu quan sát H 23. 2→ thảo luận câu hỏi phần bài tập SGK - 68. - HS quan sát hình → thảo luận nhóm rút ra kết luận. ?. Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong: +Trường hợp bình thường?(Mỗi giao tử có 1 NST) +Trường hợp bị rối loạn phân bào? (Rối loạn: 1 giao tử có 2 NST, 1 giao tử không có NST nào). ?. Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh→ hợp tử có số lượng ntn.(Hợp tử có 3 NST hoặc 1NST). ?. Giải thích sự hình thành các thể dị bội 2n+1, 2n-1. - GV treo hình vẽ 23.2→ KL cơ chế hình thành thể dị bội - GV thông báo: ở người tăng thêm 1 nhiễm sắc thể ở cặp NST 21→gây bệnh đao....và 1 số VD khác. ?. Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể? - Cho đọc kết luận SGK II. Sự phát sinh thể dị bội. * Cơ chế phát sinh thể dị bội - Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân ly→1 giao tử mang 2 NST và 1 giao tử không mang NST nào. - Khi thụ tinh: Hợp tử mang 1 NST(2n-1), Hợp tử mang 3 NST (2n+1) * Hậu quả: Gây biến đổi hình thái (hình dạng,Kích thước, màu sắc...) ở TV hoặc gây ra bệnh NST. 4. Tổng kết(4 phút) ?. Sự biến đổi số lượngNST ở 1 cặp NST thường thấy ở những dạng nào. ?. Hãy nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể. 5. Hướng dẫn về nhà(1phút) : Nghiên cứu bài 24 - Kẻ phiếu học tập: Đối tượng quan sát Đặc điểm Mức bội thể Kích thước cơ quan 1. Tế bào cây rêu 2. Cây cà độc dược 3. ................. 4...................
Tài liệu đính kèm: