Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 15 Năm 2011

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 15 Năm 2011

 1. Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật

- Kể được các loại vi phạm pháp luật

- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí

- Kể được các loại trách nhiệm pháp lí

 2. Về kĩ năng:

 - Phân biệt được các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí

- Hình thành ưý thức tôn trọng pháp luật , nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

- Tích cực ngăn ngừa đấu tranh với các vi phạm pháp luật

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Bài 15 Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:8/3/2011
 Ngày dạy: 15/3/2011
Tiết 27 - Bài 15:
Vi phạm pháp luật và 
trách nhiệm pháp lí của công dân
I.Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức: 
Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
Kể được các loại vi phạm pháp luật
Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí
Kể được các loại trách nhiệm pháp lí
 2. Về kĩ năng:
 - Phân biệt được các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí
Hình thành ‏ưý thức tôn trọng pháp luật , nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật 
Tích cực ngăn ngừa đấu tranh với các vi phạm pháp luật
 3. Về thái độ:
 - Tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước; 
 - Phê phán các hành vi vi phạm phpas luật.
Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật 
Phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách ứng xử phù hợp
II.Tài liệu và phương tiện dạy học:
Giáo viên: 
Sổ tay kiến thức pháp luật , bảng phụ 
Bộ luật hình sự 1999, Luật hôn nhân giai đình năm 2000 , Luật giao thông đường bộ, pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2000
Sưu tầm các bài báo liên quan đến vi phạm pháp luật
Tranh ảnh
2. Học sinh: 
Đọc trước bài mới
Sưu tầm câu chuyện về vi phạm pháp luật
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:	
 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài mới.
 2. Giới thiệu bài 
 GV yêu cầu HS nêu VD về vi phạm pháp luật đối với lao động chưa thành niên -> phân tích đúng , sai -> GV kết luận : Vi phạm pháp luật là một hiện tượng trong đời sống xã hội. Để xác định được những hành vi vi phạm pháp luật và có biện pháp xử lí phù hợp -> Bài 25 tiết 1.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Tìm hiểu một số tình huống.
Mục tiêu 1 : HS bước dầu hiểu khái niệm vi phạm pháp luật 
Phương pháp : Hỏi và trả lời ; động não
- GV đưa VD lên bảng phụ 
1. A rất ghét B và có ý định sẽ đánh B một trận thật đau cho bõ ghét 
2. Một người uống rượu say đi xe máy và gây tai nạn 
3. Một em bé lên 5 tuổi , nghịch lửa làm cháy một số đồ gỗ bên cạnh nhà bên 
H: Các hành vi trên có vi phạm pháp luật không ? Vì sao ?
- GV nhận xét và giải thích đúng, sai.
- GV giới thiệu K1 Đ103 BLHS 
- GV giới thiệu các dấu hiệu nhận biết hành vi vi phạm pháp luật lên bảng phụ 
H: Thế nào là hành vi vi phạm pháp luật ?
H: Vậy vi phạm pháp luật có mấy yếu tố tạo thành ?
- GV giải thích khái niệm 
H: Thế nào là quan hệ xã hội?
H: Quan hệ pháp luật là gì ?
- GV nhắc nhở HS có ý thức tự giác chấp hành pháp luật 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
Mục tiêu 2 : rút ra các loại vi phạm pháp luật 
Phương pháp : Thảo luận nhóm
H : Yêu cầu HS đọc ĐVĐ
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo câu hỏi và cột sau :
- HS quan sát và đọc bài
- HS suy nghĩ trả lời
- HS nghe giảng
- HS đọc điều luật
- HS nghe giảng
- HS dựa NDBH trả lời
- HS dựa vào SGK trả lời:
4 yếu tố -> dựa vào khái niệm
- HS nghe giảng
- HS suy nghĩ và trả lời: Là những quan hệ xuất hiện trong quá trình hoạt động XH của con người 
- HS suy nghĩ và trả lời: Là các quan hệ XH được PL điều chỉnh. Các bên tham gia quan hệ đó có quyền và nghĩa vụ do PL quy định 
- HS nghe giảng
- HS đọc bài 
- HS thảo luận nhóm
I. Đặt vấn đề
- Hành vi 1, 3 không vi phạm PL
+ Hành vi 1: ý định 
+ Hành vi 3: Chưa đủ năng lực trách nhiệm PL
II. Nội dung bài học 
1. Thế nào là vi phạm pháp luật ?
- SGK/52
Hành vi
Nhận xét
Người thực hiện
Hậu quả
Phân loại vi phạm
Đúng
Sai
Có lỗi
Ko có lỗi
1
2
..
6
- GV nhận xét, đánh giá và giải thích từng hành vi .
H: Yêu cầu HS đọc các loại vi phạm pháp luật? 
- GV kẻ tiếp cột 5
H: Yêu cầu HS lên điền các loại vi pháp luật ?
- GV chốt ý đúng
H: Lấy VD liên hệ về các loại vi phạm pháp luật mà em biết?
- GV giới thiệu Đ6 và Đ7 pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 và Đ12, 13 BLHS 1999 trên bảng phụ 
? Kể các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế.
GV: Buôn lậu, khai man, trốn thuế, gian lận thuế cũng là vi phạm pháp luật. Tuỳ theo mức độ và hành vi vi phạm mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập 
Mục tiêu 3: HS vận dụng kiến thức vào làm BT
Phương pháp: Động não.
GV đưa bài tập lên bảng phụ 
H: Hoàn thành ô trống sau sao cho đúng ?
- HS nghe giảng
- HS đọc bài
- HS lên điền 
- HS nghe giảng
- HS lấy VD
- HS đọc và tham khảo
- HS lấy VD: trốn thuế; nộp thuế không đúng hạn; đóng thuế không đủ..
* Các loại vi phạm pháp luật
- SGK/53
+ VPHS: Giết người , cướp của
+ VPHC: Lấn chiếm vỉa hè.
+ VPDS: Xâm phạm bản quyền tác giả
+ VPKL: Quay cóp bài kiểm tra
III- Luyện tập
Là hành vi trái pháp luật
Vi phạm 
pháp luật
Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
H: Yêu cầu HS làm bài 1/25
- GV nhận xét và cho điểm 
- HS làm bài 
Bài1/55
- VPPLHC: 4 , 7
- VPPLDS: 1 , 2
- VPPLHS: 3
- VPPLKL: 5 , 6
4- Củng cố:
? Định nghĩa nào dưới đây là đúng vầ vi phạm pháp luật( Chọn câu trả lời đúng nhất)
A, Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và CD
B, Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
C, Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội đuxocj pháp luật bảo vệ
D, Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người lớn thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
5- Hướng dẫn học ở nhà 
- Học thuộc bài cũ
- Làm các bài tập vở bài tập ( tiết 1)
 - Sưu tầm các bài báo liên quan đến trách nhiệm pháp lí của công dân . 
 - Nghiên cứu mục 2 NDBH
Ngày soạn: 8/3/2011
Ngày dạy: 15/3/2011
Tiết 28- Bài 15:
Vi phạm pháp luật và 
 trách nhiệm pháp lí của công dân
I.Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức: 
Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
Kể được các loại vi phạm pháp luật
Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí
Kể được các loại trách nhiệm pháp lí
 2. Về kĩ năng:
 - Phân biệt được các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí
Hình thành ‏ưý thức tôn trọng pháp luật , nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật 
Tích cực ngăn ngừa đấu tranh với các vi phạm pháp luật
 3. Về thái độ:
 - Tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước; 
 - Phê phán các hành vi vi phạm phpas luật.
Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật 
Phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách ứng xử phù hợp
II.Tài liệu và phương tiện dạy học:
1.Giáo viên: 
Sổ tay kiến thức pháp luật , bảng phụ 
Bộ luật hình sự 1999, Luật hôn nhân giai đình năm 2000 , Luật giao thông đường bộ, pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2000
Sưu tầm các bài báo liên quan đến vi phạm pháp luật
Bảng phụ; phiếu học tập
Tranh ảnh
2. Học sinh: 
Đọc trước bài mới
Sưu tầm câu chuyện về vi phạm pháp luật
III. các hoạt động dạy và học chủ yếu:	
 1. Kiểm tra bài cũ : Vi phạm pháp luật là gì ? Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
 - Làm bài tập 1SGK /55
 2. Giới thiệu bài: 
 Qua kiểm tra bài cũ GV dẫn dắt :Với những hành vi vi phạm trên thì biện pháp xử lí như thế nào ? Người vi phạm phải chịu trách nhiệm ra sao ? -> tiết 2 bài 15
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiếp phần ĐVĐ .
Mục tiêu 1: HDHS tìm hiểu khái niệm trách nhiệm pháp lí 
Phương pháp: Thảo luận nhóm
- GV kẻ thêm cột “ biện pháp xử lí “ trên bảng phụ 
- GV chia lớp theo 3 nhóm thảo luận:
- HS đọc ĐVĐ
- HS quan sát 
- HS thảo luận theo 3 nhóm
I. Đặt vấn đề 
Hành vi
Loại vi phạm
Biện pháp xử lí
Loại trách nhiệm pháp lí
1
Hành chính
Xử phạt hành chính
Hành chính
2
Hình sự
Hình phạt của BLHS
Hình sự
3
Không
Không
Không
4
Hình sự
Hình phạt của BLHS
Hình sự
5
Dân sự
Bồi thường dân sự
Dân sự
6
Kỉ luật
Phê bình , bồi thường
Kỉ luật
H: Vậy theo em , biện pháp xử lí có phải là trách nhiệm pháp lí mà công dân phải chịu không ?
H: Trách nhiệm pháp lí là gì?
- GV: Chỉ có những người vi phạm pháp luật mới phải chịu trách nhiệm pháp lí . Chỉ có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới được áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật 
H: Hãy kể tên các loại trách nhiệm pháp lí ?
- GV kẻ thêm cột “các loại trách nhiệm pháp lí “ trên bảng phụ
H: Yêu cầu HS lên điền vào cột 4? 
- GV giải thích từng loại trách nhiệm pháp lí và yêu cầu HS lấy VD , đọc các bài báo tham khảo để tìm hiểu các cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm pháp luật 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm của công dân 
Mục tiêu 2: HS thấy được sự thiết của trách nhiệm pháp lí và có ý thức tôn trọng PL
Phương pháp: Hỏi và trả lời
H: Vì sao Nhà nước quy định chế độ trách nhiệm pháp lí ?
H: Trách nhiệm pháp lí có phải là hình phạt không? Nêu một vài biện pháp của trách nhiệm pháp lí ?
- GV: Trách nhiệm pháp lí là những biện pháp cưỡng chế bắt buộc do Nhà nước quy định mà người có hành vi VPPL gành chịu . Trách nhiệm pháp lí bao gồm cả hình phạt nhưng không phải chỉ có hình phạt mà gồm cả những hình thức xử lí khác . Hình phạt chỉ là một trong những biện pháp của trách nhiệm pháp lí. VD trong trách nhiệm hình sự có hình phạt và các biện pháp tư pháp khác như bắt buộc chữa bệnh, tịch thu vật , tiền liên quan đến tội phạm
H: Công dân phải có trách nhiệm gì qua bài học trên ?
Lấy vD về các việc làm thể hiện tôn trọng pháp luật.
 Liên hệ đến bản thân em ?
GV: Buôn lậu, khai man, trốn thuế, gian lận thuế cũng là vi phạm pháp luật. Tuỳ theo mức độ và hành vi vi phạm mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.Vì vậy đóng thuế đầy đủ cũng là việc làm tôn trọng PL.
H: Yêu cầu HS đọc Đ12 HP 1992 ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
Mục tiêu 3: HS biết vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập.
Phương pháp: Hỏi và trả lời; thảo luận nhóm
- Gọi HS đọc và làm bài tập 2.
H: Yêu cầu HS làm bài 3/55 và bài 5/56
- GV nhận xét và cho điểm 
- GV cho HS thảo luận nhóm BT 6( SGK/56)
H: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức bài học cần nhớ ?
- GV: CD có quyền và nghĩa vụ thực hiện HP, PL Nhà nước quy định . Là CD tương lai của đất nước ngay từ khi còn là HS , chúng ta phải nắm vững và hiểu biết về HP, PL , có trách nhiệm tuyên truyền mọi người thực hiện , có cuộc sống lành mạnh , tránh xa các tệ nạn XH
- HS trả lời 
- HS dựa NDBH trả lời
- HS nghe giảng
- HS dựa vào sgk trả lời
- HS quan sát 
- HS lên bảng làm bài 
- HS nghe giảng 
- HS lấy VD
- HS đọc các bài báo tham khảo 
- HS suy nghĩ và trả lời
- HS suy nghĩ và trả lời
- HS nghe giảng
- HS suy nghĩ trả lời
- HS liên hệ.
- HS nghe giảng.
- HS đọc Đ12 HP1992
- HS đọc và làm bài.
- HS làm bài.
- HS trao đổi thảo luận.
- HS trả lời
- HS nghe giảng
II. Nội dung bài học
2. Trách nhiệm pháp lí
a. Khái niệm: Là nghĩa vụ đặc biệt mà các tổ chức, cá nhân, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định.
b. Các loại trách nhiệm pháp lí:
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm hành chính
- Trách nhiệm dân sự
- Trách nhiệm kỉ luật
c. ý nghĩa 
- Trừng phạt , ngăn ngừa , cải tạo người vi phạm pháp luật , giáo dục họ ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật 
- Hình thành , bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân
3. Trách nhiệm của công dân, học sinh
* Đối với CD:
- Nghiêm chỉnh chấp hành PL..
* Đối với HS:
- Tuyên truyền cho mọi người thực hiện tốt các HP, PL
- Có lối sống lành mạnh , học tập và lao động tốt .
III- Bài tập
Bài tập 2.
- Trường hợp b vì em bé mới lên 5 tuổi chưa ý thức được hành vi mình làm.
Bài 3/55
- Đáp án : a
Bài 5/56
- Đáp án : c , e
Bài tập 6.
* Giống: Là những quạn hệ XH, qhệ XH này được pl điều chỉnh nhằm làm cho qhệ XH ngày càng tốt đẹp
- Mọi người đều hiểu và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và PL đưa ra.
* Khác
Đạo đức
- Bằng tác động của dân sự XH
- Lương tâm cắn dứt
Pháp luật
- Bắt buộc thực hiện
- P2 cưỡng chế của NN
4- Củng cố:- GV phát phiếu học tập
Có những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây theo quy định của pháp luật
A, Trách nhiệm hành chính
B, Trách nhiệm dân sự
C, Trách nhiệm lao động
D, Trách nhiệm bảo vệ môi trường
Đ, Trách nhiệm hình sự
E, Trách nhiệm kỉ luật
F, Trách nhiệm bảo vệ trẻ em
H, Trách nhiệm đóng thuế đầy đủ.
5. Hướng dẫn học ở nhà 
- Học thuộc bài cũ 
- Làm các bài tập ở VBT
- Chuẩn bị Bài 16: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân
 + Tìm hiểu ĐVĐ theo câu hỏi SGK
 + Xem lại các kiến thức nói về quyền của công dân từ lớp 6, 7, 8 
 + Một số điều Hiến pháp 1992

Tài liệu đính kèm:

  • docCD_9_-_Bai_15.doc